III Theo kỳ hạn
Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi rotín dụng tại NHCT Đống Đa
2.2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa:
• Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Công cụ đo lường phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn. Để đánh giá chính xác rủi ro tín dụng, ta cần xem xét chính xác về nợ quá hạn, tình hình diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2009 đến năm 2011 được phản ánh trên bảng số liệu sau:
Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
NQH 59.1 61.26 66.4
Tổng dư nợ 3.112 4.084 6.035
Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 1.9 1.5 1.1
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT Đống Đa)
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng NHCT Đống đã thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với các khoản vay. Trong khi tổng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân tăng thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm. Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn là 1.9%, đến năm 2010 chỉ còn 1.5% và năm 2011 tỷ lệ này là 1.1%. Có được điều này là do trong những năm vừa qua NHCT Đống đa đã tích cực giám sát các khoản vay và thu nợ đầy đủ, đúng tiến độ, sát sao giải quyết trong công tác thu hồi nợ quá hạn khó đòi còn tồn đọng, trình cấp trên xét duyệt xử lý.
Để xem xét kỹ hơn về chỉ tiêu NQH, ta hãy xem bảng sau:
Bảng 9 : Tình hình NQH theo thời hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền NQH 59.1 100 61.26 100 66.4 100 NQH ngắn hạn 42.1 71.3 49.7 81.2 56 84.2 NQH trung- dài hạn 17 28.7 11.56 18.8 10.4 15.8
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT Đống Đa)
Dựa vào số liệu trên ta thấy, Nợ quá hạn chủ yếu là Nợ quá hạn ngắn hạn. Tỷ trọng Nợ quá hạn ngắn hạn liên tục tăng qua từng năm. Năm 2010 là 49.7 tỷ đồng, tăng 7.6 tỷ đồng so với năm 2009 (tương đương với mức tăng là 18.1%). Năm 2011 là 56 tỷ đồng, tăng 6.3 tỷ đồng so với năm 2010 (tương đương với mức tăng là 1.03%). Trong năm 2010, 2011 do ảnh hưởng của biến động giá cả, BĐS đóng băng nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn gặp nhiều khó khăn, giảm khả năng trả nợ đúng hạn.
Tóm lại, chỉ tiêu nợ quá hạn của NHCT Đống đa trong những năm qua là tương đối đạt yêu cầu xong cần phải có biện pháp làm giảm tỷ lệ NQH Ngắn hạn. Đây là thách thức thật sự trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực.
• Tình hình các nhóm nợ
Bảng 10: Tình hình các nhóm nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhóm nợ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nhóm 1 3.052,9 3.946 5.857 Nhóm 2 24,9 68,6 87,5 Nhóm 3 22 54 56 Nhóm 4 8 9,5 3,1 Nhóm 5 4,2 5,9 1,25 Tổng dư nợ 3.112 4.084 6.035 Nợ xấu 34,2 69,4 60.35 Tỉ lệ nợ xấu 1.1% 1.7% 1%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT Đống Đa)
Qua bảng số liệu ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu tại NHCT Đống đa được khắc phục đáng kể. Năm 2010 tăng 0.6% so với năm 2009, bước sang năm 2011 tỷ lệ này giảm được 0.7% so với năm 2010.
2.2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa:
a. Bộ máy tổ chức cấp tín dụng tại NHCT Đống Đa:
Tham gia trực tiếp vào quy trình cấp tín dụng có Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Quản lý rủi ro và Phòng quản lý nợ có vấn đề. Trong đó, thực hiện mức ủy quyền phán quyết của NHCT Việt Nam, các cấp tham gia quyết định tín dụng gồm có: Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc, Phó giám đốc (được ủy quyền), trưởng phòng giao dịch loại 1 (quyết định tín dụng với các khoản tín dụng được bảo đảm bằng tài sản có tính thanh khoản cao là số tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại hệ thống NHCT).
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng tại NHCT Đống Đa đều được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, tốt nghiệp các chuyên ngành tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, đa số cán bộ còn trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế
nhiều. Nguyên nhân là do, sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và NHCT nói riêng chưa được chuẩn bị đầy đủ về nguồn nhân lực, việc thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch mới và thực hiện công tác luân chuyển cán bộ thường xuyên khiến nhiều cán bộ có kinh nghiệm được ưu tiên phân công vào các chi nhánh mới hoặc thậm chí chuyển sang các tổ chức tín dụng khác do chế độ đãi ngộ chưa thực sự tố.t
b. Quy trình cấp tín dụng tại NHCT Đống Đa:
Quy trình cho vay khách hàng được bắt đầu từ khi NHCT tiếp nhận đầy đủ hồ sơ do khách hàng cung cấp và kết thúc khi thanh lý hợp đồng tín dụng. Hiện nay, NHCT Đống Đa đã được cấp chứng chỉ ISO 9001-2008. Tất cả các nhu cầu của khách hàng khi phát sinh đều được giải quyết theo các quy trình do NHCT Việt Nam ban hành. Để bắt đầu quan hệ tín dụng đối với một khách hàng, trước tiên Phòng Khách hàng cần tư vấn hướng dẫn khách hàng và thu thập hồ sơ thông tin về khách hàng, phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro thẩm định cấp giới hạn tín dụng (GHTD) cho khách hàng trình cấp có thẩm quyền quyết định, trong đó bao gồm giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh, thanh toán L/C, giới hạn chiết khấu. Giới hạn tín dụng, thời gian duy trì giới hạn,…được xác định tùy thuộc nhu cầu của khách hàng, mức độ đáp ứng điều kiện cho vay, kết quả thẩm định của các bộ phận nghiệp vụ. Sau đó khi khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn, bảo lãnh, mở L/C… NHCT Đống Đa sẽ căn cứ vào từng nhu cầu cụ thể để xác định phương thức áp dụng cụ thể cho từng loại hình cho vay, bảo lãnh, thanh toán…; số tiền cho vay, cấp bảo lãnh, thanh toán; thời hạn vay, trả nợ và các điều kiện tín dụng liên quan.
Việc cấp tín dụng cho khách hàng được tiến hành thứ tự theo các bước sau Quy trình cấp giới hạn tín dụng.
Việc cấp GHTD tín dụng cho một khách hàng được xác định áp dụng đối với: Khách hàng đã có quan hệ tín dụng và khách hàng chưa có quan hệ tín dụng.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng:
Hàng năm trước khi kết thúc thời gian duy trì GHTD 15 ngày, Ngân hàng lập thông báo đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ theo quy định để ngân hàng tiến hành thẩm định cấp GHTD mới. Căn cứ vào hồ sơ do khách hàng cung cấp (Giấy đề nghị
cấp GHTD; Phương án sản xuất kinh doanh, nhu cầu bảo lãnh; các hợp đồng đầu ra, đầu vào; hồ sơ tài sản bảo đảm và các hồ sơ khác) và tình hình sử dụng GHTD của các năm trước, NHCT Đống Đa tiến hành chấm điểm, phân tích, đánh giá tình hình tài chính; kế hoạch sản xuất kinh doanh; thẩm định nhu cầu vay vốn, bảo lãnh của khách hàng để cấp GHTD tổng thể (cho vay, bảo lãnh, mở L/C…) cho khách hàng trong năm tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng…để cấp GHTD cho khách hàng. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt GHTD, NHCT Đống Đa và khách hàng tiến hành ký kết Văn bản thỏa thuận GHTD và Hợp đồng tín dụng.
Đối với KH chưa có quan hệ tín dụng (quan hệ tín dụng lần đầu):
Ngân hàng hướng dẫn và đề nghị khách hàng cung cấp các hồ sơ liên quan gồm: Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp (Đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, điều lệ, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng và các văn bản, nghị quyết, ủy quyền có liên quan khác); hồ sơ khoản vay, bảo lãnh…có liên quan như đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng; hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu có). Các bước tiếp theo gồm thẩm định khách hàng, năng lực tài chính, quan hệ tín dụng, thanh toán, phương án vay vốn, bảo lãnh…; trình cấp có thẩm quyền và thông báo kết quả thẩm định tới khách hàng được thực hiện như đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng.
Nhiệm vụ của mỗi phòng ban trong quy trình thẩm định cấp GHTD:
−Khi cấp GHTD khách hàng: Việc thẩm định cấp GHTD hách hàng do Phòng Khách hàng thực hiện (trừ các trường hợp đặc thù do Tổng giám đốc NHCT Việt Nam quy định).
−Khi cấp GHTD cho nhóm khách hàng liên quan:Việc cấp GHTD cho nhóm khách hàng liên quan do Phòng Quản lý rủi ro thực hiện trên cơ sở phối hợp với Phòng Khách hàng để thu thập thông tin.
−Một số trường hợp thuộc đối tượng Phòng Khách hàng lập tờ trình thẩm định cấp GHTD, tuy nhiên phải qua Phòng Quản lý rủi ro lập Báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng độc lập:
GHTD cho tổ chức lần đầu tiên quan hệ tín dụng với NHCT Đống Đa. GHTD từ 1 tỷ đồng trở lên cho khách hàng cá nhân lần đầu tiên quan hệ với NHCT Đống Đa.
GHTD cho khách hàng đã có quan hệ với NHCT Đống Đa nhưng GHTD đề nghị cấp vượt 50% mức phán quyết của NHCT Việt Nam ủy quyền cho NHCT Đống Đa đối với từng loại khách hàng.
GHTD từ 60% mức phán quyết của NHCT Việt Nam cho NHCT Đống Đa trở lên.
Các trường hợp khác do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ.
Thẩm quyền quyết định cấp GHTD tại NHCT Đống Đa:
Mức ủy quyền phán quyết của NHCT Việt Nam đối với NHCT Đống Đa: 95 tỷ đồng.
Các cấp có thẩm quyền quyết định cấp GHTD là: Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc, trưởng phòng giao dịch. Cụ thể như sau:
−Hội đồng tín dụng cơ sở:
Quyết định GHTD đối với một khách hàng, nhóm khách hàng liên quan chỉ có quan hệ tín dụng tại cùng một chi nhánh trong mức ủy quyền của NHCT Việt Nam cho NHCT Đống Đa.
Trường hợp vượt thẩm quyền, Hội đồng tín dụng cơ sở nhất trí đề nghị cấp GHTD cho khách hàng trình NHCT Việt Nam xem xét, phê duyệt.
−Giám đốc NHCT Đống Đa:
Quyết định GHTD dưới mức thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở đối với khách hàng/ nhóm khách hàng liên quan chỉ có quan hệ tín dụng tại một chi nhánh. Mức phán quyết của Giám đốc thường bằng 60% mức phán quyết của NHCT Việt Nam cho NHCT Đống Đa.
Giám đốc có thể giao mức phán quyết tín dụng cho các Phó Giám đốc trong phạm vi thẩm quyền của mình, phù hợp với năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người được giao.
−Trưởng phòng giao dịch:
Quyết định GHTD đối với một khách hàng dưới mức thẩm quyền phán quyết của Giám đốc NHCT Đống Đa.
Mức phán quyết của Trưởng phòng giao dịch sẽ do Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định dựa trên phân tích, đề xuất của Phòng quản lý rủi ro và phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của Phòng.
Quy trình xử lý các khoản tín dụng trước khi thay đổi mô hình:
Tiếp cận nhu cầu khách hàng :
Khi khách hàng có phát sinh nhu cầu tín dụng như vay vốn, bảo lãnh, mở L/C, … NHCT Đống Đa căn cứ vào các quy trình do NHCT Việt Nam ban hành, tiến hành hướng dẫn và đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ liên quan.
Tuỳ theo đối tượng khách hàng và đặc điểm của khoản vay, NHCT Đống Đa xác định cụ thể danh mục hồ sơ cho phù hợp.
−Khai thác thông tin CIC
−Gửi hồ sơ cho phòng quản lý rủi ro.
Lập tờ trình thẩm định khoản vay:
Trên cơ sở các tài liệu mà khách hàng cung cấp, NHCT Đống Đa tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, trung thực, chính xác của thông tin, thu thập từ các nguồn thông tin khác về thị trường, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính… của doanh nghiệp xin vay vốn, Phòng Khách hàng tiến hành lập Tờ trình thẩm định khoản vay. Thẩm định khoản vay là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả cả gốc và lãi. Qua việc thẩm định này, NHCT Đống Đa có thể đánh giá thái độ trả nợ của khách hàng, phân tích tình huống
Tiếp cận nhu cầu khách hàng Lập tờ trình thẩm định khoản tín dụng Trình cấp có thẩm quyền Soạn thảo, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng
bảo đảm, nhập kho tài sản Giải ngân Kiểm tra, giám sát khoản tín dụng Thu nợ gốc, lãi và xử lý các phát sinh Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm. Từng lần Hạn mức
có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng, khả năng kiểm soát các rủi ro và dự kiến các giải pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Nội dung chính của tờ trình thẩm định bao gồm: −Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn. −Tình hình tài chính của khách hàng.
−Tính khả thi của phương án/dự án sản xuất kinh doanh. −Tài sản bảo đảm nợ vay.
−Thẩm định rủi ro và biện pháp giảm thiểu.
Trình duyệt khoản tín dụng:
Sau khi lập Tờ trình thẩm định khoản tín dụng, Phòng Khách hàng trình Tờ trình thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ khoản tín dụng cho Ban giám đốc, ghi rõ:
−Ý kiến của mình về việc khách hàng, phương án cấp tín dụng có đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của NHCT Việt Nam hay không.
−Đề xuất quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng.
Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của tờ trình thẩm định.
Soạn thảo, kiểm soát, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, làm thủ tục giao nhận giấy tờ và TSBĐ.
−Khi khoản vay đã được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt, trên cơ sở nội dung và các điều kiện tín dụng đã được duyệt và thống nhất với khách hàng, Phòng Khách hàng thoả thuận với khách hàng về những điều khoản của HĐTD. Sau đó trình hợp đồng và các văn bản liên quan (nếu có) cho Ban giám đốc duyệt.
−Trường hợp vay có bảo đảm mà hợp đồng bảo đảm ký từng lần theo khoản tín dụng phát sinh, Phòng Khách hàng phải tiến hành thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực đối với HĐBĐ, đăng ký giao dịch bảo đảm, thực hiện các thủ tục giao nhận và nhập kho giấy tờ, tài sản bảo đảm, gửi các giấy tờ liên quan đến cơ quan bảo hiểm và tiến hành nhập kho tài sản trước khi giải ngân.
−Sau đó Phòng Khách hàng tiến hành nhập dữ liệu về khách hàng, khoản tín dụng, tài sản bảo đảm, gắn tài sản bảo đảm vào khoản cấp tín dụng vào chương
trình INCAS theo quy định của NHCT Việt Nam.
Giải ngân
−Căn cứ vào HĐTD đã ký, Phòng Khách hàng kiểm tra các hồ sơ, hóa đơn, chứng từ giải ngân trình người có thẩm quyền.
−Sau khi các chứng từ đã được người có thẩm quyền quyết định vay phê duyệt, Phòng Khách hàngcập nhật các dữ liệu về việc giải ngân trên hệ thống INCAS theo qui trình quản lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS và chuyển cho phòng kế toán các chứng từ giải ngân.
Kiểm tra và giám sát vốn vay
−Phân tích tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh: được tiến hành 6 tháng/lần, kết hợp việc đánh giá, chấm điểm xếp loại khách hàng để đưa ra cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra giúp Ban Giám đốc có những chính sách, định hướng hoặc các quyết định xử lý trong quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng trong từng thời kỳ.
−Kiểm tra, đánh giá hiện trạng bảo đảm tiền vay: Phòng Khách hàng phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ BĐTV và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý. Các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu, người sử dụng...
Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh.