Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản có viêm mũi dị ứng tại trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng - bệnh viện bạch mai (Trang 28 - 30)

II. Tiền sử:

2.1.Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

2. Tiền sử gia đình:

2.1.Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 11/2012 đến tháng 7/2013.

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu

Các bệnh nhân HPQ được điều trị HPQ tại Trung tâm Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai.

Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu:

- Tuổi ≥ 16 tuổi.

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định HPQ theo tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ của GINA 2011.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân < 16 tuổi.

- Bệnh nhân có kèm theo các dị tật bẩm sinh (tim bẩm sinh, mềm sụn thanh quản…)

- Bệnh nhân bị các bệnh phổi mạn tính, khí phế thũng, xơ nang phổi, giãn phế quản, cắt phổi hoặc các bệnh hô hấp khác ngoài HPQ.

- Phụ nữ có thai.

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Áp dụng tiêu chuẩn GINA 2011:

* Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng:

- Triệu chứng cơ năng: Ho khò khè, khó thở, nặng ngực hay tái phát. Triệu chứng xuất hiện nặng hơn về đêm và sáng, khi thay đổi thời tiết, khi tiếp xúc dị nguyên hoặc theo mùa.

- Triệu chứng thực thể: Nghe phổi có ran rít, ran ngáy. Ngoài cơn có thể bình thường.

Các triệu chứng trên được cải thiện khi sử dụng thuốc giãn phế quản. - Tiền sử: Bệnh nhân có cơ địa dị ứng hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh HPQ hoặc bệnh dị ứng khác.

* Cận lâm sàng:

- Đo chức năng hô hấp có biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn: + FEV1 < 80% so với giá trị lý thuyết.

+ Dung tích sống (VC) bình thường hoặc giảm ít. - Test hồi phục phế quản (+).

2.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán VMDU theo ARIA 2010:

• Dựa vào lâm sàng với các triệu chứng: - Chảy nước mũi trong

- Ngứa mũi - Ngạt mũi

- Hắt hơi từng tràng kéo dài

Các triệu chứng trên xuất hiện thành từng cơn trong ngày, nhiều cơn trong một đợt.

• Tiền sử dị ứng cá nhân: đã có các cơn VMDU như trên trong nhiều năm, ngoài ra bản thân bệnh nhân hoặc người thân trong gia đình có thể mắc các bệnh dị ứng khác hoặc không.

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản có viêm mũi dị ứng tại trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng - bệnh viện bạch mai (Trang 28 - 30)