Hạn chế và nguyên nhân của hoạtđộng quản trị rủi rotín dụng tại NHCT Đống Đa

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 64 - 69)

III Theo kỳ hạn

Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hoạtđộng quản trị rủi rotín dụng tại NHCT Đống Đa

Đống Đa

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được thể hiện rõ nhất ở các biện pháp NHCT Đống Đa sử dụng để hạn chế rủi ro tín dụng và cách thực hiện các biện pháp đó. Trong giai đoạn hiện nay, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, NHCT Việt Nam đã chỉ thị việc thực hiện chuyển đổi mô hình với mục đích chính là nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống NHCT. Vì vậy, để chỉ ra các hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tại NHCT Đống Đa, ta tập trung phân tích những nhược điểm của việc thực hiện mô hình mới này. Cụ thể như sau:

2.3.2.1. Hạn chế

− Mô hình mới chưa chú trọng đến khâu xử lý nợ quá hạn.

− Chất lượng cán bộ ngân hàng chưa đồng đều làm tăng áp lực công việc với một số cán bộ. Điều này khiến cho hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng không cao.

− Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao được lựa chon để phụ trách khâu thẩm định, đề xuất quyết định tín dụng. Khi chọn các cá nhân này vào Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Khách hàng còn lại là các cán bộ thiếu kinh nghiệm, đôi khi

thiếu tinh thần trách nhiệm. Kết hợp với việc không được đào tạo dẫn nhập bài bản, không có cán bộ có kinh nghiệm hơn để học hỏi dẫn đến hiệu quả làm việc của Phòng Khách hàng có nguy cơ bị giảm sút.

− Việc phân công nhiệm vụ của Ban lãnh đạo chi nhánh có sự thay đổi thường xuyên nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên, tần suất thay đổi phân công như vậy dễ dẫn đến tình trạng chưa kịp nắm bắt thông tin đã có sự thay đổi, khiến cho bản thân Ban lãnh đạo mất đi sự tập trung cho công việc.

− Nội dung yêu cầu trong Báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng Khách hàng tương đối sơ sài, ngay cả trong khâu cấp GHTD. Điều này dẫn đến tình trạng cán bộ Phòng Khách hàng mơ hồ trong nắm bắt thông tin khách hàng.

− Phòng Quản lý rủi ro chưa có nhiều ý kiến nổi bật góp phần hạn chế rủi ro, đưa ra các biện pháp quản lý kịp thời, phù hợp.

− Nguồn thông tin sử dụng để thẩm định chưa có sự đổi mới, kết quả thẩm định rủi ro chưa có sự cải thiện rõ rệt.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Về phía ngân hàng:

− Giai đoạn đầu của việc đổi mới mô hình tại NHCT Đống Đa chỉ mới tập trung ở giai đoạn thẩm định cấp GHTD, cấp tín dụng, vận hành GHTD và thanh lý tài sản. Chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến khâu xử lý nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro. Vì vậy, các khoản nợ quá hạn vẫn còn tồn tại, thậm chí, tập trung cho chuyển đổi mô hình còn khiến nợ quá hạn nhiều lên cho thời gian dành để kiểm soát, đánh giá đã bị chia sẻ.

− Một số chính sách, định hướng tín dụng còn chưa thực sự phù hợp với nền kinh tế dẫn đến hoạt động quản trị rủi ro phải đối diện với nhiều thách thức và khó khăn.

− Mặc dù đã xây dựng quy trình có sự độc lập giữa thẩm định, quyết định cấp tín dụng và thực hiện tín dụng. Tuy nhiên, phần lớn cán bộ thẩm định được chọn lọc từ Phòng Khách hàng. Do đó, mối quan hệ giữa cán bộ thẩm định, cán bộ quan hệ khách hàng và chính khách hàng không có sự khách quan. Giảm bớt hiệu quả của quy trình tín dụng mới trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro

đạo đức.

− Do cán bộ ngân hàng chưa chấp hành đúng quy định cho vay như không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay; cho vay khống; thiếu tài sản bảo đảm; cho vay vượt tỷ lệ an toàn; quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. Đồng thời cán bộ ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng.

− Mặc dù luôn quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng, ngay trong việc tuyển lựa cán bộ cũng đặt ra yêu cầu trình độ tương đối cao: tốt nghiệp đại học loại giỏi chuyên ngành tài chính ngân hàng tại các trường Đại học lớn, có kinh nghiệm công tác ở vị trí tương đương, hiểu biết về các ngành kinh tế khác. Song điều bất cập xảy ra là việc áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc lại đòi hỏi những người đã được tuyển dụng phải năng động, nhanh nhạy, có năng lực quản lý, trình độ, kiến thức khoa học và thực tiễn cuộc sống để quyết đoán một món vay cho phù hợp, đúng cơ chế, tính toán được hiệu quả cho cả Ngân hàng và khách hàng, và có thể lường trước được những bất trắc có thể xảy ra. Do vậy, năng lực của các cán bộ ngân hàng chỉ được thực sự phát huy khi được tham gia các khóa đào tạo ngắn và dài hạn.

− Dù đã tổ chức đào tạo chuyển đổi mô hình và các lớp đào tạo các sản phẩm dịch vụ mới hay các giải pháp tín dụng một cách toàn diện. Tuy nhiên, thành phần được tham gia đào tạo tương đối là hạn chế,thiếu các lớp đào tạo liên tục cho nhân viên mới, dẫn đến tình trạng, không phải nhân viên nào cũng được tham gia đào tạo dẫn nhập. Vấn đề được giải quyết trong giai đoạn đầu của việc thay đổi mô hình lại tiếp tục tồn tại khi mô hình đi vào hoạt động khiến cho chất lượng cán bộ không đồng đều.

− Đặt trong môi trường hoạt động cạnh tranh khốc liệt, cùng với hệ thống chỉ tiêu do NHCT Việt Nam đề ra, đôi khi NHCT Đống Đa phải đưa ra những quyết định lựa chon giữa lợi nhuận và rủi ro mà kết quả của sự lựa chọn lại không phải do quan điểm hạn chế rủi ro đưa ra.

− Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ ngân hàng dẫn đến những yếu tố hạn chế

rủi ro tín dụng đôi khi bị lãng phí, không có cơ hội phát huy tác dụng trong quản trị rủi ro như kế hoạch đã xây dựng ban đầu.

− Kiểm soát nội bộ: Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát tự phát hiện của NHCT Đống Đa chưa được thực hiện thường xuyên, chưa sâu sát và nghiêm túc, cả về mặt nội dung, phương pháp và các biện pháp xử lý. Chất lượng kiểm tra, phúc tra và sửa chữa sai sót kiểm tra chưa cao, khắc phục xử lý chưa kiên quyết và dứt điểm.

b. Về phía khách hàng.

− Một số khách hàng kiến thức kinh doanh và thị trường còn nhiều hạn chế, vì vậy khả năng chống đỡ với những yếu tố biến động có tính chất bất lợi và hết sức khó khăn. Mặt khác, khách hàng còn chưa nhận thức đúng đắn về việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng, có không ít cá nhân sử dụng sai mục đích, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

− Khách hàng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng tự vay vốn bị hạn chế, dẫn đến vốn để đầu tư chiều sâu, mở rộng bị thu hẹp, thiếu thị trường tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ hàng hoá. Lợi dụng các chính sách tăng trưởng của ngân hàng trong từng thời kỳ, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để được vay vốn. Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo, hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng bộ hồ sơhoặc cung cấp báo cáo tài chính thiếu tính trung thực khiến chất lượng thẩm định rủi ro bị giảm sút và không mang lại hiệu quả trong quản trị rủi ro.

c. Nguyên nhân khác.

− Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng của Ngân hàng chưa đầy đủ, đồng bộ. Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp vốn vay Ngân hàng, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác qui định chưa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu các văn bản hướng dẫn, hoặc có hướng dẫn nhưng chưa phù hợp, nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

− Do sự biến động chính trị – xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.

phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như ngân hàng.

− Các nguyên nhân bất khả kháng như: Thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh.

− Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, không kịp thời, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cung cấp thông tin. Thông tin CIC chỉ dừng lại ở mức dư nợ tại các tổ chức tín dụng, chưa có số dư của các hình thức cấp tín dụng khác như bảo lãnh, LC, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng điều hành lãnh đạo của doanh nghiệp, cá nhân. Các thông tin về các cá nhân, doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với các TCTD thì hoàn toàn không có cập nhật. Điều này khiến cho việc nắm bắt thông tin về khách hàng không được đầy đủ,

− Thông tin tín dụng: Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa có một qui chế đủ hiệu lực đưa các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng vào guồng máy để có sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong việc đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w