Năm 1963 tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về Du lịch tại Rome, Uỷ ban thống

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Các Dịch Vụ Của Khu Du Lịch Văn Hoá Suối Tiên (Trang 31 - 34)

kê của Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa như sau: “Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kì lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm.”

Năm 1989, “Tuyên bố Lahaye về du lịch” của Hội nghị liên minh Quốc tế về Du lịch: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm, ghé thăm một quốc gia khác quốc gia cư trú thường xuyên với mục đích tham quan, giải trí, thăm

viếng, nghỉ ngơi với thời gian không quá ba tháng, nếu trên ba tháng phải có giấy phép gia hạn và không được làm bất cứ việc gì để nhận thù lao do ý muốn của khách hoặc là do ý muốn của nước sở tại. Sau khi kết thúc chuyến đi phải trở về nước của mình, rời khỏi nước sở tại, hoặc đến một nước thứ ba.”

Tuy nhiên, Luật Du lịch Việt Nam ra ngày 1/1/2006 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

• Khách du lịch nội địa:

UNWTO đã đưa ra nhận định về khách nội địa như sau: “Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốc tịch, thăm viếng một nơi khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ cho một mục đích nào đó ngoài mục đích hành nghề kiếm tiền tại nơi viếng thăm”.

Đối với Việt Nam, Luật Du lịch Việt Nam đã quy định tại Điều 20, chương IV như sau: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.

Trong bài nghiên cứu này tác giả chủ yếu tiếp cận và nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa.

3.2. Phương pháp nghiên cứu3.2.1. Thu thập dữ liệu 3.2.1. Thu thập dữ liệu

Số liệu sơ cấp: Được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng

câu hỏi 160 du khách để tìm hiểu thông tin về mức độ hài lòng của họ đối với KDL văn hoá Suối Tiên.

Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các phòng ban như: phòng Kinh Doanh,

phòng Phát Triển Chiến Lược, bộ phận Kế Toán,... với các chứng từ, sổ sách, số liệu có liên quan đến hoạt động của KDL. Thu thập thông tin có liên quan đến hoạt động của các khu du lịch văn hoá trên địa bàn TP.HCM qua internet, tạp chí, sách báo,...

Về kích thước mẫu khảo sát du khách được tính toán từ công thức bên dưới: Trong đó:

S: Độ lệch chuẩn của biến thống kê giá trị từng phần tử

e: Sai số chọn mẫu

z: Số chuẩn hóa tương ứng với độ tin cậy α: Mức ý nghĩa

Theo nghiên cứu này, tác giả chọn phạm vi sai số e = 13%, với mức ý nghĩa 5% ( độ tin cậy 95%) => Zα/2= 1,96 (tra bảng bằng hàm NORMINV của phần mềm Microsoft Excel) và độ lệch chuẩn S=5/6 để tính số mẫu điều tra. Số lượng mẫu được xác định như sau:

= 158

Theo tính toán trên lí thuyết, kích cỡ mẫu tối thiểu là 158 nhưng khi khảo sát tác giả đã phỏng vấn được 160 mẫu. Như vậy, lượng mẫu đã đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu. Khi phỏng vấn, tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi chi tiết đã được soạn sẵn (xem phụ lục). Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ bắt đầu bằng thảo luận ghi nhận ý kiến và hoàn thiện bảng câu hỏi. Sau đó phỏng vấn trực tiếp thử 3 du khách tại Suối Tiên để xem xét, ghi nhận ý kiến, hoàn thiện bảng câu hỏi một lần nữa cho hoàn chỉnh và phỏng vấn trực tiếp. Cuối cùng, kiểm tra lại dữ liệu và nhập vào máy tính để tiến hành phân tích.

3.2.2. Phân tích dữ liệua) Thống kê mô tả a) Thống kê mô tả

Là phương pháp được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích hình ảnh đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Trong phạm vi đề tài này, phương pháp được sử dụng nhằm nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách sử dụng các kỹ thuật như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. + Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

Phương pháp so sánh là phương pháp xác định mức biến động của các chỉ tiêu được phân tích cũng như làm rõ được bản chất của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ. Có các phương pháp so sánh:

Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở nhằm đánh giá sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế nào đó.

Phương pháp tương đối: Là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

c) Phân tích Cronbach Alpha

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Các Dịch Vụ Của Khu Du Lịch Văn Hoá Suối Tiên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w