7. Cấu trúc chính của luận văn
3.3.2 Nội dung phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 5 HS đang học lớp 12 và 1 HS đã tốt nghiệp THPT đƣợc lựa chọn tại trƣờng THPT Châu Văn Liêm và trƣờng THPT Phan Ngọc Hiển, thành phố Cần Thơ. Chúng tôi trực tiếp đặt các câu hỏi và HS trả lời. Kết quả trả lời của HS đƣợc chúng tôi ghi lại trong các biên bản phỏng vấn học sinh. Nội dung phỏng vấn bao gồm các câu hỏi chính sau:
Câu 1: Các em hiểu thế nào là phép tƣơng tự?
Câu 2: Các em có từng sử dụng tƣơng tự trong quá trình học tập của mình hay
không? Nếu có, các em hãy cho một ví dụ.
Câu 3: Khi sử dụng tƣơng tự, có khi nào các em gặp sai lầm hay không? Nếu
có, các em hãy cho một ví dụ. Các em có nghĩ rằng kết quả của việc sử dụng phép tƣơng tƣơng tự là luôn đúng không?
Câu 4: Hãy liệt kê các đối tƣợng có tính chất tƣơng tự giữa hình học phẳng và
hình học không gian?
Câu 5: Khi học chƣơng Phƣơng pháp tọa độ trong không gian, các em có liên hệ
với kiến thức tƣơng tự nào đã học không? Nếu có, các em hãy thử chỉ ra một vài tƣơng tự mà em suy luận đƣợc.
Nếu không, em hãy thử so sánh đặc điểm của phƣơng trình mặt cầu và phƣơng trình đƣờng tròn và rút ra kết luận?
Câu 6: Từ PTTQ của đƣờng thẳng trong mặt phẳng AxBy C 0. Tƣơng tự,
hãy suy ra PTTQ của đƣờng thẳng trong không gian.
Câu 7: Trong mặt phẳng Oxy, cho A(1,2), B(-2,4), C(1,5). Các em hãy viết phƣơng trình đƣờng thẳng đi qua A và song song với BC.
Tƣơng tự, trong không gian Oxyz, cho điểm A(1,2,-3), B(2,3,-1) và C(1,2,4). Các em hãy viết phƣơng trình mặt phẳng (nếu có) đi qua A và song song với BC.
Câu 8: Các em có bao giờ dùng tƣơng tự trong giải bài tập toán Phƣơng pháp tọa độ không? Thử đƣa ra 2 bài toán có cách giải tƣơng tự mà em biết.
Câu 9: Vậy, em nghĩ phép tƣơng tự có hữu ích trong quá trình học tập không?
Dụng ý sƣ phạm của các câu hỏi phỏng vấn học sinh
Ở câu hỏi 1, 2 và 3, chúng tôi muốn tìm hiểu những suy nghĩ, những hiểu biết chung của HS về phép tƣơng tự. Câu hỏi 4 yêu cầu HS tìm một số đối tƣợng tƣơng tự trong hình học phẳng và hình học không gian là một gợi ý ban đầu để giúp HS suy luận đƣợc các tƣơng tự trong chƣơng phƣơng pháp tọa độ trong không gian. Trong câu 5, chúng tôi muốn kiểm tra xem HS có tìm ra đƣợc mối liên hệ giữa phƣơng pháp tọa độ trong không gian và phƣơng pháp tọa độ trong mặt phẳng hay không? Câu 6 đƣa ra một tình huống suy luận tƣơng tự cho kết quả đúng. Chúng tôi yêu cầu HS giải thích suy luận của mình để biết HS có hiểu đúng về phép tƣơng tự hay không? Câu 7 là một bài tập mà nếu sử dụng tƣơng tự có thể mắc sai lầm. Mục đích của câu hỏi này là lƣu ý HS về kết quả của phép tƣơng tự không phải luôn luôn đúng, đây chỉ là dự đoán, muốn biết tính đúng sai phải dùng suy diễn để chúng minh. Câu 8 là một gợi ý về ứng dụng phép tƣơng tự vào giải bài tập toán. Đây là ứng dụng gần gủi, quen thuộc mà HS có thể sử dụng thƣờng xuyên. Sau quá trình trao đổi, thảo luận, chúng tôi muốn tìm hiểu xem những suy nghĩ của HS về phép tƣơng tự có thay đổi gì không thông qua việc trả lời câu hỏi 9.