Phân tích lợi nhuận của công ty qua các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Một phần của tài liệu bài 1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO lợi NHUẬN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG NGỌC TUẤN (Trang 43 - 53)

7: CẤU TRÚC ĐỀ CƯƠNG

2.2.2.2. Phân tích lợi nhuận của công ty qua các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Phân tích lợi nhuận qua tác động của yếu tố đòn bẩy hoạt động

Là công ty xây dựng và tư vấn xây dựng nên chi phí cố định cho sản xuất kinh doanh là tương đối lớn. Vì vậy việc tác động của các loại chi phí này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trong chính sách của công ty trong những năm vừa qua trên thực tế cũng đã mang lại nhiều dấu hiệu tích cực để khuếch đại lợi nhuận. Để phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận, ta có bảng sau:

Bảng 7:Kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí STT Chỉ tiêu 2010 % 2011 % 2012 % 1 Tổng doanh thu 39,556,941,698 100% 61,443,171,657 100% 96,958,164,573 100% 2 Tổng biến phí 33,358,199,654 84% 52,207,643,526 85% 86743852026 89% 3 Số dư đảm phí 6,198,742,044 16% 9,235,528,131 15% 10,214,312,547 11% 4 Định phí 2,620,871,903 3,976,052,575 4372579328

5 Lợi nhuận hoạt động 3,577,870,141 5,259,475,556 5,841,733,219

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy khi doanh thu tăng từ 39,556,941,698 lên 61,443,171,657 của năm 2011 so với năm 2010 tăng 55.3% thì biến phí cũng tăng với tỷ lệ tương ứng là 57% do vậy nên định phí chỉ tăng 51%, tốc độ tăng biến phí lớn hơn tốc đọ tăng doanh thu là 4.7% dẫn đến tỷ trọng biến phí trong doanh thu tăng từ 84% leenn 85% trong năm 2011 từ đó tỷ trọng số dư đảm phí từ đó cũng giảm từ 16% xuống 15%. Tương tự đối với năm 2012 doanh thu tăng với tốc dộ là 57,8% làm cho tổng biến phí cũng tăng lên 66.2% nên tỷ trọng biến phí trong doanh thu từ đó cũng tăng từ 85% lên 89%, làm giảm tỷ lệ số dư đảm phí xuống từ 16% xuống còn 11%.

Tỷ lệ số dư đảm phí giảm sẽ có tác động lên đòn bẩy hoạt động. Cụ thể tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 8: Độ bẩy hoạt động trong 3 năm 2010-2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

DOL 1.73 1.76 1.75

Nhận thấy: Độ bẩy hoạt động của cả 3 năm đều dương chứng tỏ công ty đã sản xuất vượt qua mức sản lượng hòa vốn. Độ bẩy hoạt năm 2010 là 1,73 có nghĩa là từ mức doanh thu 39,556,941,698 đ này, thì cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 1,73% thay đổi lợi nhuận hoạt động theo hướng cùng chiều với doanh thu. Độ bẩy hoạt động năm 2011 là 1.76 tăng hơn so với năm 2010 chứng tỏ lợi nhuận của năm 2011 nhạy hơn với doanh thu so với năm 2010 hay năm 2011 công ty sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hơn. Đến năm 2012 đọ bẩy hoạt động lại giảm nhẹ xuống còn 1.75% chứng tỏ trong năm 2012 lợi nhuận ít nhạy cảm hơn với sự thay đổi của doanh thu.

Khi biết được sự tác động của đòn bẩy hoatj động công ty có thể nhận thấy sự thay đổi của doanh thu ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận ở một mức định phí là

2,620,871,903 đ. Khi tăng hay giảm X% doanh thu thì lợi nhuận sẽ thay đổi X %*1.73. Nếu biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong chính sách doanh thu, chi phí của mình, chẳng hạn nếu công ty mong muốn đạt được lợi nhuận là Y% công ty sẽ xác định doanh thu cần đạt được là Y%/1.73.

Phân tích lợi nhuận của công ty qua tác động của đòn bẩy tài chính

Để thấy rõ tác động của đòn bẩy tài chính tới lợi nhuận của công ty, trước tiên ta đi phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty, để thấy thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn của công ty như thế nào. Qua đó cũng có thể thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012.

Cụ thể ta có bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty như sau:

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng (+/-) tỷ lệ tỷ trọng (+/-) tỷ lệ tỷ trọng Nợ phải trả 36,413,163,259 0. 7515 49,973,358,122 0.797 54,755,616,40 6 0.798 6 13,560,194,86 3 37.24 0.046 4,782,258,284 9.57 0 .002 Nợ ngắn hạn 36,352,883,890 0.755 49,870,164,60 2 0.795 54,544,851,73 6 0.795 13,517,280,712 37.18 0.045 4,674,687,13 4 9.37 0 .000 Nợ dài hạn 60,279,369 0.0012 103,193,520 0.0016 210,764,670 0.003 42,914,151 71.19 0.00 107,571,150 104.24 0 .001 Vốn chủ sở hữu 12,040,627,261 0. 248 12,725,576,815 0.203 3,812,676,639 0.201 684,949,554 5.69 (0.046) 1,087,099,824 8.54 (0 .002) Vốn chủ sở hữu 11,940,627,261 0.246 12,625,576,815 0.201 13,712,676,639 0.200 684,949,554 5.74 (0.045) 1,087,099,824 8.61 (0 .001) Nguồn kinh phí và quỹ khác 100,000,000 0.0021 100,000,000 0.002 100,000,000 0.001 0 0.00 (0.000) 0 0.00 (0 .000) Tổng số nguồn vốn 48,453,790,52 0 62,698,934,937 68,568,293,045 14,245,144,41 7 29.40 - 5,869,358,108 9.36 -

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng công cơ cấu vốn của công ty thì nợ chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng trong 3 năm. Củ thể trong năm 2010 tỷ trọng này là 75.2%, năm 2011 là 79.7% và trong năm 2012 con số này là 79.9%. Đây là con số đáng báo động, chứng tỏ công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn chiếm dụng từ bên ngoài, và gặp nhiều rủi ro về tài chính.

Đối với nợ phải trả của công ty trong 3 năm tỷ lệ này đều chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, vượt trên mức trung bình cho phép của ngành là 53%. Nhận thấy trong 3 năm tỷ trọng này đều tăng cả về quy mô vẫn tỷ trọng. Năm 2011 nợ phải trả của công ty tăng 4.6% với mức tăng là 13,560,194,863 đ, tương ứng với tốc độ tăng 37.24%. Đây là năm công ty thực hiện nhiều dự án lớn mà trong năm 2010 vốn giữ lại không nhiều nên công ty phải vay thêm nhiều voons ngắn hạn cũng như nợ tiền hàng của nhà cung cấp vật tư, vật liệu. Trong năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục tăng với mức tăng là 4,782,258,284 đ với tỷ lệ tăng 0.2% và tốc độ tăng là 9.57% so với năm 2011, tốc độ tăng trong năm này có sự giảm xuống so với tốc độ tăng của năm 2011. Nợ ơhair trả của công ty tăng chủ yếu là do sự tăng lên của Nợ ngắn hạn

Trong cơ cấu nguồn vốn nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trong khá lớn luôn trên 50%. Trong năm 2010 là 75%,năm 2011 và 2012 tỷ lệ là 79.5%. đây là điều công ty cần quan tăm vì nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, vì vậy nếu không có biện pháp công ty sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Về nguồn vốn chủ sở hữu công ty chiếm tỷ trọng khá thấp hầu như đều dưới mức trung bình của ngành. Hơn nữa trong 3 năm nguồn vốn chủ sở hữu đều giảm về tỷ trọng. năm 2010 tỷ trọng trong cơ cấu vốn là 24.8% nhưng đến năm 2011 tỷ trọng giảm còn 20.3% và 20.1%. Tuy quy mô nguồn vốn chủ sở hữu có tăng 5.69%( 2011 so với 2010) và 8.54%(năm 2012 so với 2011) nhưng tỷ trọng trong cơ cấu năm 2011 giảm 4.6% và năm 2012 giảm 0.2%, do tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn. Công ty cần có biện pháp để tăng cường vốn của chủ sở hữu hơn nữa để đảm bảo cho an ninh tài chính trong công ty, bằng nhiều cách như, tăng lợi nhuận giữ lại để quay vòng vốn, tăng cường vốn góp của các cổ đông….

Để thấy được tác động của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận của công ty ta đi phân tích các tỷ số đòn bẩy sau

Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tái sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay

Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản

Bảng 10: Tỷ số nợ trên tổng tài sản.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Tỷ số nợ trên tổng tài sản 75.15% 79.70% 79.86% 4.55% 0.15%

Từ trên ta thấy: ở năm 2010 có tới 75.15% tài sản được tài trợ bằng nợ vay của công ty. Nhưng đến năm 2011 tỷ số này lên tới 79.7% và 79.86% trong năm 2012. năm 2011 tăng 4.55% so với 2010 và năm 2012 tăng 0.15% so với năm 2011.tỷ lệ này tăng lên là do tổng tai sản của công ty tăng 29.4% trong khi nợ phải trả tăng 37.24% ở năm 2011 và năm 2012 tài sản tăng 9.36% trong khi nợ tăng 9.57%.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này cho thấy tỷ lệ tài trợ của vốn vay so với vốn chủ sở hữu.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu.

Bảng 11: tỷ số nợ trên vốn chư sở hữu

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở

hữu 302.42% 392.70% 396.42% 90.28% 3.72%

Ta thấy tỷ số nợ trên vốn cổ phần trong các năm là rất cao. Trong năm 2010 là 302.42%, năm 2011 392.7%, năm 2012 là 396.42%. cho thấy doanh nghiệp đã tài trợ bằng nợ vay hơn gấp 3 lần vốn tự có của mình và các tỷ lệ này luôn tăng trong 3 năm. Như đã phân tích cơ cấu nguồn vốn công ty nợ tăng lên chủ yếu là do nợ ngắn hạn của công ty tăng mạnh.và một phần do nợ vay dài hạn cũng tăng khá mạnh..Trong nợ vay ngắn hạn chủ yếu là các khoản tín dụng thương mại phi lãi suất và các khoản phải trả vay nợ ngắn hạn, các khoan này đều tăng mạnh do công ty trúng thầu các công trình

trong năm nên phải mua nhiều vật tư thi công và các nguyên vật liệu sử dụng ban đầu.

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu: thể hiện mức độ tài trợ vôn vay một cách thường xuyên cũng như rủi ro về mặt tài chinhs của công ty.

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu= Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu.

Bảng 12: Tỷ số nợ dài hạn trren vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ

sở hữu 0.50% 0.81% 1.53% 0.31% 0.71%

Ta thấy tỷ số này trong 3 năm đều nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa phần lớn nợ của công ty là nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn chỉ cung cấp có 0.5% trong tổng ngân quỹ trong năm 2010 và 0.81% trong năm 2011, 1.53% trong năm 2012, các tỷ số này tăng trong các năm, đây là một điều tốt cho công ty vì nợ dài hạn tăng sẽ làm tăng lá chắn thuế của công ty, làm giảm thuế phải nộp.

Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu

Bảng 13: Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011

Tỷ số tổng tài sản trên vốn

chủ sở hữu 402.42% 492.70% 496.42% 90.28% 3.72%

Tỷ số trong này trong các năm cho thấy trong năm 2010 công ty có được tổng tài sản gấp 4.02 lần so với vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ được một phần rất khiêm tốn trông tổng tài sản. Tài sản của công ty đang phụ thuộc rất nhiêu vào vốn đi chiếm dụng.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: tỷ số này nói lên mức đảm bảo trả lãi va bằng lợi nhuận được sinh ra từ việc sử dụng vốn. Tỷ số này càng cao khả năng thanh toán càng tốt, sử dụng hiêu quả vốn vay

Bảng 14: Khả năng thanh toán lãi vay.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Lợi nhuận trước thuế 1,004,398,801 2,073,338,192 2,474,831,000 1,068,939,391 401,492,808 Lãi vay 2,753,280,009 3,746,508,578 3,572,758,630 993,228,569 -173,749,948 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 3,757,678,810 5,819,846,770 6,047,589,630 2,062,167,960 227,742,860

khả năng thanh toán lãi vay 1.36 1.55 1.69 0.189 0.139

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán này tăng trong 3 năm tuy nhiên chỉ là tăng nhẹ, và trong cả 3 năm tỷ số này là không cao, chp thấy khả năng thanh toán lãi của công ty là chưa tốt, không an toàn cho các khoản nợ. nguyên nhân là do nợ của công ty chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng nuồn vốn dẫn đến chi phí về lãi vay. Vì vậy công ty cần có biện pháp khắc phục hạn chế nợ vay, đặc biệt là nợ vay ngắn hạn.

Các chỉ số tài chính nói trên đã thể hiện được mức độ sử dụng nợ tăng cao trong 3 năm trở lại đay của công ty. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng đa gố trong tổng nợ. Tuy nhiên nợ dài hạn vẫn đóng góp thêm vào sự gia tăng đáng kể so với vốn cổ phần. Nợ nhiều tạo sức ép nhiều đến việc tả lãi vay của công ty, và sức ép vận hành phải đảm bảo lợi suất cao hơn lãi suất. Tuy nhiên công ty cũng có những thuận lợi hơn khi sử dụng vốn nợ vay như là: làm lá chắn thuế, không sợ pha loãng quyền sở hữu,có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn trong từng thời kỳ…

Vây với tình hình sử dugj lớn như vậy sẽ coa tác đọng gì đến lợi nhuận của công ty, ta xem xét đến độ bẩy tài chính của công ty.

Ta có bảng sau:

Bảng 15: Phân tích EPS

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 3,757,678,810 5,819,846,770 6,047,589,630 2,062,167,960 227,742,860 Lãi vay 2,753,280,009 3,746,508,578 3,572,758,630 993,228,569 -173,749,948 Lợi nhuận sau thuế 753,299,101 1,555,003,644 2,041,735,575 801,704,543 486,731,931

Số cổ phần thường đang lưu hành 684,195 982,314 998,783 298,119.000 16,469.0

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) 1,101 1,583 2,044 482 461.2

Nhận thấy lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty trong 3 năm đều tăng so với năm trước đó, đây là tín hiệu đáng mừng. Trong năm 2010 EPS ủa công ty là 1,101 đ có nghĩa là một cổ phần thường lãi được 1,101đ trong 2 năm tiếp theo EPS tăng lên lần lượt là 1,583đ và 2,044đ.

DFL = T PD I EBIT EBIT − − − 1

Công ty không huy động vốn bằng cổ phiếu ưu đãi nên ( PD/1-T) = 0. ta có DFL2010= 3,757,6873,,757810,687−2,,753810,280,009 = 3.74 DFL2011= 5,819,8465,,819770,846−3,,746770,508,578 = 2.81 DFL2012 = 6,407,589,630 3,572,758,630 630 , 589 , 407 , 6 − = 2.44

Độ bẩy tài chính trong năm 2010 là 3.74, lớn nhất có nghĩa là khi lợi nhuận của công ty thay đỏi 1% sẽ dãn đến sự thay đổi EPS là 3.74% theo cùng chiều vời EBIT từ mức lợi nhuận là 3,757,687,810 trở đi.

Sang năm 2011 lãi vay của công ty tăng lên nhưng mặt khcs do EBIT tăng mạnh hơn lãi vay nên độ bẩy tài chính giảm xuống còn 2.81, có nghĩa là EPS của công ty ít nhạy cảm hơn với lợi nhuận hoạt động của công ty. Điều đó tương tự với năm 2012 khi DFL là 2.44. Nhận thấy, trong các năm tuy công ty vay nợ nhiều làm giảm tính chủ động tài chính của mình. Nhưng mặt khác nó lại làm khuếch đại lãi cơ bản của cổ phiếu khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi. Đó là mặt tốt. Tuy nhiên từ thước đo của DFL ta cũng có thể thấy rằng trong năm 2010 công ty vay nợ ít nhất nhưng DFL lại cao nhất do lợi nhuận trước thuê và lãi vay lớn hơn nhiều si với lãi vay phải trả vì thế, không lúc nào cứ vay nợ nhiều nghĩa là độ bẩy tài chính cao. Công ty cần lưu ý tác động 2 mặt của đòn bẩy tài chính, bởi nó cũng có thể làm giảm kết quả kinh doanh cuối cùng xuống nhiều lần khi công ty làm ăn không hiệu quả.

Một phần của tài liệu bài 1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO lợi NHUẬN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn xây DỰNG NGỌC TUẤN (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w