II. Chỉ tiêu khác
884 530 345 239 5 Huyện lộ: Từ công ty Minh Tâm đến cầu Táo
4.3. Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB
Nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB, Chủ tịch UBND Thị xã đã đề nghị: Sau khi có chủ trương dự án đầu tư liên quan đến GPMB của cấp có thẩm quyền, UBND các xã, phường trên địa bàn thị xã có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền đến các hộ dân có đất thu hồi (tổ chức họp các hộ dân liên quan đến dự án Ờnếu có) và bố trắ cán bộ chuyên môn phối hợp với Ban GPMB thị xã Từ Sơn để lập hồ sơ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ đảm bảo quy định hiện hành.
Giao cho Ban GPMB thị xã chủ trì, phối hợp với cá cơ quan tổng hợp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác GPMB các dự án cung cấp cho UBND các xã, phường để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chế độ chắnh sách GPMB.[40]
4.3.1. Giải pháp về chắnh sách
Đổi mới công tác GPMB theo hướng tắch cực chủ động, tập trung cao độ cho công tác GPMB với phương châm quyết liệt, kiên quyết và hiệu quả, theo hướng có lợi cho các bên đặc biệt có lợi cho người dân.
Do một số chắnh sách đất đai còn mâu thuẫn nên lãnh đạo tỉnh, Thị xã và những người có liên quan trong cơng tác GPMB cần rà sốt, điều chỉnh và bổ sung các chắnh sách bồi thường, tái định cư cho phù hợp với từng dự án, từng khu dân cư cụ thể.
Do vẫn có nhiều ý kiến của người dân về sự không minh bạch trong các chắnh sách đền bù GPMB, tái định cư nên Ban chỉ đạo GPMB Thị xã công khai, minh bạch hơn nữa trong các chắnh sách đền bù GPMB, tái định cư với người dân.
Giá đất bồi thường còn thấp so với giá thị trường, vì thế Ban chỉ đạo GPMB Thị xã có thể đàm phán với các chủ dự án để nâng cao giá đất được bồi thường hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc chuyển đổi việc làm, tái định cư cho những hộ dân nằm trong diện giải tỏa.
Từ Sơn là một thị xã đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư chắnh vì thế mà lãnh đạo Thị xã phải lên kế hoạch điều chỉnh quy trình tổ chức công tác GPMB theo tinh thần cải cách hành chắnh của Chắnh phủ, tập trung quyết liệt công tác chuẩn bị quỹ đất đến năm 2013 phải cơ bản đủ quỹ nhà, đất phục vụ nhu cầu tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất, nằm trong diện giải tỏa. Vắ dụ: Đối với những hộ phải di chuyển toàn bộ nhà cửa, đất đai, đề nghị gia đình đồng ý đến xây dựng nhà ở tại khu tái định cư nhưng Nhà nước cần bảo đảm điện, nước, đường giao thông và nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
4.3.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục
Phần lớn dân cư trong khu vực bị giải tỏa hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, trình độ của chủ hộ chưa cao, số chủ hộ là nữ lại khá cao, điều này gây khó khăn trong việc chuyển đổi việc làm, ổn định đời sống, tái định cư cho người dân và là một trong những rào cản đẩy nhanh tốc độ GPMB.
Để giảm thiểu được tồn tại này Ban chỉ đạo GPMB Thị xã phải phối hợp với Ban chỉ đạo GPMB tỉnh, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Hội cựu chiến binh, Hội luật gia để tuyên truyền phổ biến chắnh sách về GPMB. Hội phụ nữ, Hội nông dân nên phối hợp với các Trung tâm bồi dưỡng chắnh trị huyện, thị để tổ chức phổ biến chắnh sách về GPMB cho hội viên. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng nên tăng bài, tăng thời gian phát sóng các chương trình có nội dung liên quan đến công tác GPMB, biểu dương những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt và phê phán những biểu hiện tiêu cực lợi dụng, chây ỳ làm thất thoát hoặc gây chậm trễ cho công tác GPMB, làm sao để người dân có thể hiểu được tầm quan trọng, lợi ắch của việc xây dựng các KCN, đô thị đối với sự thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, đời sống của
người dân nói riêng và sự phát triển kinh tế, xã hội của Thị xã nói chung và từ đó người dân có thể tự nguyện giao đất đúng tiến độ.
4.3.3. Giải pháp về việc làm
Phần lớn hộ dân được điều tra hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, số khẩu/hộ khá cao, số chủ hộ là nữ cao, trình độ chủ hộ thấp vì thế lãnh đạo tỉnh đặc biệt là lãnh đạo Thị xã cần có chắnh sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất, đặc biệt là những hộ dân sản xuất nơng nghiệp.
Thị xã có thể hỗ trợ cho lao động tại địa phương đặc biệt là những lao động trong các hộ bị thu hồi đất thông qua việc mở các trung tâm đào tạo, hỗ trợ, tư vấn việc làm, đào tạo các nghề thủ công mỹ nghệ hiện có tại địa phương như nghề gỗ, đan mây, tre, rèn,Ầ ngồi ra, có thể giúp họ tìm kiếm thêm các thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.
Đối với các khu công nghiệp, các dự án được xây dựng trên địa bàn thị xã, lãnh đạo thị xã có thể thảo luận với lãnh đạo các khu công nghiệp, các dự án ưu tiên đào tạo và tuyển dụng lao động địa phương, điều này cũng góp phần giảm nhẹ gánh nặng về chỗ ăn ở cho công nhân của các khu công nghiệp.
4.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ GPMB
Qua các cuộc điều tra, nói chuyện trực tiếp với các hộ dân và Ban quản lý các dự án phát hiện một số cán bộ thực thi công tác GPMB đã làm chưa tốt nhiệm vụ, gây mất lòng tin của nhân dân, làm cho chắnh sách bồi thường GPMB thiếu tắnh công bằng, người dân không tự nguyện giao đất đúng tiến độ vì thế Ban chỉ đạo GPMB của tỉnh đặc biệt là Ban chỉ đạo GPMB của Thị xã cần phải xây dựng được đội ngũ chuyên trách làm công tác GPMB tạo hiệu quả thiết thực trong công tác điều hành, chỉ đạo, tiếp tục củng cố đội ngũ làm công tác GPMB các cấp nhằm đáp ứng nhiệm vụ GPMB trong thời gian hiện tại và lâu dài.
Củng cố, kiện tồn bộ máy làm cơng tác GPMB đủ trình độ về chun mơn, có phẩm chất chắnh trị cần thiết đáp ứng yêu cầu chun mơn hóa đội ngũ làm cơng tác GPMB vì hầu hết cán bộ làm công tác bồi thường GPMB ở các địa phương chủ yếu là kiêm nhiệm, kinh phắ hoạt động của các ban GPMB ở các địa phương hiện nay chưa nhiều.
Theo quy định tại Nghị định 197 và Nghị định 69 của Chắnh phủ, kinh phắ phục vụ cho công tác GPMB của các địa phương không vượt quá 2% tổng kinh phắ chi phắ bồi thường GPMB tại địa phương và khi có quyết định bồi thường thì cơ quan chức năng mới thực hiện chi trả, nhưng trên thực tế kinh phắ phục vụ cho công tác bồi thường GPMB tại các địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Tỉnh và Thị xã cũng cần quan tâm hơn đến đời sống của các cán bộ làm công tác GPMB để công tác GPMB được minh bạch, cơng khai, hiệu quả, tránh tình trạng tham nhũng, kê khai bất hợp lý của cán bộ GPMB.
Trong quá trình thực hiện kiểm kê (khâu then chốt, quyết định quá trình thực hiện GPMB) phải thực hiện công bằng, đúng quy định hiện hành của Nhà nước nhưng không để cho dân bị thiệt thòi. Phân định rõ những cây cối, hoa màu, vật kiến trúc sau kiểm kê để áp giá cho phù hợp, chắnh xác. Các địa phương căn cứ vào số liệu kiểm kê, khẩn trương lập dự án bồi thường tổng thể để báo cáo UBND tỉnh ghi vốn GPMB. Khi có vốn thực hiện ngay việc chi trả tiền bồi thường cho các hộ bị ảnh hưởng và hoàn chỉnh công tác thu hồi đất bàn giao mặt bằng cho nhà thầu triển khai xây dựng theo đúng kế hoạch.
Kiên quyết chống tiêu cực trong GPMB, biểu dương kịp thời việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, phải có chế độ khuyến khắch và đối với cán bộ chuyên trách để từng bước chuyên nghiệp hơn trong công tác GPMB.
4.3.5. Giải pháp thay đổi cơ chế tập trung và tái quy hoạch đất đai
Sau khi tìm hiểu cơ chế tập trung và tái quy hoạch trên tạp chắ ỘĐánh giá đô thị hóa Việt NamỢ của Ngân hàng thế giới (2011) tác giả thấy rằng đây là một cơ chế rất hiệu quả, cơ chế này đã được áp dụng thành công ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia, Indonesia,Ầ
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2011, tr.231) ỘTập trung và tái quy hoạch đất đai bao gồm q trình đơ thị hóa có tổ chức một diện tắch đất đai lớn bao gồm nhiều mảnh đất nông thôn (hay ngoại ô), tái quy hoạch và chia nhỏ những mảnh đất này cho mục đắch sử dụng đô thị trong khuôn khổ định hướng và chủ trương chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển dài hạn của thành phố. Cơ chế này đảm bảo cho chủ sở hữu đất ban đầu vẫn giữ nguyên được quyền sở hữu nên không
cần thu hồi đất. Theo cơ chế này, những đối tượng tham gia sẽ cùng tập hợp đất đai của mình lại và dành một tỉ lệ diện tắch đất (thường là 30-40%) để sử dụng cho mục đắch công cộng như xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng, cơng trình cơng cộngẦ Một số diện tắch đất cũng được sử dụng để thu hồi vốn dự án thông qua bán/cho thuê đất. Chủ sở hữu đất tự nguyện góp một phần đất đai của mình, được bảo đảm rằng giá trị và mức sử dụng phần đất c̣n lại (70- 60%) sẽ cao hơn nhiều sau khi thực hiện mô h́nh nhờ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tái quy hoạch, so với 100% diện tắch đất ban đầu. Nếu sau khi thực hiện mơ hình, người dân địa phương muốn bán đất thì vẫn có thể làm được trên thị trường mở, tự do và thu được lợi nhờ vào giá trị đất đã được nâng lên nhiều.Ợ [24]
Cơ chế tập trung và tái quy hoạch đất đai đã chứng tỏ hiệu quả ở một số nước trong việc nâng cao giá trị của đất đai cho nhu cầu phát triển một cách toàn diện, hiệu quả và minh bạch đối với những khu vực ngoại vi thành phố. Nhưng cơ chế này có thể áp dụng một cách hiệu quả vào tình hình của Việt Nam nói chung và các địa phương như Từ Sơn nói riêng hay khơng cần có sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp chắnh quyền trung ương và địa phương và cả các hộ dân cư có đất nằm trong quy hoạch các khu công nghiệp, dự án.
4.4. Kiến nghị
4.4.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần xem xét tăng mức giá đền bù đất nông nghiệp cho nông hộ, có chắnh sách hỗ trợ thiết thực giúp nông hộ sau mất đất nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.
4.4.2. Đối với chắnh quyền địa phương
Nhạy bén với xu thế phát triển tại địa phương để nhanh chóng đưa các ngành nghề, dịch vụ vào địa phương, giúp các hộ dân cư có định hướng phát triển cho cuộc sống mới.
4.4.3. Đối với những người quản lý ở các khu công nghiệp
Cần tạo điều kiện cho những người dân địa phương, những người có đất bị thu hồi đất để thực hiện các dự án được đào tạo nghề và có cơng ăn, việc làm ổn định.
4.4.4. Đối với các hộ có đất bị thu hồi
Cần có kế hoạch đúng đắn trong việc sử dụng tiền đền bù tránh tình trạng tiêu xài hoang phắ, chịu khó học hỏi và chủ động tìm ra ngành nghề, dịch vụ phù hợp với hộ gia đình của mình. Nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp và nâng cao thu nhập cho gia đình.
KẾT LUẬN
Đề tài ỘMột số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu
cơng nghiệp-đơ thị thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc NinhỢ đã phân tắch, đánh giá thực trạng
công tác GPMB trên địa bàn, đề xuất quan điểm, định hướng và những giải pháp để thực hiện cơng tác GPMB có hiệu quả, tạo lập, ổn định đời sống người dân trong diện di dời, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội Thị xã.
Trong những năm qua, Từ Sơn đã tập trung làm tốt công tác quy hoạch, tập trung thực hiện tốt công tác GPMB các dự án phát triển công nghiệp-thương mại-dịch vụ, tạo các điều điện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tắn dụng mở rộng và phát triển nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, thực hiện tốt các chắnh sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý môi trường, kiên quyết xử lý các hoạt động gây ô nhiễm đặc biệt là ở các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, đẩy nhanh tiến độ đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH, thực hiện tốt cơng tác khuyến cơng, chương trình mở mang ngành nghề, nhân nghề mới; tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các làng nghề mở rộng phát triển SXKD, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững
Với những chắnh sách hợp lý, Tỉnh và Thị xã đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thu hút vốn đầu tư từ các dự án khu công nghiệp, đô thị. Đến nay, trên địa bàn Thị xã đã thu hút được 11 dự án cụm công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho hơn 11.000 lao động. Một trong những nỗ lực đó chắnh là việc đẩy nhanh công tác bồi thường GPMB. Công nghiệp ở Từ Sơn đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều năm liền Thị xã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16%, giá trị công nghiệp-xây dựng chiếm hơn 68% tổng GDP. Sản xuất công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành: dịch vụ-du lịch, nông nghiệp phát triển. Riêng lĩnh vực sản xuất CN-TTCN đã thu hút hơn 21.000 lao động tham gia, trong đó có một lượng lớn lao động từ nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn mới của thị xã Từ Sơn ngày một khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,75% theo tiêu chắ mới.
Tuy nhiên, vẫn cịn một số khó khăn vướng mắc trong cơng tác bồi thường, GPMB, làm chậm tiến độ thực hiện của một số dự án mà nguyên nhân chủ yếu là do giá đền bù thấp hơn giá thị trường, các chắnh sách hỗ trợ người dân sau khi bị thu hồi đất chưa thật sự thỏa đáng, và một vài nguyên nhân khác.
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng nêu ra 05 giải pháp: giải pháp về chắnh sách, giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục, giải pháp về việc làm đối với người dân có đất bị thu hồi, giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác GPMB, giải pháp thay đổi cơ chế tập trung và tái quy hoạch đất đai để đẩy nhanh tiến độ GPMB.