a) Mục tiêu
Bảo đảm quy hoạch sử dụng đất đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Làm
cơ sở cho điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị và quy hoạch mới các xã, thị trấn; quy hoạch sử dụng đất chuyên ngành: nông nghiệp,
lâm nghiệp, các dự án đầu tư phát triển các loại cây trồng, vật nuôi,...
Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong quá trình quản lý, điều
hành phù hợp với kế hoạch đề ra; đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện tại và tương lai
của các ngành trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
b) Nội dung
- Bố trí tối ưu nhu cầu sử dụng đất cho các dự án, công trình đã được ghi
trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành, lĩnh
vực, điều chỉnh các quy hoạch đã có khi cần thiết có tính đến hậu quả của biến đổi khí hậu .
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu
cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu: Diện tích trồng lúa chỉ ở những vùng
được tưới chủ động từ các công trình thủy lợi. Diện tích còn lại tập trung bố trí
trồng cây trồng có giá trị kinh tế cao như bắp lai, thuốc lá, mía, đậu các loại... và trồng cỏ thâm canh chăn nuôi gia súc.
49
- Ưu tiên bố trí quy hoạch sử dụng đất đối với các công trình thủy lợi
nhằm mở rộng đất nông nghiệp và đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất .
- Các chương trình, dự án nghiên cứu trọng điểm, nhất là nghiên cứu các
giải pháp ngăn chặn suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên đất theo hướng phát triển bền vững.
- Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch đất cho các đô thị, khu vực dân cư trên các vùng núi, đặc biệt những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ lụt, sạt lở đất và nước biển dâng.
- Góp phần quản lý chặt chẽ vốn tài nguyên đất, làm cơ sở để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,... Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, phát triển các dự án,
hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Ổn định và phát triển các khu dân cư nông thôn, đô thị; xây dựng các khu công nghiệp tập trung,.... Nâng cao đời sống văn hóa, xã hội; thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nhằm nâng cao khả năng thích ứng hoạt động sản xuất nông nghiệp với
biến đổi khí hậu góp phần làm tăng tính bền vững trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
c) Các giải pháp thực hiện
- Tích cực chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp với đặc thù của địa phương là vẫn giữ được lợi thế về sản xuất lương thực, thuỷ sản đồng thời phải đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.
- Bố trí quy hoạch thành các tiểu vùng gắn với yêu cầu đầu tư thuỷ lợi để
sản xuất 03 vụ, 02 vụ, các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông sản hàng hoá, vừa đảm bảo tiêu thụ nội địa vừa đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Nâng dần giá trị
sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp sao cho cao hơn mức bình quân
phải phù hợp với quy hoạch thuỷ lợi chung của khu vực Trung Trung Bộ, gắn
chặt với phát triển dân cư và giao thông nông thôn.
- Đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trong sử dụng đất, bao đê kiểm soát
lũ triệt để. Trồng rừng để phủ nhanh toàn bộ đất đồi núi chưa sử dụng và các loại đất có khả năng trồng rừng để chống rửa trôi, xói mòn, phục hồi hệ sinh thái
rừng đồi núi và rừng ngập nước đồng bằng.
- Ban hành các chính sách thông thoáng, ưu đãi; thủ tục hành chính phải
nhanh, gọn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh cũng như nhà đầu tư n-
ước ngoài đầu tư vốn khai thác tiềm năng đất đai vào phát triển sản xuất nông - lâm - thủy sản; công nghiệp; du lịch và dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm, tăng
nguồn thu cho ngân sách địa phương và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Phát triển kinh tế phải gắn liền phát triển xã hội, xây dựng hạ tầng, phúc
lợi công cộng để phục vụ sản xuất, dân sinh theo phương châm “sống chung với
lũ” với những giải pháp cơ bản để sinh sống, khai thác mặt lợi nhằm sản xuất an toàn trong mùa nước nổi.
- Đầu tư quỹ đất để giải quyết dứt điểm nhà ngập lũ, nhà tạm bợ, nhà vi phạm hành lang sông rạch.
d) Khả năng lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển
- Các chương trình, dự án nhằm triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất (đã điều chỉnh) của tỉnh địa phương đã được Chính phủ phê duyệt, phục vụ kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2001-2010 + Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường .
+ Cơ quan phối hợp thực hiên:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch.
3.2.6. Đối với ngành công nghiệp và năng lượng
a) Mục tiêu
Góp phần bảo đảm nguồn năng lượng cho phát triển và sử dụng năng lượng hợp lý, hiệu quả và hạn chế phát thải khí nhà kính.
51
Phát triển công nghiệp xác định là nhiệm vụ trọng tâm và tiếp tục phát
triển ở tốc độ cao trong những năm tới, từng bước thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường để chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng
và chiếm tỉ trọng cao. Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất, xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
c) Các giải pháp thực hiện
- Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn năng lượng theo hướng tiết kiệm.
- Khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như
thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời...
- Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt, trong giao thông vận tải, trong sản
xuất và chiếu sáng công cộng.
- Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ: sử dụng tiết kiệm, bảo tồn năng lượng phải được cải thiện và nâng
cao hơn nữa trong tương lai.
d) Khả năng lồng ghép vào các chương trình dự án phát triển
- Chương trình tiết kiệm năng lượng.
- Chương trình sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
- Chương trình hiệu quả năng lượng và phát triển năng lượng nông thôn.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương + Cơ quan phối hợp thực hiên:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Điện lực.
3.2.7. Đối với ngành Giao thông vận tải
a) Mục tiêu
Giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải.
b) Nội dung
Định hướng của ngành giao thông vận tải là phát triển kết cấu hạ tầng đi đôi với phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển cả phương tiện và
bảo vận chuyển hàng hóa phục vụ các khu công nghiệp và khu du lịch, nâng cấp
mở rộng các tuyến đường, xây dựng địa phương trở thành điểm dừng của các phương tiện liên tỉnh.
c) Các giải pháp thực hiện
- Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông vận tải ở các vùng thường
bị đe dọa bởi lũ, lụt và nước biển dâng.
- Khuyến khích phát triển các loại phương tiện sử dụng ít hoặc không sử
dụng nhiên liệu hóa thạch, đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu tái tạo trong các phương tiện vận tải.
- Rút ngắn lộ trình của các phương tiện giao thông bằng cách rút ngắn
ngày làm việc, cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm nhu cầu đi lại, tăng cường sử dụng liên lạc viễn thông.
- Một số biện pháp đảm bảo giao thông phòng khi đất bị ngập tăng lên: + Khi xây dựng công trình giao thông cần chú ý mực nước biển dâng mỗi năm khoảng 3cm, và tới năm 2100 sẽ tăng khoảng 70cm so với mực nước biển năm 1990 để lựa chọn giải pháp công trình cho phù hợp ngay từ khâu khảo sát,
lập dự án.
+ Trong điều kiện kinh tế cho phép từng bước kiên cố hoá hoặc trồng cây
xanh, thảm thực vật để bảo vệ nền đường, mố cầu.
+ Khi quy hoạch hoặc xây dựng đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn cần chú ý đến tác động của thay đổi khí hậu, chú trọng biện pháp tiêu thoát
nước nhất là vào mùa lũ.
- Bố trí hợp lý quy hoạch sử dụng đất cho khu vực làm việc và khu nhà ở trong các đô thị, khu công nghiệp và cụm công nghiệp với mục đích rút ngắn
thời gian hoạt động của các phương tiện đi lại. Khi xây dựng các công trình, đặc
biệt là các công trình gần với lưu vực sông cần phải tính toán thủy văn, thủy
triều chính xác để tránh gây ngập lụt, nước biển dâng trong vùng dự án. Các cơ
sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải phải
53
quản lý về môi trường thẩm định. Tăng cường sự kiểm soát sự phát thải như
kiểm tra sự thải khói, kiểm định kỹ thuật máy móc. Biện pháp này hiện nay đã
có nhưng còn yếu và vận hành chưa tốt. Biện pháp này rất quan trọng nhằm hạn
chế lượng khói thải từ nguồn di động.
- Biện pháp giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
lĩnh vực giao thông vận tải. Phát triển giao thông công cộng để giảm bớt lưu lượng xe và khí thải. Khuyến khích phát triển các loại phương tiện sử dụng ít hoặc không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng
nhiên liệu tái tạo trong các phương tiện vận tải. Rút ngắn lộ trình của các phương tiện giao thông bằng cách cải cách các thủ tục hành chính nhằm giảm
nhu cầu đi lại, tăng cường sử dụng liên lạc viễn thông.
d) Khả năng lồng ghép vào các chương trình, dự án
- Chương trình phát triển giao thông vận tải nông thôn, miền núi.
- Chương trình tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải.
- Chương trình phòng chống thiên tai
+ Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Vận tải + Cơ quan phối hợp thực hiện:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Trung
tâm dự báo KTTV An Giang.
3.2.8. Đối với sức khỏe cộng đồng
a) Mục tiêu
Tăng cường và mở rộng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng
thích ứng với biển đổi khí hậu.
b) Nội dung
Thực hiện tốt quy hoạch phát triển mạng lưới y tế đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Phát hiện và khống chế dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh an toàn thực
phẩm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, người cao tuổi và cac hoạt động điều trị, chăm sóc sức khỏe vùng sâu, vùng khó khăn.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ y tế theo hướng đa dạng hóa về khám chữa
bệnh chất lượng cao.Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế.
c) Các giải pháp thực hiện
- Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn. - Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về những tổn hại đến sức khỏe do tác động của biến đổi khí hậu và biện pháp phòng tránh.
- Tăng cường công tác theo dõi và giám sát dịch bệnh phát sinh do khí
hậu, thời tiết thay đổi cực đoan.
- Các giải pháp can thiệp y tế khi cần thiết và ở những nơi có điệu kiện chưa tốt.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa. Hình thức tuyên truyền đa dạng, có chiều sâu và được phổ biến đến tận người dân ở mọi địa bàn trong tỉnh.
- Tăng cường đầu tư nguồn lực cho y tế công lập.
- Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng thông thoáng hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân
tham gia vào các hoạt động xã hội hóa y tế của địa phương.
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về y tế.
- Phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động và trách nhiệm của Sở Y tế, các
huyện, thàng phố đối với lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân. Tăng cường kiểm
soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
d) Khả năng lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển
- Chương trình xã hội hóa các hoạt động y tế cộng đồng.
- Chương trình quốc gia về y tế.
- Chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế
55
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội chữ thập đỏ
và các Hội đoàn thể địa phương.
3.2.9. Đối với lĩnh vực tuyên truyền, vận động, giáo dục và tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu lực ứng phó với biến đổi khí hậu
a) Mục tiêu
Nâng cao nhận thức cộng đồng bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác động của biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó.
d) Nội dung
Nâng cao chất lượng thông tin trên báo, đài phục vụ kịp thời cho sự lãnh
đạo chính quyền các cấp, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu trong và ngoài
nước cho mọi tầng lớp nhân dân biết. Đẩy mạnh hoạt động phát thanh, truyền
hình, xã hội hóa hoạt động văn hóa thông tin nhằm huy động có hiệu quả cá
nhân, tổ chức tham gia xây dựng và phát triển văn hóa. Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận động quần chúng
tham gia các phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình, an ninh quốc
phòng.
c) Các giải pháp thực hiện
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục môi trường.
-Giảng dạy ngoại khóa về biến đổi khí hậu, những tác động có hại và các giải pháp thích ứng trong các trường phổ thông trong hệ thống giáo dục trong
tỉnh.
-Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về biến đổi khí
hậu và phát triển bền vững. Tuyên truyền các giải pháp chiến lược ứng phó với
với Biến đổi khí hậu, điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp
với môi trường, khí hậu thay đổi, nhằm ứng phó với những tác động hiện tại
hoặc tương lai.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch liên tịch với các ngành kế hoạch, giáo
dục, y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn
về biến đổi khí hậu. Tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn, các cuộc thi sáng tác ca
khúc về môi trường, sáng tác kịch bản, in ấn tài liệu, tờ rơi, phát thanh xe loa, hỗ
trợ công tác phí cho cán bộ các cấp tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền
nâng cao kiến thức cộng đồng và các biện pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi