Rovamycin trong điều trị các bệnh nhiễm trùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu căn nguyên, các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của viêm kẽ (Trang 31 - 93)

Trình bày:

Rovamycin viên 3 MIU và 1,5 MIU spiramycin: viên nén bao film. Sản xuất bởi Sanofi Aventis.

Rovabiotic gói bột pha uống chứa 0,75MIU spiramycin, gói 3g. Sản xuất bởi Tenamyd Canada.

Dược lực học:

Spiramycin là kháng sinh họ macrolid chiết xuất từ Streptomyces ambo faciens; Espiramycina.

Thuốc có tác dụng đến các vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn nhóm A, S. mitis, S. sanguis, Phế cầu, mycoplasma pneumoniae, leptospirae, C. Diphteriae, Campylobacter.

Chỉ định điều trị:

Thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra:

Nhiễm trùng tai, mũi, họng. Viêm phế quản - phổi.

Nhiễm khuẩn niệu - sinh dục.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm như nhọt, viêm da mủ và chốc [8].

Chống chỉ định:

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm macrolid.

Tác dụng phụ của thuốc:

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban đỏ trên da. Thuốc không thải trừ qua thận nên không cần giảm liều khi bị suy thận.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

* Khảo sát căn nguyên, các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của viêm kẽ:

Gồm 180 bệnh nhân viêm kẽ đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương và khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm kẽ:

+ Dát đỏ ranh giới rõ, ẩm, trợt da, có thể có những vết nứt hoặc mủ.

+ Triệu chứng cơ năng: ngứa, rát hoặc đau.

+ Vị trí: ở các vùng kẽ nách, cổ, kẽ sau tai, khoeo chân, khuỷu tay, nếp dưới vú (ở phụ nữ), nếp lằn bụng (ở người béo), kẽ ngón chân, kẽ bẹn, kẽ mông, kheo chân.

- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là viêm kẽ, đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. * Đánh giá hiệu quả điều trị viêm kẽ do vi khuẩn bằng kháng sinh:

Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm kẽ do vi khuẩn trong số 180 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương và khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai.

- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: những bệnh nhân bị viêm kẽ, xét nghiệm nhuộm soi có vi khuẩn, soi trực tiếp không thấy nấm, loại trừ viêm kẽ do bệnh da khác và đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với mupirocin hoặc kháng sinh nhóm macrolid.

+ Bệnh nhân đang uống các loại kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng khác.

+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Bệnh nhân có HIV (+).

+ Bệnh nhân bị viêm kẽ liên quan đến bệnh toàn thân nặng.

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu

2.1.2.1. Dụng cụ

Kính hiển vi, nạo cùn, cồn sát khuẩn, tăm bông, đèn cồn, lam kính, lamen.

2.1.2.2. Thuốc điều trị

Mỡ Bactroban: tuýp 5g chứa 2% mupirocin, sản xuất tại Philippine. Rovamycin: dạng viên nén bao phim chứa 1,5 M.I.U spiramycin.

Dạng viên nén bao phim chứa 3 M.I.U spiramycin.

Rovabiotic gói bột pha uống chứa 0,75MIU spiramycin, gói 3g. Sản xuất bởi Tenamyd Canada.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.1. Khảo sát căn nguyên, các yếu tố liên quan, xác định đặc điểm lâm sàng của viêm kẽ

2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tất cả các biến số (mục 2.2.1.4) ở những bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu.

2.2.1.2. Mẫu nghiên cứu

Mẫu thuận tiện gồm 180 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2012 đạt tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu.

2.2.1.3. Kỹ thuật thu thập số liệu

Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án thống nhất đã được thông qua trong đề cương nghiên cứu.

Hỏi bệnh để thu thập các thông tin: tuổi, giới, nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng, tiền sử bệnh tật, biểu hiện lâm sàng.

Khám thực thể: xác định vị trí, số lượng thương tổn, mức độ thương tổn, các loại thương tổn.

Đánh giá một số yếu tố liên quan: + Tuổi mắc bệnh.

+ Phân bố bệnh theo giới. + Phân bố theo nghề nghiệp. + Phân bố bệnh theo thời gian. + Các bệnh liên quan.

Các xét nghiệm:

- Soi trực tiếp tìm nấm:

Kỹ thuật: dùng nạo cùn vô khuẩn cạo lấy vảy trên vị trí thương tổn, gom bệnh phẩm lên lam kính, nhỏ 1 giọt KOH 10% lên bệnh phẩm, đậy lamen, sau 1 giờ soi trên kính hiển vi vật kính 10 và 40.

- Nhuộm soi tìm vi khuẩn:

+ Lấy bệnh phẩm, dàn lên tấm kính sạch và trong, hơ trên ngọn lửa đèn cồn với sức nóng vừa phải để cố định tiêu bản.

+ Nhuộm Gram:

Phủ phiến đồ bằng dung dịch tím gentiane trong thời gian 1 phút, rửa nước nhẹ nhàng.

Phủ phiến đồ bằng dung dịch lugol để trong thời gian 1 phút. Rửa nước. Tẩy màu bằng Aceton-cồn tỷ lệ 1/5. Tẩy màu cho đến khi vết bệnh phẩm chỉ còn màu tím nhạt (thời gian từ 10-20 giây).

Rửa nước, để khô, soi kính hiển vi.

Sử dụng kính hiển vi và nhận định kết quả.

- Nuôi cấy vi khuẩn: để chẩn đoán xác định loại vi khuẩn gây bệnh cần tiến hành phương pháp nuôi cấy [1]. Nuôi cấy vi khuẩn được tiến hành:

+ Môi trường nuôi cấy:

Canh thang glucose 2%. Thạch máu đĩa.

+ Điều kiện ủ ấm:

Nhiệt độ: 35 - 37oC. Khí trường: 5 - 7% CO2.

Thời gian: 16 – 18 giờ. + Nuôi cấy:

Theo dõi sự mọc của vi khuẩn trong canh thang, nếu đục thì cấy chuyển sang thạch máu.

Theo dõi sự mọc của vi khuẩn thạch máu, quan sát và nhận định khuẩn lạc.

+ Định danh vi khuẩn:

Nhận định hình thái khuẩn lạc của từng loại vi khuẩn trên các loại môi trường: hình dạng, kích thước, màu sắc, độ bóng, khô, mỡ, bờ đều hay không đều, tan máu, mùi.

Nhuộm Gram để xác định hình thể, cách sắp xếp, tính chất bắt màu của vi khuẩn.

Xác định các tính chất sinh vật học.

Ngưng kết với các kháng huyết đa giá, đơn giá. + Đọc và nhận định kết quả:

Dương tính: nuôi cấy và định danh được vi khuẩn. Tất cả các vi khuẩn mọc thuần đều được coi là vi khuẩn gây bệnh.

- Xét nghiệm chức năng gan (SGOT, SGPT), mỡ máu (cholesterol, triglycerid), Glucose.

2.2.1.4. Biến số nghiên cứu

- Tuổi, giới, nghề nghiệp, yếu tố địa lý, tháng mắc bệnh, thể trạng (béo, gầy), bệnh phối hợp, nhiễm HIV, Glucose, SGOT, SGPT, Cholesterol, triglycerid.

- Nguyên nhân gây viêm kẽ.

- Các loại thương tổn: dát đỏ, ẩm, trợt da, nứt da, vảy tiết, mụn nước, mủ. - Các triệu chứng cơ năng: ngứa, rát, đau.

- Vị trí thương tổn. - Số lượng thương tổn. - Mức độ bệnh.

- Thời gian mắc bệnh tới lúc khám. - Tác dụng không mong muốn của thuốc.

2.2.1.5. Các bước tiến hành nghiên cứu

- Lập bệnh án nghiên cứu (có trong phần phụ lục).

- Khám và hỏi bệnh, tiến hành chẩn đoán xác định, thu thập thông tin vào bệnh án nghiên cứu.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm kẽ do vi khuẩn bằng kháng sinh

2.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Các bệnh nhân viêm kẽ do vi khuẩn đạt tiêu chuẩn lựa chọn để điều trị bằng kháng sinh. Có hai nhóm điều trị dựa vào mức độ bệnh:

Nhóm I: viêm kẽ do vi khuẩn mức độ nhẹ và mức độ trung bình. Nhóm II: viêm kẽ do vi khuẩn mức độ nặng.

Theo dõi diễn biến lâm sàng và đánh giá kết quả sau 1 tuần, 2 tuần điều trị.

2.2.2.2. Mẫu nghiên cứu

Gồm 30 bệnh nhân viêm kẽ được xác định là do vi khuẩn, chia làm hai nhóm. Nhóm I gồm 17 bệnh nhân, nhóm II gồm 13 bệnh nhân.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn lựa chọn để điều trị và không có tiêu chuẩn loại trừ.

- Xét nghiệm soi trực tiếp không thấy nấm, nhuộm soi có vi khuẩn.

2.2.2.3. Đánh giá mức độ bệnh và tiến triển của thương tổn

Dựa vào cách tính tổng số điểm của các triệu chứng lâm sàng gồm: dát đỏ + tiết dịch, mủ + trợt da + ngứa và rát. Mỗi dấu hiệu có điểm đánh giá từ 0 đến 4 điểm. Tổng điểm tối đa đánh giá mức độ nặng của thương tổn là 12:

- Dát đỏ: Dát đỏ tươi, nề: 3 Dát đỏ rõ, không nề: 2 Dát đỏ ít hoặc đỏ thâm: 1 Không dát đỏ: 0 - Tiết dịch và / hoặc mủ: Tiết dịch nhiều, có mủ: 3 Tiết dịch ít, không có mủ: 2 Ẩm, không tiết dịch: 1 Khô: 0 - Trợt da: Trợt da nhiều: 3 Trợt da vừa: 2 Trợt da ít: 1 Không trợt da: 0 - Ngứa và / hoặc rát:

Ngứa hoặc rát hoặc đau nhiều: 3 Ngứa hoặc rát hoặc đau trung bình: 2

Ngứa hoặc rát ít: 1

Không ngứa, không rát: 0

*Phân loại mức độ bệnh dựa theo tổng điểm: Khỏi bệnh: 0-1

Mức độ nhẹ: 2-5

Mức độ trung bình: 6-9 Mức độ nặng: 10-12

2.2.2.4. Đánh giá hiệu quả điều trị

Dựa vào các thay đổi chỉ số về lâm sàng và xét nghiệm sau dùng thuốc 1 tuần, 2 tuần:

- Lâm sàng: dựa vào bảng đánh giá mức độ nặng và tiến triển của thương tổn (mục 2.2.2.3). Đánh giá kết quả điều trị được tính bằng tỉ lệ phần trăm tổng số điểm giảm theo công thức:

(Tổng số điểm trước điều trị-Tổng số điểm sau điều trị) × 100 Tổng số điểm trước điều trị

Kết quả điều trị giảm 90 - 100%: rất tốt. Kết quả điều trị giảm 70 - <90%: tốt.

Kết quả điều trị giảm 50 - <70%: trung bình. Kết quả điều trị giảm <50%: kém.

- Xét nghiệm: nhuộm soi tìm vi khuẩn. Tốt: không còn vi khuẩn.

Kém: còn vi khuẩn. - Tiến hành điều trị:

Mức độ nhẹ và mức độ trung bình: bệnh nhân được bôi mỡ Bactroban ngày 2 lần sáng và tối trong 10 ngày.

Mức độ nặng: bệnh nhân được bôi mỡ Bactroban ngày 2 lần sáng và tối kết hợp uống Rovamycin liều:

+ Người lớn: ngày uống 2 viên 3MIU chia 2 lần sáng và tối, trong 10 ngày.

+ Trẻ em ≥ 20 kg : 200.000 IU/kg/ngày, uống chia 2 lần sáng và tối, trong 10 ngày.

+ Nhũ nhi và trẻ em: dùng spiramycin dạng gói: 200.000 IU/kg/ngày, uống chia 2 lần sang và tối, trong 10 ngày.

- Đánh giá tác dụng phụ của thuốc: + Tại chỗ: Tăng ngứa. Tăng đỏ da. Nóng rát tại chỗ. + Toàn thân: Buồn nôn.

Biểu hiện toàn thân khác.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai.

2.3.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2012.

2.4. Xử lý số liệu

Số liệu được thống kê và xử lý bằng chương trình SPSS 18.0 với độ tin cậy 95%.

- Các biến định tính được mô tả dưới dạng phần trăm (%).

- Các biến định lượng được mô tả dưới dạng trung bình. Để kiểm định các giả thiết thống kê:

- Với các số liệu định lượng dùng T- test để so sánh giữa 2 nhóm điều trị.

- Với các số liệu định tính dùng test khi bình phương để so sánh giữa 2 nhóm điều trị.

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu đã được Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai và Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội thông qua.

Các bệnh nhân được tư vấn và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Thông tin cá nhân của bệnh nhân được giữ kín và được mã hóa.

Những bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu vẫn được khám, tư vấn, điều trị chu đáo.

Bệnh nhân được theo dõi và điều trị đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe.

Tất cả số liệu thu thập được chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác.

2.6. Hạn chế của đề tài

Đề tài được tiến hành trong thời gian ngắn (7 tháng) nên có những hạn chế là chưa nghiên cứu được đầy đủ các căn nguyên gây viêm kẽ, chưa so sánh được với các loại thuốc bôi khác.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khảo sát căn nguyên và các yếu tố liên quan của viêm kẽ3.1.1. Các yếu tố liên quan đến viêm kẽ 3.1.1. Các yếu tố liên quan đến viêm kẽ

Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2012, chúng tôi khám được 180 bệnh nhân bị viêm kẽ tại Bệnh Viện Da liễu Trung ương và Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, có những kết quả sau:

Bảng 3.1: Phân bố bệnh viêm kẽ theo địa lý

Phân bố địa lý Số lượng Tỷ lệ (%)

Thành thị 83 46,1

Tổng số 180 100,0

Nhận xét bảng 3.1: tỷ lệ mắc bệnh viêm kẽ nông thôn cao hơn so với thành thị (53,9% và 46,1%), nhưng sự chênh lệch chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.2: Phân bố bệnh viêm kẽ theo nhóm tuổi và giới

Nhóm tuổi Nam Nữ Chung p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) < 2 17 23,3 12 11,2 29 16,1 >0,05 2- <6 5 6,8 7 6,5 12 6,7 6- <16 6 8,2 6 5,6 12 6,7 16- <40 33 45,2 44 41,1 77 42,8 40- <60 8 11,0 28 26,7 36 20,0 ≥60 4 5,5 10 9,3 14 7,8 Trung bình 22,2 ± 19,4 32,5 ± 21,3 28,4 ± 21,1 <0,05 Nhận xét bảng 3.2: tuổi trung bình của bệnh nhân nữ cao hơn so với bệnh nhân nam (32,5 và 22,2 tuổi), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<005. So sánh sự phân bố bệnh theo các nhóm tuổi ở hai giới không thấy có sự khác biệt thống kê với p>0,05.

Bảng 3.3: Phân bố nguyên nhân viêm kẽ theo nhóm tuổi

Bệnh Nhóm tuổi Tổng (n=180) < 2 (n=29) 2-<6 (n=12) 6-<16 (n=12) 16-<40 (n=77) 40-<60 (n=36) ≥ 60 (n=14) Nấm da (24,1)7 1 (8,3) 3 (25,0) 30 (39,0) 10 (27,8) 1 (7,1) 52 (28,9) Viêm da cơ địa 4 (13,8) 0 2 (16,7) 20 (26,0) 12 (33,3) 3 (21,4) 41 (22,8) Vi khuẩn 8 10 5 11 6 4 44

(27,6) (83,3) (41,7) (14,3) (16,7) (28,6) (24,4) Viêm da tiếp xúc 4 (13,8) 1 (8,3) 2 (16,7) 9 (11,7) 5 (13,9) 6 (42,9) 27 (15,0) Viêm da dầu 1 (3,4) 0 0 6 (7,8) 2 (5,6) 0 9 (5,0) Vảy nến 0 0 0 1 (1,3) 1 (2,8) 0 2 (1,1) Viêm da thiếu kẽm 4 (13,8) 0 0 0 0 0 4 (2,2) Viêm da tã lót 1 (3,5) 0 0 0 0 0 1 (0,6) Nhận xét bảng 3.3: bệnh viêm kẽ gặp ở hầu hết các lứa tuổi. Nhóm 2 đến dưới 6 tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất, nhưng nguyên nhân do vi khuẩn lại chiếm tỷ lệ cao nhất (83,3%). Nhóm trẻ ≤2 tuổi viêm kẽ do vi khuẩn cũng chiếm tỷ lệ 27,6%.

Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo giới

Giới Số lượng Tỷ lệ (%)

Nam 73 40,6

Nữ 107 59,4

Nhận xét bảng 3.4:tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn so với bệnh nhân nam (nữ/ nam=1,5).

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới

Bảng 3.5: Phân bố nguyên nhân gây viêm kẽ theo giới

Bệnh Nam Nữ So sánh (p) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nấm da 25 34,2 27 25,2 >0,05

Viêm da cơ địa 15 20,5 26 24,3

Vi khuẩn 13 17,8 31 29,0 Viêm da tiếp xúc 9 12,3 18 16,8 Viêm da dầu 5 6,8 4 3,7 Vảy nến 2 2,7 0 0,0 Viêm da thiếu kẽm 2 2,7 2 1,9 Viêm da tã lót 0 0,0 1 0,9

Nhận xét bảng 3.5: viêm kẽ do nấm da ở nam giới cao hơn so với nữ giới (34,2% và 25,2%). Ngược lại, các bệnh viêm da cơ địa, vi khuẩn, viêm da tiếp xúc nữ lại cao hơn so với nam. Nhưng chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ các nguyên nhân gây viêm kẽ giữa hai giới (p>0,05).

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

Trẻ em <6 tuổi 41 22,8

Học sinh, sinh viên 26 14,4

Cán bộ văn phòng 27 15,0

Công nhân 8 4,4

Nông dân, tự do 64 35,6

Nội trợ, giúp việc 14 7,8

Tổng số 180 100,0

Nhận xét bảng 3.6: viêm kẽ hay gặp ở người làm nông nghiệp và làm nghề tự do chiếm 35,6%, nhóm công nhân ít gặp hơn chiếm 4,4%. Người nội

Một phần của tài liệu nghiên cứu căn nguyên, các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của viêm kẽ (Trang 31 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w