Tỷ lệ viêm mũi dị ứng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản có viêm mũi dị ứng tại trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng - bệnh viện bạch mai (Trang 53 - 103)

II. Tiền sử:

2. Tiền sử gia đình:

3.2.1. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng trong nghiên cứu

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân có VMDU trong nhóm nghiên cứu Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân HPQ có VMDU trong nghiên cứu chiếm khá cao: 81%.

3.2.2. Mối liên quan về mặt thời gian giữa VMDU và HPQ

Tiến hành khảo sát thời gian mắc HPQ và VMDU ở nhóm bệnh nhân HPQ có VMDU.

Bảng 3.19. Thời gian mắc HPQ và VMDU

Thời gian (năm)

Triệu chứng VMDU Triệu chứng HPQ

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % ≤ 5 0 0 3 4,4 6 – 10 5 7,3 8 11,8 11- 15 4 5,9 9 13,2 16 – 20 8 11,8 6 8,8 > 20 51 75,0 42 61,8 TG trung bình 34,12 ± 15,53 26,9 ± 14,44

Nhận xét: Thời gian trung bình mắc VMDU nhiều hơn mắc HPQ (34,12 ±

15,53 so với 26,9 ± 14,44). Thời gian mắc VMDU > 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (75%), thời gian mắc hen > 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (61,8%).

Bảng 3.20. Thời điểm xuất hiện VMDU ở bệnh nhân HPQ

Tiền sử xuất hiện VMDU Số lượng Tỷ lệ %

VMDU có trước HPQ 63 92,65

VMDU xuất hiện cùng HPQ 3 4,45

VMDU có sau HPQ 2 2,9

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử VMDU trước khi chẩn đoán HPQ nhiều

hơn hẳn so với tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử VMDU xuất hiện cùng lúc hoặc xuất hiện sau HPQ (92,65% so với 4,45% và 2,9%).

Trong các bệnh nhân có tiền sử VMDU trước khi xuất hiện HPQ tiến hành tìm hiểu thời gian từ lúc mắc VMDU đến khi xuất hiện HPQ theo số năm. Kết quả được biểu thị ở bảng sau:

Số năm Số lượng Tỷ lệ % ≤ 5 36 57,1 6- 10 16 25,4 11- 15 6 9,5 16- 20 3 4,8 > 20 2 3,2 Tổng 63 100

Nhận xét: Đa số các bệnh nhân có thời gian xuất hiện hen sau khi được chẩn

đoán VMDU là ≤ 5 năm (chiếm tỷ lệ 57,1%). 25,4% bệnh nhân có triệu chứng hen sau 6- 10 năm, 9,5% số bệnh nhân sau 11- 15 năm, 4,8% số bệnh nhân sau 16- 20 năm. Chỉ có 3,2% số bệnh nhân xuất hiện hen sau 20 năm sau khi được chẩn đoán VMDU.

3.2.3. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.22. Thời gian nằm viện trung bình

Nhóm có VMDU Nhóm không VMDU P

Thời gian nằm viện

trung bình (ngày) 14,75 ± 13,19 9,22 ± 7,06 0,022

Nhận xét:Thời gian nằm viện điều trị hen của nhóm HPQ có VMDU (14,75

± 13,19) nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm HPQ đơn thuần (9,22 ±

3.2.4. Phân loại mức độ nặng của đợt kịch phát HPQ theo GINA 2011

Bảng 3.23. Mức độ nặng của đợt kịch phát HPQ lúc bệnh nhân mới vào viện

Mức độ Nhóm có VMDU (n=68) Nhóm không VMDU (n=16) Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Nhẹ 3 4,4 2 12,5 4 4,8 Vừa 57 83,8 13 81,2 74 88,1 Nặng 7 10,3 1 6,3 5 5,9 Rất nặng 1 1,5 0 0 1 1,2

Nhận xét: Mức độ nặng của đối tượng nghiên cứu khi vào viện chủ yếu là

mức độ vừa (88,1%), ở nhóm có VMDU là 83,8%, ở nhóm không có VMDU là 81,2%.

Số bệnh nhân HPQ mức độ nặng trong nhóm bệnh nhân có VMDU chiếm tỷ lệ cao hơn hen cùng mức độ ở nhóm hen không có VMDU (10,3% so với 6,3%). Có 1 trường hợp hen ở mức độ rất nặng (1,5%), trong khi đó ở nhóm hen không có VMDU không có trường hợp nào nhưng tỷ lệ bệnh nhân hen có mức độ hen nhẹ lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với hen cùng mức độ ở nhóm hen có VMDU (12,5% so với 4,4%).

3.2.5. Mối liên quan giữa VMDU với mức độ kiểm soát hen phế quản

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa VMDU với mức độ kiểm soát HPQ theo GINA

Mức độ Nhóm có VMDU (n=68) Nhóm không VMDU (n=16) Tổng p n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Kiểm soát 0 0 0 0 0 0 0,644 Kiểm soát 1 phần 6 8,8 2 12,5 8 9,5 Không kiểm soát 62 91,2 14 87,5 76 90,5

Nhận xét: Tỷ lệ không kiểm soát được HPQ theo GINA khá cao (90,5%), ở

Không có trường hợp nào kiểm soát được HPQ.

Ở nhóm HPQ không có VMDU có tỷ lệ bệnh nhân được kiểm soát hen một phần có xu hướng cao hơn ở nhóm HPQ có VMDU (12,5% so với 8,8%).

3.2.6. Mối liên quan giữa các mức độ VMDU với mức độ kiểm soát HPQ Bảng 3.25. Mối liên quan giữa mức độ VMDU với mức độ kiểm soát HPQ

Mức độ VMDU

Kiểm soát Kiểm soát

một phần Không kiểm soát Tổng p n % n % n % Nhẹ 0 0 6 18,8 26 81,2 32 0,008 Trung bình- nặng 0 0 0 0 36 100,0 36 Tổng 0 0 6 8,8 62 91,2 68

Nhận xét: Kết quả ở bảng trên cho thấy tỷ lệ bệnh nhân VMDU mức độ trung

bình- nặng không kiểm soát được hen cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân VMDU mức độ nhẹ có hen cùng mức độ (100% so với 81,2%), với p<0,05.

Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tần suất VMDU với mức độ kiểm soát HPQ

Mức độ VMDU

Kiểm soát Kiểm soát

một phần Không kiểm soát Tổng p n % n % n % Gián đoạn 0 0 5 16,7 25 83,3 30 0,08 Dai dẳng 0 0 1 2,6 37 97,4 38 Tổng 0 0 6 8,8 62 91,2 68

Nhận xét: Kết quả ở bảng trên cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê giữa các mức độ kiểm soát HPQ với các tần suất VMDU. Tuy nhiên điều đáng chú ý là tỷ lệ bệnh nhân không kiểm soát được hen ở bệnh nhân VMDU dai dẳng (97,4%) cao hơn ở bệnh nhân VMDU gián đoạn (83,3%).

3.2.7. Mối liên quan giữa mức độ VMDU với mức độ nặng HPQ

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa mức độ VMDU với mức độ nặng HPQ

Mức độ VMDU Nhẹ Vừa Nặng Tổng p n % n % n % Nhẹ 3 9,4 29 90,6 0 0 32 0,003 Trung bình- nặng 0 0 27 75,0 9 25,0 36 Tổng 3 4,4 56 82,4 9 13,2 68

Nhận xét: Số bệnh nhân HPQ có VMDU mức độ trung bình- nặng mắc hen

mức độ nặng (25%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với số bệnh nhân VMDU mức độ nhẹ mắc hen ở mức độ tương ứng (0%). Không có bệnh nhân hen ở mức độ nhẹ nào mắc VMDU trung bình- nặng.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của HPQ có VMDU

4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới

- Tuổi: HPQ là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 49,69 ± 14,3 tuổi, trong đó nhóm bệnh nhân HPQ có VMDU (49,15 ± 14,63) thấp hơn độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân HPQ đơn thuần (52 ± 12,96), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu này đều có sự phân bố bệnh nhân ở các nhóm tuổi từ 16 tuổi trở đi đối với nhóm hen có VMDU, còn đối với nhóm hen không có VMDU thì không có mặt bệnh nhân ở nhóm tuổi ≥ 71 tuổi. Kết quả này có cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Quốc Tuấn (2005) là (40,2 ±

14,4), của Dương Thùy Nga (2008) là 45,52 ± 15,56 [51] [52].

- Giới: Cũng tương tự như đặc điểm về tuổi, HPQ cũng gặp ở mọi giới. Ở cả hai nhóm bệnh nhân đều có tỷ lệ bệnh nhân nam thấp hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ. Tỷ lệ nữ/nam ở nhóm bệnh nhân có VMDU là 3/1, ở nhóm không có VMDU là 2,8. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trước tuổi dậy thì trẻ trai bị HPQ nhiều hơn trẻ gái [53] [54], ở người trưởng thành thì tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam. Số liệu về đặc điểm giới tính của chúng tôi có cao hơn một số nghiên cứu trong nước như nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Dương tỷ lệ nữ/nam là 1,8, nghiên cứu của Lê Thị Mai Hương cũng có tỷ lệ phân bố giới tính tương tự (2/1) [55] [56], hay nghiên cứu của Phan Quang Đoàn (2009) tỷ lệ nữ là 51,5%, nam là 48,5% [17]. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Skobeloff E trên 182 bệnh nhân hen nặng có 75% là nữ.

Tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam có lẽ là do ở tuổi sinh sản các hormon liên quan tới kinh nguyệt, thai nghén, sinh đẻ và cho con bú ảnh hưởng tới đường dẫn khí làm cho bệnh hen của phụ nữ tăng lên [57].

4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp và địa dư

- Nghề nghiệp: Trong nghiên cứu này của chúng tôi thấy ở cả hai nhóm bệnh nhân tỷ lệ hen có cao nhất ở những bệnh nhân có nghề nghiệp là công nhân- nông dân (39,7% và 50%) và tiếp đến là nội trợ, thấp hơn ở những bệnh nhân có nghề nghiệp là công chức (29,4% và 12,5%). Theo kết quả này có lẽ là do tính chất công việc của những bệnh nhân có nghề nghiệp là công nhân- nông dân và nội trợ dễ có cơ hội tiếp xúc với dị nguyên trong môi trường làm việc nhiều hơn nên dễ bị hen cao hơn.

- Địa dư: Theo nghiên cứu này chúng tôi ở biểu đồ 3.2 thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phân bố bệnh nhân ở nông thôn và thành thị ở hai nhóm bệnh nhân. Sự phân bố bệnh nhân ở hai khu vực của mỗi nhóm cũng không có sự khác biệt nhau lớn.

4.1.3. Tiền sử dị ứng của bản thân và gia đình

Tính chất gia đình hay tiền sử dị ứng của bản thân trong HPQ được nhiều tác giả trên thế giới nói đến từ rất lâu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã khẳng định tiền sử dị ứng gia đình có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán HPQ nói riêng và các bệnh lý dị ứng- miễn dịch khác nói chung. Tìm hiểu về yếu tố di truyền của đối tượng nghiên cứu chúng tôi thấy ở cả hai nhóm đều có tiền sử dị ứng cá nhân và gia đình chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tiền sử dị ứng cá nhân hay gia đình giữa nhóm có VMDU và nhóm không có VMDU. Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.3 cho thấy:

+ Về tiền sử dị ứng gia đình: ở nhóm hen có VMDU có 52,9% và ở nhóm hen không có VMDU có 43,8%, kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Dương Thùy Nga 47,2% [52], ADO 51,8% [58].

+ Về tiền sử cá nhân: ở nhóm hen có VMDU có 75% và ở nhóm không VMDU có 68,8%, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trong nước như của Nguyễn Năng An, Phan Quang Đoàn, Lê Văn Khang là 76,19% [23], của Nguyễn Vũ Bảo Anh (2006) là 77,4% [59], hay của Nguyễn Hữu Trường (2001) là 62,86% [50]. Trong đó các bệnh dị ứng hay gặp của tiền sử dị ứng cá nhân ở nhóm hen có VMDU: mày đay- phù quincke chiếm 41,2%, dị ứng thuốc 25%, viêm da dị ứng 22,1%, viêm kết mạc dị ứng 16,2%; ở nhóm hen không VMDU: mày đay- phù quincke chiếm 37,5%, viêm da dị ứng 18,8%, dị ứng thuốc 18,8%, viêm kết mạc dị ứng 6,3%, kết quả này có cao hơn kết quả của Nguyễn Hữu Trường (2001) mày đay- phù quincke là 22,86%, thuốc là 17,14% [50]. Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ 3.3 ta thấy tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử gia đình và cá nhân của nhóm hen có VMDU có xu hướng cao hơn nhóm hen đơn thuần, kết quả này có thể giải thích rằng ở những bệnh nhân hen có kèm theo bệnh dị ứng như VMDU thì thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng.

4.1.4. Tuổi khởi phát bệnh hen phế quản

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 3.5 cho thấy hen có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi. Tuổi khởi phát hen trung bình của nhóm hen có VMDU là 20,49 ± 1,16, trong đó tỷ lệ cao nhất tập trung ở nhóm tuổi 11- 20 tuổi; ở nhóm hen không VMDU là 27,81 ± 1,67, tỷ lệ cao nhất tập trung ở nhóm tuổi 31- 40 tuổi. Kết quả này thấp hơn báo cáo của Lê Thị Mai Hương (2012) là 31 ± 15,84 [56] và cao hơn với các báo cáo khác của một số tác giả trong và ngoài nước như của Lê Văn Khang, Phan Quang Đoàn, Nguyễn Năng An (1998), tỷ lệ mắc hen trước 10 tuổi là 52,38%, trước 40 tuổi: 98,42% và

không có trường hợp nào mắc sau 60 tuổi. Theo số liệu của Ann J.K và Daniel R.P cho rằng một nửa bệnh nhân người lớn bị hen trước 10 tuổi [60] [61]. Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân chưa đủ lớn để đánh giá đúng đặc điểm này.

Tuy nhiên có điều đáng chú ý là tuổi khởi phát bệnh HPQ trung bình của nhóm có VMDU thấp hơn của nhóm hen đơn thuần. Điều này có nghĩa là trong nghiên cứu này nhóm hen có VMDU có tuổi khởi phát hen có xu hướng sớm hơn nhóm hen đơn thuần. Đặc điểm này phù hợp với nhiều nghiên cứu cho rằng khởi phát hen sớm thường kết hợp với cơ địa dị ứng và bệnh dị ứng kèm theo như viêm mũi dị ứng, chàm...; trong khi khởi phát hen muộn thường gặp ở bệnh nhân nữ, ít liên quan tới các yếu tố dị ứng [62] [63].

4.1.5. Các yếu tố làm khởi phát cơn hen phế quản

Có rất nhiều yếu tố làm khởi phát cơn hen như: thay đổi thời tiết, gắng sức, nhiễm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp cấp, thức ăn, bụi nhà, lông súc vật…

Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.5) cho thấy đối với những bệnh nhân hen có VMDU và nhóm hen đơn thuần, yếu tố thay đổi thời tiết làm xuất hiện cơn hen lần lượt là 80,9% và 81,3% các trường hợp. Kết quả này không khác biệt nhiều so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Trường tỷ lệ này là 88,58%, của Nguyễn Văn Trung (2007) cũng cho kết quả 91,5% số bệnh nhân khởi phát hen do thay đổi thời tiết [49] [50].

Nhiễm trùng hô hấp được coi là yếu tố nguy cơ cao gây khởi phát cơn hen ở những bệnh nhân hen. Trong nghiên cứu này (bảng 3.6) cho thấy ở nhóm có VMDU có 66,2% bệnh nhân bị lên cơn hen khi mắc các đợt nhiễm khuẩn hô hấp, ở nhóm không có VMDU là 62,5%. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung 78%,

nhưng cao hơn tỷ lệ tương ứng trong nghiên cứu tác giả Nguyễn Hữu Trường là 45,71% và của Nguyễn Vũ Bảo Anh là 35,5% [49][50][59]. Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hanh cũng chỉ rõ mối liên quan của hai yếu tố thay đổi thời tiết và nhiễm khuẩn hô hấp với nguy cơ khởi phát cơn hen [64].

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân khởi phát cơn hen đứng ở vị trí thứ ba (chiếm tỷ lệ 79,4%), sau các yếu tố thay đổi thời tiết và nhiễm khuẩn hô hấp. Đợt cấp của hen thường đi kèm với các đợt nặng lên của VMDU, trong đó triệu chứng VMDU thường xuất hiện sớm hơn các triệu chứng hen. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu điều trị tốt VMDU sẽ giúp cải thiện và giảm tần suất tái diễn của cơn hen [31][33]. Kết quả này của chúng tôi tương đồng với rất nhiều nghiên cứu khác của các tác giả trong và ngoài nước. Khi nghiên cứu trên nhóm học sinh lứa tuổi 6- 11 tuổi đang sinh hoạt tại Câu lạc bộ phòng chống hen trường Tiểu học Thành Công B, tác giả Nguyễn Vũ Bảo Anh nhận thấy 60% số trường hợp khởi phát cơn hen và 20% trường hợp cơn hen nặng lên sau đợt VMDU [59]. Còn tác giả Nguyễn Văn Trung (2007) thấy rằng VMDU là yếu tố thuận lợi gây khởi phát và làm cơn hen nặng lên trong 70% trường hợp nghiên cứu [49]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Pawankar cũng cho thấy 79% trường hợp khởi phát hen sau đợt VMDU [37]. Có thể nói VMDU là một yếu tố nguy cơ của HPQ.

Từ kết quả trên ta có thể suy luận: HPQ có thể là một diễn biến sau VMDU. Và việc dự phòng tốt VMDU có thể dự phòng tốt hen phế quản.

Một trong những yếu tố quan trọng cũng gây khởi phát cơn hen là các hoạt động gắng sức, nghiên cứu của Cù Thị Minh Hiền thấy rằng 44,6% trường hợp xuất hiện cơn hen cấp sau hoạt động mạnh [65]. Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả của chúng tôi là ở nhóm hen có VMDU là 44,1% và ở nhóm không VMDU là 43,8%, điều này cũng phù hợp với kết

luận của một số nghiên cứu cho rằng gắng sức có thể làm khởi phát cơn hen

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản có viêm mũi dị ứng tại trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng - bệnh viện bạch mai (Trang 53 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w