- Một số chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư
3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN CÓ KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP THUỘC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP THUỘC ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.2.1. Hiện trạng về quản lý đất trong khu vực của 3 khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc điểm nghiên cứu
Qua các báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng đất và khảo sát thực tế tại các phường xã có khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc điểm nghiên cứu cho thấy: Công tác quản lý đất đai tại các cơ sở đã được nâng cao rõ rệt. Cán bộ địa chính các phường xã dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của phòng Tài nguyên và môi trường đã thực hiện khá đầy đủ và có chất lượng về công tác quản lý đất đai như: Phường Cam Giá đã thực hiện được công tác đo đạc bản đồ địa chính bằng kỹ thuật tiên tiến với tỷ lệ 1/500 và 1/2000 (75,11 ha). Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn phường cơ bản được triển khai theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật. Phường cũng đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất, trong đó có một số khu vực đã thực hiện quy hoạch chi tiết và lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong phường. Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm một lần, đồng thời lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất và sở hữu nhà nước được thực hiện theo giá chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố. Công tác thanh tra, kiểm tra về sử dụng đất được tiến hành thường xuyên nên đã hạn chế được tình trạng lấn chiếm đất trái phép. Tuy nhiên cũng còn nhiều trường hợp sử dụng đất sai mục đích hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng. Phường cũng rất quan tâm đến giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết kịp thời đơn khiếu nại tố cáo các vi phạm về quản lý và sử dụng đất. Những kết quả về quản lý đất đai của phường Cam Giá được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1 Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai tại phường Cam Giá trong năm 2010.
STT Nội dung Khối lƣợng
(ha)
1 Lập bản đồ địa chính 75,12
2 Giao đất theo đối tượng sử dụng: 897,54
- Hộ gia đình cá nhân 517,67
- Uỷ ban nhân dân phường 128,11
- Tổ chức kinh tế 59,37
- Cơ quan đơn vị nhà nước 106,40
- Tổ chức khác 1,41
3 Giao đất theo đối tượng quản lý 85,09
Uỷ ban nhân dân phường quản lý 62,89
Tổ chức khác 22,20
4 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5345 giấy (813,86 ha)
Hộ gia đình 5319 giấy (531,95 ha)
Tổ chức 26 giấy (281,91 ha)
Tại xã Cao Ngạn là địa bàn của cụm công nghiệp Cao Ngạn thuộc thành phố Thái Nguyên. Công tác quản lý đất đai đã thực hiện được một số công việc cụ thể như sau:
- Điều tra đất đang sử dụng của các tổ chức do nhà nước giao đất, cho thuê đất theo chỉ thị 245/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Tiến hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Lập kế hoạch sử dụng đất
- Thống kê đất đai được thực hiện hàng năm và hoàn thành công tác kiểm kê đất theo định kỳ 5 năm
- Thực hiện vượt kế hoạch thu thuế đất, thuế chuyển nhượng đất, tiền sử dụng đất và thuê đất
- Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi các trường hợp sử dụng đất sai mục đích, không đúng kế hoạch, kiểm tra theo dõi các quy hoạch treo trên địa bàn xã nhằm đảm bảo sử dụng đất theo pháp luật. Tuy nhiên trong công tác quản lý đất đai tại xã Cao Ngạn cũng còn tồn tại một số vấn đề như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bàn còn xảy ra, việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng để chuyển mục đích sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng khiếu nại tố cáo về quản lý sử dụng đất còn khá phổ biến.
Tuy vậy trong quản lý đất đai tại xã Cao Ngạn đã thực hiện được những công việc cụ thể như bảng sau:
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai tại xã Cao Ngạn
STT Nội dung Khối lƣợng
(ha)
1 Lập bản đồ địa chính 851,76
2 Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 851,76
3 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Chưa xong
4 Giao đất theo đối tượng sử dụng đất 580,15
Hộ gia đình, cá nhân 566,28
Tổ chức kinh tế 13,87
5 Giao đất theo đối tượng quản lý 42,39
Uỷ ban nhân dân phường 42,39
6 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chưa thực hiện
Tại xã Tân Quang, thị xã Sông Công là xã có khu công nghiệp Sông Công I và Sông Công II. Toàn xã có 1959 ha đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 60%, đất chuyên dùng chiếm 22%, trong tương lai đất nông nghiệp của xã Tân Quang sẽ tiếp tục giảm khi khu công nghiệp Sông Công I thu hồi đất giai đoạn 2 và khu công nghiệp 2 (250 ha) đi vào hoạt động. Vì vậy công tác quản lý sử dụng đất của xã Tân Quang càng trở nên phức tạp. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của sở Tài nguyên môi trường và Ban quản lý các khu công nghiệp thì xã Tân Quang đã thực hiện được một số công việc thuộc chức năng quản lý đất đai trên địa bàn
Bảng 3.3 Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai tại xã Tân Quang
STT Nội dung Khối lƣợng
(ha)
1 đền bù giải phóng mặt bằng đến năm 2010 73,1
2 Giao đất cho khu công nghiệp Sông Công I 135,1
3 Thu hồi đất và chuyển giao đất năm 2007 21,89
Thu hồi đất và chuyển giao đất năm 2008 22,54
Thu hồi đất và chuyển giao đất năm 2009 0,18
Thu hồi đất và chuyển giao đất năm 2012 18,00
4 Thống kê hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2005 đến 2009 theo từng loại cây trồng
1184,05
5 Theo dõi hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng 427,34
6 Theo dõi hiện trạng sử dụng đất ở 69,38
7 Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
Qua tìm hiểu những khó khăn thuận lợi và kết quả thực hiện trong quản lý đất đai của các xã phường có khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc điểm nghiên cứu cho thấy: Công tác quản lý đất đai tại khu vực có khu công nghiệp, cụm công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng khi đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện thống nhất quản lý bởi vì khi có sự xuất hiện một khu công nghiệp
- Diện tích đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng là rất lớn như xã Tân Quang có đến 23,1%, xã Cao Ngạn 17,58% đất nông nghiệp phải chuyển sang đất công nghiệp dẫn đến thay đổi cơ cấu ngành nghề, mặc dù có tái định cư và kèm theo các chế độ ưu đãi khác nhưng cũng khó đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cộng đồng dân cư tại địa phương
- Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp bị giảm thì cơ cấu sử dụng đất cũng bị đảo lộn
- Biến đổi về giá trị sử dụng đất khi cơ sở hạ tầng được cải thiện (đường giao thông, điện, thông tin liên lạc)
- Mật độ dân số tăng dẫn đến dịch vụ xã hội cũng tăng (trường học, cơ sở khám chữa bệnh...)
- Sự xuất hiện của khu công nghiệp trên địa bàn không những làm giảm diện tích đất cho các loại hình sản xuất mà còn làm thay đổi chất lượng đất (độ mầu mỡ của đất...) tác động xấu đến môi trường không khí, nước do chất thải công nghiệp dẫn đến ốm đau, bệnh tật. Như vậy công tác quản lý đất đai tại khu vực có khu công nghiệp thể hiện rất rõ vai trò điều chỉnh hoạt động của con người. Quản lý và sử dụng đất trong khu vực có khu công nghiệp và quản lý sử dụng đất trong các khu công nghiệp phải luôn luôn gắn kết với nhau.