Loạn thị do phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật đục thể thuỷ tinh tại tỉnh hà giang bằng hai phương pháp phaco và đường rạch nhỏ (Trang 46 - 47)

4. PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THỦY TINH

4.4.5. Loạn thị do phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh

Loạn thị do phẫu thuật đục thể thủy tinh là một vấn đề quan tâm của tất các các phẫu thuật viên nhãn khoa đặc biệt là trước đây, khi chưa ra đời phẫu thuật TNTTT và thể thủy tinh nhân tạo mềm gấp được. Phẫu thuật đục thể thủy tinh cổ điển đòi hỏi phải mở giác mạc tối thiểu là 10 -12 mm để lấy thể thủy tinh trong bao và từ 8 - 10mm để lấy thể thủy tinh ngoài bao. Đường rạch giác mạc thẳng, trực tiếp vào tiền phòng này đòi hỏi phải đóng vết mổ bằng những mũi chỉ khâu hướng tâm. Những mũi chỉ này tạo ra một vùng dẹt phẳng và đẩy trung tâm giác mạc vồng lên gây ra loạn thị.

Để làm giảm độ loạn thị do phẫu thuật các tác giả đã nghiên cứu và tìm ra nhiều giải pháp [47], [84], [77].

-Đầu tiên là việc dịch chuyển đường rạch từ rìa giác mạc lên củng mạc (Kratz) với mục đích làm tăng diện tích tiếp xúc và làm cho vùng dẹt phẳng xa với trung tâm giác mạc hơn, ít gây loạn thị hơn [77].

-Giảm kích thước vết mổ xuống còn 6 - 8mm cho phẫu thuật ngoài bao và 2,8 - 3,2mm do phẫu thuật TNTTT nhờ sự tiến bộ của công nghệ sản xuất thể thủy tinh nhân tạo và sự ra đời thể thủy tinh nhân tạo mềm gấp được và đầu những năm 1980.

-Tạo một đường hầm củng mạc, giác mạc không cần khâu (vết mổ tự liền) để loại trừ độ loạn thị dương tính gây ra do mũi chỉ.

-Chuyển vị trí vết mổ từ giác mạc trong phía trên đến giác mạc trong phía thái dương (vết mổ trên giác mạc trong xa với trung tâm thị giác nhất) (Fine 1992).

Để nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước vết mổ đến độ loạn thị do phẫu thuật Ernest P. [46] đã tiến hành một nghiên cứu hồi cứu trên 300 bệnh nhân, so sánh độ loạn thị trung bình do phẫu thuật ở ba thời điểm: sau mổ từ 1 – 3 tháng, 4 – 8 tháng và trên một năm của ba nhóm bệnh nhân: nhóm 1: mổ thể thủy tinh ngoài bao + đặt thể thủy tinh nhân tạo cứng (PMMA): vết mổ 12-14mm. Nhóm 2: mổ TNTTT + đặt thể thủy tinh nhân tạo cứng (PMMA): vết mổ 7mm; nhóm 3: mổ TNTTT + đặt thể thủy tinh nhân tạo mềm: vết mổ 4 mm. Kết quả loạn thị do phẫu thuật sau 3 tháng: nhóm 1: độ loạn thị là 3,08 dioptrie (dp); nhóm 2: độ loạn thị là 1,92 (dp); nhóm 3: độ loạn thị là 1,05dp. Như vậy giảm kích thước vết mổ là điều kiện tiên quyết làm giảm độ loạn thi do phẫu thuật.

Ngoài ra theo tác giả Douenne.J.L. [106], nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường rạch giác mạc bậc thang phía thái dương dành cho nhân mềm hầu như không gây ra loạn thị, có thể được coi là vết mổ trung tính. Độ loạn thị do phẫu thuật chỉ khoảng 0,5 (dp). Tác giả nghiên cứu trên 188 bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm 1: 67 bệnh nhân với vết mổ 4mm giác mạc bậc thang phía trên (12h), nhóm 2: 121 bệnh nhân với vết mổ 4mm giác mạc bậc thang phía thái dương và thấy rằng: độ loạn thị do phẫu thuật ở nhóm 2 (đường rạch giác mạc bậc thang phía thái dương) là 0,52 (dp) thấp hơn đáng kể so với ở nhóm 1 (đường rạch giác mạc bậc thang phía trên) là 0,63 (dp).

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật đục thể thuỷ tinh tại tỉnh hà giang bằng hai phương pháp phaco và đường rạch nhỏ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w