Phƣơng pháp phát hiện tiên mao trùng trong mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do Trypanosoma Evansi ở trâu, bò tại Thái Nguyên và Lạng Sơn và phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 36 - 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4.2. Phƣơng pháp phát hiện tiên mao trùng trong mẫu

2.4.2.1. Phương pháp xem tươi (Direct smear)

T. evansi là loại ký sinh trùng sống ở máu và trong tổ chức, trong trƣờng hợp mật độ ký sinh trùng trong máu thấp, TMT sống ở trong các vi mạch nhỏ; vì vậy, nên lấy máu để chẩn đoán ở vùng ngoại vi.

Cho 1 giọt máu tƣơi lên phiến kính, dùng góc la men khuấy đều rồi đậy lamen lên dàn máu thành một lớp mỏng; sau đó soi dƣới kính hiển vi (10 x 20 hoặc 10 x 40) để phát hiện T. evansi.

2.4.2.2. Phương pháp nhuộm Giemsa tiêu bản máu khô (Romanovsky)

Đặt một giọt máu cách 1 đầu phiến kính 2cm, dùng la men ria máu thành một lớp mỏng. Để khô, cố định bằng cồn Methanol trong 2 phút. Nhuộm Giemsa trong 25 phút (1 giọt Giemsa gốc + 1ml dung dịch PBS pH = 7,2). Rửa tiêu bản dƣới vòi nƣớc chảy nhẹ, soi dƣới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 100 hoặc 10 x 90) quan sát tìm T. evansi.

2.4.2.3. Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm

Lấy mẫu máu trâu bò nghi mắc bệnh tiên mao trùng, tiêm vào phúc mạc chuột thí nghiệm với liều 1ml/chuột. Theo dõi biểu hiện của chuột thí nghiệm sau tiêm truyền. Khi chuột phát bệnh, kiểm tra máu tìm tiên mao trùng.

Đây là phƣơng pháp phổ biến, hiệu quả, chính xác và thƣờng đƣợc ứng dụng nhiều để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở Việt Nam. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là chính xác, do trực tiếp phát hiện thấy tiên mao trùng sau khi nhân chúng lên trong động vật thí nghiệm mẫn cảm (Lê Ngọc Mỹ, 1994 [21]; Đoàn Văn Phúc, 1994 [24]).

2.4.2.4. Phương pháp ngưng kết trên phiến kính (SAT: Slice Agglutination Test)

Khi tiên mao trùng ký sinh, cơ thể vật chủ sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại tiên mao trùng. Phƣơng pháp sau cho phép phát hiện kháng thể tiên mao trùng trong máu vật chủ:

Hoà 1 giọt huyết thanh của gia súc nghi mắc bệnh vào 1 giọt nƣớc muối sinh lý trên phiến kính, sau đó cho 1 giọt máu chuột bạch có nhiều tiên mao trùng vào, trộn đều, đậy la men và soi dƣới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 20 hoặc 10 x 40). Nếu thấy ngƣng kết hình hoa cúc là (+) và ngƣợc lại là (-).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do Trypanosoma Evansi ở trâu, bò tại Thái Nguyên và Lạng Sơn và phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)