Hiệu quả điều trị viêm kẽ do vi khuẩn bằng kháng sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu căn nguyên, các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của viêm kẽ (Trang 52 - 93)

3.3.1. Đặc điểm của các nhóm nghiên cứu

- Nhóm I: điều trị bằng bôi mỡ Bactroban

- Nhóm II: điều trị bằng uống Rovamycin kết hợp bôi mỡ Bactroban

Bảng 3.22: Nhóm điều trị theo giới

Nhóm Giới I (n=17) II (n=13) Tổng p Nam 5 (29,4) 2 (15,4) 7 (23,3) >0,05 Nữ 12 (70,6) 11 (84,6) 23 (67,7) Tổng số 17 (56,7) 13 (43,3) 30 (100,0)

Nhận xét bảng 3.22: bệnh nhân được theo dõi đánh giá điều trị bằng hai phương pháp có sự phân bố về giới tính giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.23: So sánh tuổi trung bình của bệnh nhân giữa 2 nhóm

Nhóm

Tuổi I II p

Min – Max 1-59 1-57

Trung bình 17,9 ± 16,1 24,3 ± 17,4 0,358

Nhận xét bảng 3.23: tuổi trung bình của nhóm I thấp hơn so với nhóm II, nhưng chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.3.2. Kết quả điều trị ở nhóm I

Mức độ bệnh Trước điều trị Sau điều trị điều trị (%)Hiệu quả

Nặng 0 0 0

Trung bình (n=7) 60 3 95,0

Nhẹ (n=10) 45 0 100,0

Chung hai nhóm 105 3 97,1

Nhận xét bảng 3.24: sau 2 tuần điều trị, tổng số điểm của các triệu chứng lâm sàng ở nhóm bệnh nhân bị bệnh ở mức độ trung bình giảm được là 95%. Nhóm mức độ nhẹ là 100%. Tỷ lệ giảm chung của hai nhóm mức độ trung bình và nhẹlà 97,1%.

Bảng 3.25: Kết quả sau mỗi tuần điều trị của nhóm I( n=17)

Thời gian Kết quả

Sau 1 tuần Sau 2 tuần

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Rất tốt 0 0 6 35,3 Tốt 10 58,8 11 64,7 Trung bình 7 41,2 0 0 Kém 0 0 0 0

Nhận xét bảng 3.25: sau 1 tuần điều trị nhóm I đạt kết quả tốt chiếm tỷ lệ 58,8%, kết quả trung bình chiếm tỷ lệ 41,2%. Sau 2 tuần điều trị 100% đạt kết quả rất tốt và tốt, không trường hợp nào là không đáp ứng điều trị.

Bảng 3.26: Kết quả soi trực tiếp tìm vi khuẩn sau 1 tuần điều trị của nhóm I (n=17)

Thời gian Kết quả

Trước điều trị Sau 1 tuần Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

VK dương tính 17 100,0 0 -

Nhận xét bảng 3.26: sau 1 tuần điều trị, 100% bệnh nhân xét nghiệm soi trực tiếp tìm vi khuẩn đều âm tính.

3.3.3. Kết quả điều trị ở nhóm II

Bảng 3.27: So sánh mức độ cải thiện bệnh trước và sau điều trị của nhóm II ( n=13)

Mức độ bệnh Trước điều trị Sau điều trị

Hiệu quả điều trị (%) Nặng (n=13) 147 23 84,4 Trung bình (n=0) 0 0 Nhẹ (n=0) 0 0

Nhận xét bảng 3.27: sau 2 tuần điều trị tổng điểm các triệu chứng lâm sàng ở nhóm II giảm được là 84,4%.

Bảng 3.28: Kết quả sau các tuần điều trị của nhóm II (n=13)

Thời gian Kết quả

Sau 1 tuần Sau 2 tuần

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Rất tốt 0 4 30,8

Tốt 5 38,5 5 38,5

Trung bình 7 53,8 4 30,8

Kém 1 7,7 0

Nhận xét bảng 3.28: sau 1 tuần điều trị nhóm II có kết quả tốt chiếm tỷ lệ 38,5%, kết quả trung bình là 53,8%. Kết quả kém 7,7%. Sau 2 tuần điều trị kết quả rất tốt và tốt là 69,3%. Kết quả trung bình là 30,8%. Không có kết quả kém.

Bảng 3.29:Kết quả soi trực tiếp tìm vi khuẩn sau các tuần điều trị của nhóm II (n=13)

Kết quả

Trước điều trị Sau 1tuần Sau 2 tuần Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) VK dương tính 13 100,0 3 23,1 0 VK âm tính 0 - 10 76,9 13 100,0

Nhận xét bảng 3.29: sau 1 tuần điều trị tỷ lệ dương tính còn là 23,1%, cao hơn so với nhóm I (0%). Sau 2 tuần điều trị âm tính 100%.

3.3.4. So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm

Bảng 3.30: So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm

Kết quả Nhóm

Sau 1 tuần Sau 2 tuần

Rất Tốt Tốt Trung bình Kém Rất Tốt Tốt Trung bình Kém Nhóm I (n=17) 10 (58,8) 7 (41,2) 0 6 (35,3) 11 (64,7) 0 0 Nhóm II (n=13) 5 (38,5) 7 (53,8) 1 (7,7) 4 (30,8) 5 (38,5) 4 (30,8) 0 So sánh (p) >0,05 <0,05

Nhận xét bảng 3.30: sau 1 tuần điều trị nhóm I đạt kết quả tốt hơn so với nhóm II, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Sau 2 tuần điều trị nhóm I có kết quả tốt hơn so với nhóm II, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.31: Những biểu hiện không mong muốn của thuốc Triệu chứng Nhóm I Nhóm II Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tăng ngứa 0 0 Tăng đỏ da 0 0 Cảm giác nóng rát tại chỗ 0 0 Buồn nôn 0 0

Biếu hiện toàn thân khác 0 0

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Khảo sát căn nguyên và các yếu tố liên quan của viêm kẽ.4.1.1. Các yếu tố liên quan đến viêm kẽ 4.1.1. Các yếu tố liên quan đến viêm kẽ

4.1.1.1. Yếu tố địa lý

Kết quả nghiên cứu bảng 3.1 thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm kẽ ở những người sống ở nông thôn là 53,9% cao hơn so với những người sống ở thành thị là 46,1%, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Các yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc ở nông thôn có thể là: - Điều kiện vệ sinh kém.

- Do đặc thù nghề nghiệp: các công việc như làm ruộng, chăn nuôi nên môi trường làm việc có tỷ lệ ô nhiễm cao, phải làm việc trong điều kiện ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều và luôn trong tình trạng nóng.

Theo tác giả Divia Monnappa [26] nghiên cứu tại Ấn Độ thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm kẽ của những người sống ở nông thôn là 70%, những người sống ở thành thị là 30%. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kẽ của những người sống ở nông thôn cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi.

Thông thường bệnh viêm kẽ xảy ra khi gặp các điều kiện thuận lợi như môi trường sống và làm việc nóng ẩm, điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh hoặc là lao động nặng nhọc, thiếu phương tiện dụng cụ bảo hộ lao động. Như vậy, rõ ràng người sống ở nông thôn thì có thể dễ bị viêm kẽ hơn người sống ở thành thị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy điều này chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Chúng tôi cho rằng có thể số lượng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn nên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Vấn đề tỷ lệ mắc ở nông thôn không cao hơn nhiều so với ở thành thị cũng có thể do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi ở hai cơ sở là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Da Liễu Trung ương đều đóng tại địa bàn thành phố Hà Nội, cho

nên bệnh nhân bị viêm kẽ đến khám và điều trị chủ yếu ở thành phố và các vùng ngoại ô quanh thành phố. Các khu vực này cũng đang đô thị hoá và công nghiệp hoá nông nghiệp cho nên điều kiện sinh hoạt và lao động của bệnh nhân cũng được cải thiện. Điều đó cũng có thể gây ảnh hưởng đến khoảng cách của tỷ lệ bệnh nhân bị viêm kẽ giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp lại.

4.1.1.2. Phân bố bệnh theo tuổi

Kết quả bảng 3.2 thấy tuổi trung bình của bệnh nhân nữ cao hơn so với bệnh nhân nam (32,5 và 22,2 tuổi), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<005. Tuổi trung bình của bệnh nhân nữ cao hơn có thể do nữ ở lứa tuổi trung niên và người già có thể trạng béo hơn nên bị viêm kẽ nhiều hơn. Có thể đó là lý do làm tuổi trung bình của bệnh nhân nữ cao hơn. Tuy nhiên, sự phân bố theo nhóm tuổi ở hai giới không có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Chúng tôi phân thành nhóm trẻ từ 2 tuổi trở xuống gồm trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nhóm từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi là nhóm trẻ mẫu giáo. Nhóm từ 6 đến dưới 16 tuổi là nhóm học sinh. Nhóm từ 16 đến dưới 40 tuổi là nhóm sinh viên, thanh niên. Nhóm từ 40 đến dưới 60 tuổi là nhóm trung niên. Nhóm từ 60 tuổi trở lên là nhóm người già.

Nhóm tuổi từ 16 đến dưới 40 tuổi là 77 bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 42,8%. Nhóm từ 40 đến dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ 20%. Nhóm dưới 2 tuổi chiếm 16,1%, nhóm từ 2 đến dưới 6 tuổi và nhóm từ 6 đến dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm 6,7%. Như vậy, bệnh viêm kẽ tập trung nhiều vào hai độ tuổi. Dưới 2 tuổi chiếm 16,1% và độ tuổi lao động (người trưởng thành) từ 16 đến dưới 60 tuổi chiếm 62,8%. Giải thích điều này chúng tôi cho rằng: những bệnh nhân dưới 2 tuổi hay bị viêm kẽ là do chế độ chăm sóc của các bà mẹ không đúng làm ứ đọng mồ hôi, nước tiểu ở các kẽ, thường gây viêm kẽ do nấm và vi khuẩn. Nhiều trường hợp trên lâm sàng chúng tôi thấy các cháu bé bị viêm kẽ do tắm các loại nước lá cây không được vệ sinh, do rắc bột phấn

vào các kẽ, do đóng bỉm liên tục gây viêm, cũng đôi khi gặp viêm kẽ ở bệnh nhân bị viêm da cơ địa hoặc ở bệnh ngoài da khác.

Ở tuổi lao động tỷ lệ viêm kẽ tăng lên, điều này có thể giải thích là do điều kiện bảo hộ lao động không tốt. Thực tế lâm sàng, chúng tôi đã gặp những trường hợp viêm kẽ các ngón chân do bệnh nhân không mang giày, dép khi lao động, đặc biệt là lao động ở môi trường nóng ẩm. Bệnh nhân làm các nghề đặc thù như giết mổ gia súc, gia cầm, làm dấm, nấu rượu, làm đậu, muối dưa, cà, bán nước giải khát cũng hay bị viêm các kẽ ngón tay. Hiện nay có rất nhiều chất tẩy rửa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng được lưu hành trên thị trường, khi sử dụng lại không được dùng các phương tiện bảo hộ lao động (đi găng tay, ủng) cũng có thể là nguyên nhân gây viêm kẽ ở những người thường xuyên tiếp xúc với chúng.

Tất cả những lý do trên và còn nhiều lý do khác tuỳ theo hoàn cảnh, môi trường và điều kiện của từng người lao động đã làm cho tỷ lệ bệnh viêm kẽ ở tuổi này tăng cao.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với nhận xét của tác giả Divia Monnappa [26] là viêm kẽ gặp đa số ở nhóm tuổi 21-30 tuổi.

Kết quả bảng 3.3 thấy bệnh viêm kẽ phân bố ở hầu hết các nhóm tuổi. Nhóm từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất nhưng đối với viêm kẽ do vi khuẩn nhóm này lại chiếm tỷ lệ cao nhất (83,3%), nhóm trẻ dưới 2 tuổi viêm kẽ do vi khuẩn cũng chiếm tỷ lệ cao (27,6%). Như vậy, viêm kẽ do vi khuẩn gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Hai nhóm trẻ nhỏ này bị viêm kẽ do vi khuẩn nhiều hơn có thể do da mỏng, chức năng màng chắn của da chưa hoàn chỉnh, ở trẻ nhỏ có những nếp gấp da sâu hơn và khả năng giữ gìn vệ sinh cơ thể không tốt. Lý giải kết quả này chúng tôi cũng cho rằng trẻ em ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch đang hoàn thiện, có thể nhiễm nhiều loại vi khuẩn mà cơ thể chưa được mẫn cảm. Vì vậy, khi gặp những điều kiện thuận lợi thì chúng có thể gây bệnh. Mặt khác, các tác nhân như vi khuẩn, nấm có thể sống cộng

sinh trên da người, cũng như có sẵn trong môi trường sống, khi gặp các điều kiện thuận lợi như da bị ẩm ướt, chấn thương thì vai trò màng chắn của da bị hư hại, các vi khuẩn nhân cơ hội gây bệnh. Vì vậy, viêm kẽ do vi khuẩn là một trong những bệnh hay gặp ở các đối tượng này.

Viêm kẽ ở bệnh nhân bị viêm da cơ địa gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 40 đến dưới 60 chiếm 33,3%. Lứa tuổi từ 16 đến dưới 40 chiếm 26,0%, lứa tuổi trên 60 là 21,4%. Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, tiến triển dai dẳng. Bệnh có thể xuất hiện từ lúc mới sinh và tồn tại đến khi trưởng thành. Viêm da cơ địa được phân ra các giai đoạn: viêm da cơ địa trẻ sơ sinh, viêm da cơ địa trẻ em, viêm da cơ địa ở người lớn. Lúc đầu thương tổn rải rác toàn thân, tiến triển về sau thương tổn thường khu trú đặc biệt vào các nếp gấp lớn. Có lẽ do đặc điểm tiến triển của bệnh viêm da cơ địa nên tỷ lệ viêm kẽ do viêm da cơ địa cao ở người lớn. Theo dõi trên lâm sàng chúng tôi thấy vị trí hay gặp là khoeo chân, nếp gấp khuỷu tay, kẽ ngón chân. Như vậy, viêm kẽ do viêm da cơ địa ở người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn ở trẻ em.

Viêm kẽ do nấm chiếm tỷ lệ cao ở lứa tuổi từ 16 đến dưới 40 chiếm 39%. Lứa tuổi này chủ yếu là sinh viên, gặp nhiều là nấm bẹn. Tiếp theo là lứa tuổi từ 40 đến dưới 60 chiếm 27,8% gặp chủ yếu ở người hay đi giày chật, người làm ruộng, nguyên nhân thường là do nấm ở kẽ ngón chân. Trẻ dưới 2 tuổi chiếm 24,1% gặp chủ yếu là viêm kẽ do Candida.

Viêm kẽ do viêm da tiếp xúc gặp nhiều ở lứa tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 42,9%, tiếp đến là nhóm tuổi từ 6 đến dưới 16 chiếm 16,7%, nhóm tuổi từ 40 đến dưới 60 chiếm 13,9%, nhóm trẻ dưới 2 tuổi chiếm 13,8%.

Viêm kẽ do viêm da dầu ở nhóm tuổi từ 16 đến dưới 40 chiếm 7,8%, nhóm tuổi từ 40 đến dưới 60 chiếm 5,6%, dưới 2 tuổi chiếm 3,4%, không gặp trường hợp viêm kẽ do viêm da dầu ở lứa tuổi từ 2 đến dưới 16 tuổi và nhóm tuổi trên 60.

Viêm kẽ do vảy nến gặp ở nhóm tuổi từ 40 đến dưới 60 là 2,8%, nhóm tuổi từ 16 đến dưới 40 là 1,3%. Vị trí gặp là kẽ liên mông, kheo chân. Nghiên cứu về bệnh vảy nến của tác giả Trần Văn Tiến [12] cho thấy bệnh thường gặp nhiều ở độ tuổi lao động, tỷ lệ bệnh vảy nến thể đảo ngược thì rất ít chỉ chiếm 0,75% trong số các bệnh nhân bị bệnh vảy nến. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rất ít trường hợp viêm kẽ do vảy nến mà chỉ gặp ở độ tuổi từ 16 đến dưới 60 tuổi.

Viêm kẽ do viêm da thiếu kẽm gặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi chiếm 13,8%.

Viêm kẽ do viêm da tã lót chỉ gặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi chiếm 3,5%.

4.1.1.3. Phân bố bệnh theo giới

Theo nghiên cứu của Mistiaen P và cộng sự [49] thì không có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh viêm kẽ giữa nam và nữ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.4 thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn so với bệnh nhân nam (Nữ/Nam = 1,5), tỷ lệ bệnh nhân nữ là 59,4%, tỷ lệ bệnh nhân nam là 40,6%. Do đặc điểm sinh hoạt và làm việc có tính chất đặc thù theo giới thì phụ nữ thường hay sử dụng mỹ phẩm, tham gia các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình nên phải tiếp xúc với xà phòng, nước rửa bát và các công việc phải tiếp xúc với nước nhiều. Có thể đó là những điều kiện thuận lợi để phụ nữ hay bị viêm kẽ hơn nam giới. Kết quả này làm rõ thêm kết quả của bảng 3.6 khi nghiên cứu bệnh viêm kẽ liên quan đến nghề nghiệp thì cũng có tới 7,8% người làm nội trợ, giúp việc bị viêm kẽ trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu. Đặc điểm ở nước ta hầu như những người nội trợ, người giúp việc là phụ nữ, có lẽ đây là một trong những yếu tố làm cho tỷ lệ nữ giới bị viêm kẽ cao hơn so với nam giới.

Kết quả bảng 3.5 thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh viêm kẽ theo giới tính. Tuy nhiên, viêm kẽ do nấm da ở nam (34,2%) cao hơn so với nữ (25,2%). Viêm kẽ do viêm da cơ địa, do vi khuẩn, do viêm da tiếp xúc nữ

lại cao hơn so với nam. Viêm kẽ do nấm da ở nam cao hơn so với nữ mà lại gặp chủ yếu ở nhóm học sinh, sinh viên nam, có thể do điều kiện vệ sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu căn nguyên, các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của viêm kẽ (Trang 52 - 93)