II. Tiền sử:
2. Tiền sử gia đình:
4.1.6. Đặc điểm lâm sàng của VMDU
Các triệu chứng điển hình của VMDU là: hắt hơi thành tràng- chảy nước mũi- ngứa mũi hoặc ngạt mũi xuất hiện thành từng cơn trong ngày, diễn biến từng đợt, tái phát hầu như đều thấy ở những bệnh nhân VMDU trong nghiên cứu, tuy nhiên mức độ biểu hiện nặng nhẹ có khác nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.6), các triệu chứng chính của VMDU được biểu hiện như sau: Hắt hơi có 92,6% các trường hợp, ngứa mũi 79,4% trường hợp, chảy nước mũi 76,5% trường hợp, ngạt mũi 73,5%, ho khan 69,1%. Tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước khác như nghiên cứu của Dương Thùy Nga (2008) cho thấy ở bệnh nhân hen có VMDU triệu chứng hắt hơi chiếm 88.9%, tiếp đến là triệu chứng chảy mũi 80.6%, ngạt mũi 77.8%, ho 47.2%; nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền (2003): ngạt mũi 85.7%, chảy mũi 85.2% [52][66]. Nhưng cao hơn trong nghiên cứu của Ferguson và cộng sự (2010) tỷ lệ các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ em là: 48% trường hợp có ngạt mũi, 18% có chảy nước mũi, 12% có hắt hơi [67]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Vũ Bảo Anh (2006) cho thấy ở người VMDU ngạt mũi là triệu chứng hay gặp nhất (75%), tiếp theo là chảy nước mũi (70%) và hắt hơi (50%) [59]. Sự khác biệt này có thể được giải thích rằng ở bệnh nhân phối hợp cả hai bệnh VMDU và HPQ thì triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện rõ ràng hơn và phong phú hơn VMDU đơn thuần.
Ngoài ra trong VMDU còn gặp một số các triệu chứng khác như ngứa mắt (35,3%), đỏ mắt (32,4%), nói giọng mũi (11,8%), giảm khứu giác (8,8%)
… Các triệu chứng ngoài cơ quan hô hấp như nhức đầu, ngứa họng… ít gặp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.
Người ta nhận thấy ở một số nước có khí hậu khắc nghiệt (sự thay đổi rõ rệt về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất… trong từng ngày hoặc theo từng mùa khác nhau), đặc biệt ở những nước chịu ảnh hưởng của gió mùa gần biển thì tỷ lệ bệnh dị ứng rất cao. Và nước ta đặc biệt là Miền Bắc cũng chịu điều kiện khí hậu tương tự. Do đó tỷ lệ các bệnh dị ứng nói chung và VMDU nói riêng cũng có sự thay đổi và biến thiên theo mùa. Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy các triệu chứng của VMDU xuất hiện chủ yếu vào mùa đông (chiếm tỷ lệ 67,6%) và mùa xuân (tỷ lệ 61,8%). Đặc biệt 100% bệnh nhân được khảo sát xuất hiện các triệu chứng viêm mũi khi có sự thay đổi thời tiết. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền cho biết 53,3% số trường hợp xuất hiện VMDU vào mùa đông và 100% xuất hiện triệu chứng khi thay đổi thời tiết [66].