sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên. Trong trường hợp khái niệm thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên thì được chấp nhận. Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
Cronbach Alpha=N/ρ [1+ ρ (N-1)]
Trong đó, ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi, N là số mục hỏi.
d) Phân tích yếu tố khám phá EFA
Trong nghiên cứu, ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Trong EFA, trị số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích mới thích hợp. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phương pháp thành phần chính (Principal components) với các phép quay là Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Các biến quan sát có trọng số trích được (Factor loadings) nhỏ hơn 0,5 sẽ tiếp tục bị loại và
thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing và Andesson 1988).
e) Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích hay biến độc lập: Independent variables) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc: Dependent variable) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích.
Đề tài sử dụng phương pháp Phân Tích Hồi Quy Đa Biến để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (biến độc lập) sự hài lòng của du khách đối với các dịch vụ của KDL văn hoá Suối Tiên (biến phụ thuộc).
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = b0 + b1 * X1 + b2 * X2 + … + bi * Xi
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc (sự hài lòng của du khách đối với các dịch vụ của KDL). bi: Hệ số ước lượng
Xi: Biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng)
Các thành phần tác động (hay yếu tố ảnh hưởng) và thành phần sự hài lòng của du khách đối với các dịch vụ của KDL văn hoá Suối Tiên (hay biến phụ thuộc) đều được đo lường bằng các biến quan sát, các biến quan sát này được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, với mức độ 1 là hoàn toàn hài lòng, 2 là hài lòng, 3 trung dung, 4 là không hài lòng, 5 là hoàn toàn không hài lòng.
f) Phân tích phương sai ANOVA
Phương pháp này nhằm so sánh sự đánh giá sự hài lòng về các dịch vụ của KDL văn hoá Suối Tiên theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập cá nhân hàng tháng. Mục đích sử dụng phương pháp ANOVA để biết được sự hài lòng của du khách có bị ảnh hưởng theo đối tượng hay không, hay chỉ chịu tác động bởi các yếu tố thuộc về nhà cung cấp.
g) Nghiên cứu, thảo luận với BQL KDL văn hoá Suối Tiên
Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả tiến hành nghiên cứu sâu với BQL KDL, thảo luận về mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ, chỉ ra những mặt tiêu cực còn tồn tại, đề xuất giải pháp để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, khả thi nhất.
3.2.3. Xử lí số liệu và trình bày dữ liệua) Xử lí số liệu a) Xử lí số liệu
* Bằng excel
Excel là một chương trình bảng tính do Microsoft® phát triển. Đây là một chương trình bảng tính được sử dụng rộng rãi nhất. Trong Excel có bộ công cụ cho phép người sử dụng tiến hành phân tích dữ liệu thống kê. Excel có thể được sử dụng để tổ chức sắp xếp dữ liệu, trình bày dữ liệu, lập bảng, vẽ đồ thị và phân tích thống kê (thống kê mô tả).
* Mã hóa dữ liệu trên SPSS
SPSS là tên viết tắt của cụm từ Statistical Package for the Social Sciences. Đây là một phần mềm được sử dụng rộng dãi nhất để phân tích thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung.
b) Trình bày dữ liệu
Sau khi xử lý và phân tích số liệu ta tổng kết các kết quả và tiến hành trình bày dữ liệu thông qua bảng kê và biểu đồ.
+ Bảng kê:
Là loại bảng dùng để trình bày dữ liệu điều tra theo một quy tắc nào đó nhằm thể hiện kết quả nghiên cứu. Bảng kê bao gồm ba phần: