KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 1 Tình hình cơ bản và định hƣớng phát triển công nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất và biến động tính chất đất của một số khu công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 29)

- Một số chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 1 Tình hình cơ bản và định hƣớng phát triển công nghiệp của tỉnh

3.1.1. Tình hình cơ bản và định hƣớng phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là trung tâm chính trị kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng và vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội của trung du miền núi với đồng bằng bắc bộ. Thái Nguyên còn là tỉnh có khu gang thép đầu tiên của cả nước và là tỉnh đã cung cấp nhiều loại khoáng sản và vật liệu xây dựng cho trung du miền núi Bắc bộ, đồng bằng Sông Hồng và một số thành phố lớn và khu công nghiệp trọng điểm. Hiện nay thái nguyên đang là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh vì Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp – xây dựng. Trong thời kỳ 1996 – 2008, GDP ngành tăng bình quân hàng năm 9,93% (trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng nhanh hơn, đạt 12,45%/năm, riêng ngành công nghiệp tăng với tốc độ 13,65%/năm)

Tỷ trọng ngành trong GDP toàn tỉnh tăng liên tục qua các năm và cho tới nay ngành này vẫn đóng góp nhiều nhất cho GDP của tỉnh. Năm 2005 ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 38,64% GDP toàn tỉnh.

Trong những năm tới ngành công nghiệp và xây dựng sẽ tăng với tốc độ nhanh, có chất lượng và hiệu quả, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng thời kỳ 2011 – 2020 dự kiến đạt 12,5 – 13,5%/năm; ưu tiên các nguồn lực, ưu đãi về chính sách cho một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực như: công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dệt may, da giầy và tăng nhanh nhóm ngành chủ đạo, có lợi thế, có truyền thống, hình thành các ngành sản xuất, sản phẩm công nghiệp mới, tăng nhóm ngành sản xuất hàng xuất khẩu, tăng thoả đáng các ngành công nghiệp chủ lực, chuyển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và lao động có trình độ không cao về khu vực

nông thôn, huy động có hiệu quả các nguồn lực nội sinh, thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài. Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, gắn với phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, kết hợp các loại quy mô, loại hình sản xuất, hiện đại hoá và đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng

- Tập trung thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung vào các lĩnh vực sau:

+ Sản xuất cơ khí, luyện kim.

+ Công nghiệp nhẹ thu hút nhiều lao động. + Chế biến nông sản thực phẩm.

+ Sản xuất vật liệu xây dựng.

- Đối với các doanh nghiệp cần đầu tư về chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại hoá cải tiến công tác quản lý nhằm hạ giá thành, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Lựa chọn phát triển các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với quy mô, trình độ thích hợp, ưu tiên các dự án đầu tư có trình độ công nghệ cao, vốn lớn, những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Tăng cường công tác an ninh, đảm bảo trật tự xã hội nhằm tạo môi trường an toàn cho các doanh nghiệp.

- Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất và biến động tính chất đất của một số khu công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)