Biến chứng trong phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật đục thể thuỷ tinh tại tỉnh hà giang bằng hai phương pháp phaco và đường rạch nhỏ (Trang 36 - 39)

4. PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THỦY TINH

4.4.1. Biến chứng trong phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh

4.4.1.1. Biến chứng ở thì rạch củng - giác mạc

- Rạch thủng củng - giác mạc: khi tạo đường rạch củng giác mạc, thường do dao đi vào quá thẳng gây ra đường rạch quá sâu, thể mi có thể bị chấn thương. Theo Ng D.T và cộng sự thì tỉ lệ biến chứng rạch vào thể mi là 0,2% [72].

- Đường hầm quá ngắn: thường gây ra hậu quả kém tự liền, gây ra nguy cơ kẹt mống mắt trong quá trình phẫu thuật, dẫn đến co đồng tử phản ứng trong quá trình phẫu thuật, gây ra thoái hóa mống mắt sau mổ và có thể gây ra sa mống mắt. Theo Ng D.T. [72] và cộng sự thì tỷ lệ sa mống mắt gặp trong phẫu thuật TNTTT là 0,6%. Wang W là 0,3% [97].

- Đường hầm quá hẹp: xẩy ra khi không đưa hết chiều dài dao 2,85mm vào tiền phòng. Một đường hầm quá hẹp có thể bóp chặt lớp áo silicone của đầu phaco tip, cản trở sự tưới nước, gây ra mất thăng bằng của cặp tưới - hút nước và xẹp tiền phòng cũng như bỏng tổ chức xung quanh vết mổ [109]. 4.4.1.2. Biến chứng ở thì xé bao liên tục

Đường xé bao chạy ra ngoại vi: trong quá trình xé bao, đường xé bao có thể chạy ra ngoại vi. Tỷ lệ này gặp 3,8% (Ng D.T và cộng sự) [72]; 8,3% ( Nguyễn Thu Hương) [4]; 1% (Trần thị Phương Thu) [20] và tăng lên trên những mắt đục thể thủy tinh chín trắng, nhân trương; 28,3% theo Chakrabarti A [38]. 4.4.1.3. Biến chứng ở thì tách nước

Tách nước không đủ: thường hay gặp. Tách nước không đủ làm phức tạp hóa tất cả các thao tác tiếp theo của thì TNTTT trong bao, nên sau khi tách nước, nếu phẫu thuật viên thấy xoay nhân khó khăn thì nên thực hiện lại cho đến khi thấy nhân thể thủy tinh xoay được [109].

4.4.1.4. Các biến chứng ở thì tán nhuyễn thể thủy tinh

- Khi đưa đầu phaco vào trong tiền phòng: đầu phaco có thể gây tổn thương mống mắt dẫn đến co đồng tử phản ứng, chẩy máu mống mắt, thậm chí đứt chân mống mắt. Theo Castells X. [36] tỷ lệ chấn thương mống mắt trong phẫu thuật TNTTT là 0,3% thấp hơn một cách có ý nghĩa so với phẫu thuật ngoài bao là 3,1% với P = 0,004. Còn theo Chakrabarti A. [38] thì tổn

thương mống mắt do mọi nguyên nhân là 0.9 % ở những mắt đục thể thủy tinh chín trắng.

- Khi tán nhuyễn thể thủy tinh trong tiền phòng: gây tổn hại tế bào gây tổn thương nội mô giác mạc vì nhân thể thủy tinh, những mảnh vụn của nhân thể thủy tinh và sóng siêu âm tiếp xúc trực tiếp với nội mô. Tổn hại càng nặng khi nhân thể thủy tinh càng cứng và thời gian phaco càng kéo dài. Theo Jacobs B.J .[57] tỷ lệ mất tế bào nội mô giác mạc trung bình là 6,83% trong đó nếu thời gian phaco ≤ 1,5 phút thì tỉ lệ mất tế bào nội mô là 4,2%; từ 1,5 đến 2,5 phút tỉ lệ mất tế bào nội mô là 6,5 % còn từ 2,5 phút trở lên là 9,6 %.

- Khi tán nhuyễn thể thể thủy tinh trong bao:

+ Rách bờ lỗ xé bao: do đầu phaco tip khi đào rãnh quá dài, khi thực hiện động tác chẻ nhân (chop) hoặc do đầu của dụng cụ thao tác phụ.

+ Đứt dây chằng Zinn: có thể do hệ thống dây chằng Zinn yếu, đặc biệt là ở những người trên 80 tuổi hoặc do thao tác xoay nhân, tạo rãnh trên một nhân cứng, theo Ng.D.T và cộng sự [72] tỉ lệ đứt dây chằng Zinn là 0,1%.

+ Thủng bao sau : khi thực hiện 1 rãnh quá sâu, khi dùng lực quá lớn để chia nhân thành 2 nửa, hoặc khi tán nhuyễn những mảnh ¼ nhân quá cứng, những cạnh sắc này có thể làm thủng bao sau.

Có 3 loại thủng bao sau:

• Thủng bao sau không thoát dịch kính gặp những tỉ lệ 0,7% Ng.D.T; 0,4% (Nguyễn Thu Hương) [4].

• Thủng bao sau có thoát dịch kính: 1,4 % đối với Ng.D.T; 1,56% ( Nguyễn Thu Hương); 2,5% (Trần Thị Phương Thu) [20]. Thủng bao sau kèm nhân hoặc một mẩu nhân trong buồng dịch kính: Wang W [97] gặp với tỷ lệ 0,1%; Nguyễn Thu Hương (1,56%) [4].

Một phần của tài liệu nghiên cứu phẫu thuật đục thể thuỷ tinh tại tỉnh hà giang bằng hai phương pháp phaco và đường rạch nhỏ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w