Phương pháp xác định cấu trúc bằng máy chụp SEM

Một phần của tài liệu Tinh sạch và xác định đặc tính của collagen từ da các tra (pangasius hypophthalmus) (Trang 35 - 36)

2. Phương pháp nghiên cứu [5], [6], [7], [8], [9], [18]

2.3 Phương pháp xác định cấu trúc bằng máy chụp SEM

Giới thiệu về phương pháp chụp SEM

SEM là từ viết tắt của Scanning Electron Microscope, là kính hiển vi điện tử quét, có thể tạo ra ảnh với độ phân giải cao của bề mặt mẫu vật bằng cách sử dụng một chùm điện tử (chùm các electron) hẹp quét trên bề mặt mẫu. Là một thiết bị hiện đại và là một công cụ hiệu quả cho việc nghiên cứu về mẫu thậm chí ở cấp độ phân tử. Việc tạo ảnh của mẫu vật được thực hiện thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát ra từ tương tác của chùm điện tử với bề mặt mẫu vật.

Nguyên tắc hoạt động

Điện tử được tăng tốc bằng một thế từ 10kV đến 50kV và hội tụ thành một chùm điện tử hẹp sau khi được phát ra từ súng phóng điện tử (có thể là phát xạ nhiệt, hay phát xạ trường), sau đó các cuộn quét tĩnh điện sẽ quét trên bề mặt mẫu. Độ phân giải của SEM phụ thuộc vào tương tác giữa vật liệu tại bề mặt mẫu vật và điện tử. Khi điện tử tương tác với bề mặt mẫu vật, sẽ có các bức xạ phát ra, sự tạo ảnh trong SEM và các phép phân tích được thực hiện thông qua việc phân tích các bức xạ này.

Mẫu collagen được pha loãng với nước nồng độ tương đương 3mg/ml, được phủ trên lá kính sạch và không khí khô ở nhiệt độ phòng trong luồng không khí sạch của vỏ bọc dòng chảy tầng. Mẫu khô sau đó được phủ một lớp bạch kim và được kiểm tra SEM 7410F – JMS – JEOL – Nhật Bản, với độ khuếch đại 50000 lần. Thông qua việc chụp SEM ta cũng có thể biết được collagen đã bị biến tính hay chưa nhờ vào việc quan sát cấu trúc của mẫu collagen.

Một phần của tài liệu Tinh sạch và xác định đặc tính của collagen từ da các tra (pangasius hypophthalmus) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)