III Theo kỳ hạn
Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
3.3.3. Đối với Chính Phủ
− Tạo lập môi trường pháp lý ổn định, phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế cho các hoạt động ngân hàng.
−Ban hành các quy định nhằm tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng trong việc thu giữ tài sản thế chấp, hợp pháp hoá các tài sản thế chấp, tài sản xiết nợ, hỗ trợ khi kê biên và đấu giá tài sản qua trung tâm đấu giá, giải quyết nhanh chóng các vụ án để
thu hồi vốn cho ngân hàng.
− Cải thiện môi trường kinh tế, xã hội.
− Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại:
+ Mặt bằng công nghệ của Việt Nam vẫn còn thấp so với các trên thế giới, vì vậy chính phủ cần chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật – công nghệ tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên cơ sở tiếp thu và làm chủ được công nghệ. Bên cạnh đó, phải có những chiến lược đào tạo những chuyên gia kỹ thuật giỏi, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
+ Sự phát triển của công nghệ hiện đại hóa ngân hàng và phát huy vai trò của hệ thống quản lý văn bản, quy trình nghiệp vụ trong quản trị rủi ro tín dụng. Việc phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại là nội dung quan trọng cần Nhà nước đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
−Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng: Môi trường pháp lý hoàn thiện, có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng lành mạnh và hiệu quả.
Kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, quy định rõ các vấn đề sau: •Quy định rõ quyền phát mại, bán đấu giá tài sản bảo đảm của NHTM. •Quy định rõ các trường hợp vô hiệu hoá hợp đồng tín dụng, hợp đồng kinh tế.
•Quy trách nhiệm rõ ràng cho các cấp, các ngành trong việc xử lý tài sản thế chấp của NHTM. Đồng thời quy định rõ thời gian, thủ tục xử lý các trường hợp này, hạn chế những thủ tục rườm rà gây phiền hà, cản trở quá trình xử lý.
−Tăngcường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp:
+ Thực thi tốt kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể đã đề ra, có các ưu tiên ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm.
+ Ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành.
+ Việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải đảm bảo điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, cán bộ điều hành có đủ năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt.
KẾT LUẬN
Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống con người, là những tình huống xảy ra mà con người không thể lường hết được dẫn đến tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng, nguy cơ không thu hồi được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là tồn tại tất yếu khách quan. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng thương mại nói chung và NHCT Đống đa nói riêng cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại.
Rủi ro tín dụng cho dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì cũng không thể nào loại bỏ hoàn toàn được. Ngân hàng chỉ có thể áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng phòng ngừa và quản trị rủi ro tín dụng để kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng, tránh những tổn thất to lớn khi có phát sinh.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bản chất, đặc trưng, vai trò, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các biện pháp có thể áp dụng để hạn chế các rủi ro đó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với NHCT Đống Đa.