3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TIÊN MAO TRÙNG
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Trịnh Văn Thịnh (1982) [31] cho biết, trâu bị bệnh cấp tính có triệu chứng sốt cao, bỏ ăn, điên loạn, chết nhanh. Trâu nhiễm bệnh thể mãn tính thƣờng sốt gián đoạn, gầy còm, thiếu máu kéo dài, viêm giác mạc, phù thũng ở bụng, liệt chân sau, chết do kiệt sức. Đối với bệnh tiên mao trùng bò, những biểu hiện lâm sàng gần giống nhƣ ở trâu, ít thấy các trƣờng hợp cấp tính, con vật có triệu chứng sốt gián đoạn, chậm chạp, hạch lâm ba trƣớc đùi sƣng, một số con thủy thũng ở vùng hàm, vùng cổ nhƣng không đau, gần chết thì bại liệt.
Lê Ngọc Mỹ và cs. (1994) [21] đã điều tra tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu bò Việt Nam. Kết quả cho thấy, trâu bò nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ cao (21,27%), trong đó trâu bò nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhiễm T. evansi cao hơn ở đồng bằng. Tác giả cũng cho biết, hiện tƣợng sảy thai ở trâu bò mắc tiên mao trùng rất cao, dao động từ 19,23% - 47,82%. Các tác giả cho biết, trong thời gian nghiên cứu, ghi nhận đƣợc số trâu bò mắc tiên mao trùng mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng chiếm tỷ lệ rất cao. Với 121 mẫu kiểm tra trâu bò khỏe mạnh, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, các tác giả phát hiện 36,17% có tiên mao trùng trong máu.
Theo Lê Đức Quyết và cs. (1995) [26], Phạm Chiến và cs. (1999) [1], trâu ở một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên nhiễm tiên mao trùng là 22,12%; bò là 6,6 - 10,3%.
Phan Lục và cs. (1996) [19] cho biết, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng của bò ở một số địa phƣơng miền Bắc là 5,9%. Khi nghiên cứu tình hình nhiễm đơn bào của trâu bò một số tỉnh trung du và đồng bằng phía Bắc Việt Nam thấy, tỷ lệ nhiễm T.
evansi ở trâu là 28,8%, ở bò là 9,9%. Trong đó, trâu dƣới 2 tuổi nhiễm 2,8%, từ 2 - 8 tuổi nhiễm 30,7% và trên 8 tuổi nhiễm tới 40,3%; bò dƣới 2 tuổi nhiễm 1,5%,
từ 2 - 8 tuổi nhiễm 11,5% và bò trên 8 tuổi nhiễm 28%.
mao trùng ở trâu và bò sữa khu vực phía Nam cho biết, với 1830 mẫu nghiên cứu tại các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 146 mẫu nhiễm tiên mao trùng, chiếm tỷ lệ 7,97%. Trong đó tỷ lệ nhiễm của trâu là 9,98% và ở bò là 12,60%.
Hồ Thị Thuận, Phan Hoàng Dũng (1996) [33] điều tra tình hình nhiễm
T. evansi ở một số đàn bò sữa các tỉnh phía Nam nhƣ: An Phƣớc (Đồng Nai), Đức Trong (Lâm Đồng) và các hộ chăn nuôi ở thành phố Hồ Chí Minh, các hộ chăn nuôi gia đình ở huyện Đức Hòa (Long An), Bến Cát (Sông Bé) bằng phƣơng pháp và ELISA thấy tỷ lệ nhiễm trung bình là 7,97%. Nhƣng chỉ có trâu bò ở Bến Cát nhiễm 9,98%; ở An Phƣớc là 12,60%; Lâm Đồng là 2,09%; còn ở các nơi khác không có.
Theo Hà Viết Lƣợng (1998) [20], tỷ lệ bò nhiễm tiên mao trùng ở các tỉnh miền Trung là 8,99%.
Nguyễn Đức Tân và cs. (2004) [27] điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu ở một số đàn bò thuộc một số tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên cho biết, nghiên cứu tổng số 557 mẫu phát hiện 49 mẫu có tiên mao trùng, chiếm 8,8%. Trong đó nhiễm nặng nhất là đàn bò nuôi tại tỉnh Đắc Lắc, nhiễm 10,3%; nhiễm thấp nhất là đàn bò nuôi tại tỉnh Phú Yên (6,6%); đàn bò nuôi tại Khánh Hòa nhiễm 8,5%.
Nguyễn Quốc Doanh và cs. (1997) [4] gây nhiễm 106 T. evansi/thỏ thì sớm nhất sau 2 ngày và muộn nhất sau 5 ngày đã thấy T. evansi xuất hiện trong máu ngoại vi. Mật độ T. evansi trong máu cao dần sau gây nhiễm, thƣờng xuyên cao từ ngày 13 - 32. Cao nhất ở ngày 25 sau đó giảm dần.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Tamasankas R. (1992) [58] cho biết, bò ở Guaico nhiễm T.evansi từ 11% -74 % , bò dƣới 12 tháng nhiễm 21,04%, bò trên 25 tháng nhiễm 72,92%, bò Zebu cao sản nhiễm 74,4%.
Năm 1992, Tperone M. C. và cs. [60] kiểm tra bò ở Venezuela thấy, bò dƣới 3 tháng nhiễm T. evansi là 13% và bò trên 36 tháng nhiễm 50%.
Theo Simukoko H. và cs. (2007) [55], nghiên cứu về dịch tễ bệnh tiên mao trùng ở các vật nuôi nhƣ: bò, lợn và dê ở Đông Zambia cho thấy, với 734 bò nghiên cứu phát hiện tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng là 13,5%; trong đó với 324 lợn nghiên cứu, các tác giả phát hiện chỉ có 0,9% trong số đó bị nhiễm; với 33 dê nghiên cứu, các tác giả chƣa phát hiện đƣợc tiên mao trùng.
Sinshaw A. và cs. (2006) [56] cho biết, nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm
Trypanosoma vivax ở 3 khu vực thuộc Ethiopia cho thấy: tỷ lệ bò nhiễm tiên mao trùng là 6,1%, trong đó mùa mƣa nhiễm 9,6%, mùa khô nhiễm 3,6%. Tác giả phát hiện 1/122 mẫu máu cừu có tiên mao trùng, chiếm 0,81%; còn đối với dê, tác giả thông báo có 1/676 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ là 0,14%...
Goossens B. và cs. (2006) [43] nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở bò thuộc khu vực Mafia Island (Tanzania) cho biết, nghiên cứu 970 mẫu, phát hiện 0,8% có tiên mao trùng trong máu. Theo Sinyangwe L. và cs. (2004) [57], nghiên cứu tình hình nhiễm tiên mao trùng ở khu vực Đông Zambia thấy, trong tổng số 1526 mẫu huyết thanh nghiên cứu, phát hiện 14,4% mẫu có kháng thể tiên mao trùng. Trong đó, nhiễm Trypanosoma congolense chiếm tới 96%, còn lại nhiễm
Trypanosoma vivax là 2% và Trypanosoma brucei là 2%.
Theo Aquino L. P. và cs. (1999) [36], chó nhiễm T. evansi có triệu chứng sốt gián đoạn, niêm mạc nhợt nhạt, phù nề, con vật gầy yếu và có thể sờ thấy các hạch bạch huyết sƣng to.
Ngeranwa J. J. và cs. (1991) [48] nghiên cứu ảnh hƣởng của TMT đến số lƣợng và chất lƣợng tinh dịch ở động vật, các tác giả tiến hành gây nhiễm T. evansi
cho 6 dê đực qua đƣờng tĩnh mạch. Kết quả cho thấy, TMT phát triển thất thƣờng, nhƣng dai dẳng, tạo thành thể bệnh mãn tính. Một nửa trong số dê thí nghiệm có triệu chứng viêm tinh hoàn. Hai dê bị chết vì bệnh TMT trong thời gian thử nghiệm. Tinh dịch ở các dê còn lại đƣợc kiểm tra thấy chất lƣợng và số lƣợng đều giảm (số lƣợng của tinh trùng chết tăng đáng kể). Sau đó, tinh hoàn của các dê thí nghiệm bị teo lại. Bệnh tích vi thể cho thấy, trong tinh hoàn dê thí nghiệm không có tinh trùng,
các mạch máu trong tinh hoàn bị viêm; hầu hết các túi sinh tinh, ống dẫn tinh và các ống mào tinh bị vôi hóa (canxi hóa).
Verma B. B., Gautam O. P. (1978) [64] cho biết, trâu, bò gây nhiễm T. evansi thể hiện rất rõ trạng thái bệnh lý, chết trong khoảng 22 - 96 ngày sau khi gây nhiễm. Một số bò khỏi bệnh tự nhiên trở thành vật mang trùng. Triệu chứng lâm sàng của nghé 6 tuổi nhiễm T. evansi ở Ấn Độ nhƣ sau: sốt 39 - 400C, bỏ ăn, đau đớn. Khi lấy máu nghé bị bệnh tiêm truyền cho chuột bạch đã phát hiện thấy T. evansi.
Theo Sarah Womack và cs. (2006) [53], dấu hiệu lâm sàng của bệnh có thể khác nhau tùy theo cá thể hoặc tùy theo loài. Động vật bị nhiễm T. evansi cấp tính thƣờng có một số triệu chứng lâm sàng và chết trong vòng vài tuần đến vài tháng nhiễm trùng. Ngƣợc lại, nếu nhiễm mãn tính T. evansi có thể kéo dài nhiều năm . Ở trâu, bò, ngựa, lừa, la, thời gian ủ bệnh từ 5 đến 60 ngày. Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm giảm cân , ủ rũ , lƣời vận động , thiếu máu , suy nhƣợc , các hạch bạch huyết sƣng, phù thũng, nổi mề đay, rụng lông và sốt không liên tục. Hiện tƣợng sảy thai và thai chết lƣu cũng là một triệu chứng thƣờng xảy ra. Động vật nhiễm T. evansi có thể không thấy các triệu chứng lâm sàng.
Payne R. C. và cs. (1992) [50] nghiên cứu về khả năng tăng khối lƣợng trên 9 bê Holstein Friesian nhiễm T. evansi do gây nhiễm. Sau gây nhiễm, hàng tuần kiểm tra trọng lƣợng cơ thể bê, kết quả cho thấy nhiễm T. evansi ảnh hƣởng nghiêm trọng đến khả năng tăng trọng của bê.
Theo Uche U. E., Jones T. W. (1992) [61], khi xét nghiệm vi thể các bộ phận cơ thể của thỏ bị nhiễm Trypanosoma evansi thấy những biến đổi bệnh lý rõ ràng ở gan, lá lách, các hạch bạch huyết, âm hộ và mí mắt. Tuy nhiên, những biến đổi bệnh lý cũng thể hiện ở thận, phổi, tim và đó là nguyên nhân chính gây chết cho thỏ. Đồng thời có thể quan sát thấy rất nhiều T. evansi trong các mô kiểm tra.
Quinones Mateu M. E. và cs. (1994) [51] làm sinh thiết cơ xƣơng lấy từ 10 ngựa đực nhiễm T. evansi tự nhiên và 10 ngựa khỏe làm đối chứng. Kết quả cho
thấy, sợi cơ và các mao mạch của ngựa bệnh bị hoại tử nghiêm trọng, có tế bào đơn nhân xâm nhiễm. Kích thƣớc các sợi cơ và mao mạch thay đổi rõ rệt so với lô đối chứng.
Dia M. L. (1995) [41] gây nhiễm loài Trypanosoma evansi phân lập từ Mauritania, Kenya, Niger, Chad và Trung Quốc cho chuột thí nghiệm để so sánh độc lực. Các liều gây nhiễm gồm 5x105
, 2x106 và 5x106 T. evansi/chuột. Kết quả cho thấy, thời gian sống của chuột gây nhiễm bởi loài T. evansi phân lập từ Kenya, Niger và Trung Quốc là ngắn, trung bình 2,1 - 6,5 ngày (tùy liều gây nhiễm). Thời gian sống của chuột gây nhiễm bởi T. evansi phân lập từ Mauritania và Chad lâu hơn; từ 12,5 - 22,7 ngày (tùy thuộc vào liều).
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ƣ
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đàn trâu, bò của tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. - Bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu máu trâu, bò.
- Giống Trypanosoma: đƣợc phân lập từ trâu, bò mắc bệnh tiên mao trùng tại các địa phƣơng nghiên cứu và đƣợc nhân lên trên động vật thí nghiệm.
- Động vật gây nhiễm T. evansi
Tất cả các động vật thí nghiệm (chuột bạch, thỏ) đều khoẻ mạnh. Động vật gây nhiễm phải đƣợc đảm bảo vệ sinh phòng bệnh theo quy trình chung của thú y. Động vật gây nhiễm phải tƣơng đối đồng đều về thể trọng, lứa tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng.
Động vật thí nghiệm đƣợc chọn theo số lƣợng và khối lƣợng nhƣ sau: Chuột bạch (18 – 20 g/con) : 80 con (40 cái, 40 đực).
Thỏ (1,5 – 2 kg/con) : 12 con.
* Hoá chất nghiên cứu:
- Thuốc nhuộm giemsa. - Dung dịch PBS pH = 7,2. - Cồn Methanol
- Dầu bạch dƣơng. - Formol 5%.
- Thuốc điều trị bệnh tiên mao trùng: Trypamidium, Azidin, Naganin.
* Dụng cụ dùng trong nghiên cứu:
- Kính hiển vi quang học. - Buồng đếm Neubauer. - Lam kính. - Lamen - Kim chích máu. - Tube tráng Heparin
- Xi lanh 1ml, 3ml, 5ml và kim tiêm các loại. - Chuồng nuôi thỏ và chuột thí nghiệm.
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Địa điểm nghiên cứu:
- Địa phƣơng triển khai lấy mẫu và ứng dụng: tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. - Địa điểm xét nghiệm mẫu và gây nhiễm động vật thí nghiệm: phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2012.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh T. evansi ở trâu, bò miền núi
2.3.1.1. Tình hình nhiễm T. evansi ở trâu
- Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu tại các địa phƣơng - Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu theo lứa tuổi - Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu theo mùa vụ - Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu theo tính biệt
2.3.1.2. Tình hình nhiễm T. evansi ở bò
- Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở bò tại các địa phƣơng - Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở bò theo tuổi
- Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở bò theo mùa vụ - Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở bò theo tính biệt
2.3.2. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên chuột và thỏ gây nhiễm
2.3.2.1. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên chuột
- Thời gian T. evansi xuất hiện trong máu của chuột bạch gây nhiễm. - Thời gian chết của chuột bạch sau gây nhiễm.
- Triệu chứng lâm sàng ở chuột bạch sau gây nhiễm.
- Bệnh tích đại thể ở chuột bạch bị bệnh tiên mao trùng do gây nhiễm.
2.3.2.2. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên thỏ
- Thời gian T. evansi xuất hiện trong máu của thỏ gây nhiễm
- Tần suất xuất hiện của T. evansi trong máu thỏ bị bệnh tiên mao trùng do gây nhiễm - Thời gian xuất hiện và triệu chứng lâm sàng ở thỏ sau gây nhiễm
- Bệnh tích đại thể ở thỏ bị bệnh tiên mao trùng do gây nhiễm
2.3.3. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh T. evansi cho trâu, bò miền núi
2.3.3.1. Nghiên cứu lựa chọn phác đồ điều trị có hiệu quả cao và an toàn
- Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò trên diện hẹp - Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò trên diện rộng - Ứng dụng phác đồ có hiệu quả cao trong điều trị bệnh tiên mao trùng ở các địa phƣơng
2.3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh T. evansi cho trâu, bò miền núi
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu
2.4.1.1. Bố trí thu thập mẫu
- Bố trí thu thập mẫu theo phƣơng pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. Mỗi tỉnh thu thập mẫu tại 3 huyện đại diện cho tỉnh, mỗi huyện thu thập mẫu tại 5 xã đại diện cho huyện.
- Mẫu đƣợc thu thập ngẫu nhiên tại các nông hộ, trang trại chăn nuôi trâu, bò tại 2 tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn.
- Các loại mẫu đƣợc xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.
2.4.1.2. Phương pháp lấy mẫu
* Lấy mẫu máu:
- Lấy máu trâu bò: sát trùng rìa tai trâu, bò bằng cồn 700. Dùng kim trích máu vô trùng chọc ngang một mạch máu ở rìa tai, cho máu chảy vào ống Tube có tráng chất chống đông, ghi ký hiệu mẫu; thể trạng trâu, bò; triệu chứng lâm sàng (nếu có); tên chủ hộ; địa chỉ; ngày lấy mẫu. Bảo quản mẫu ở 40C.
- Lấy máu chuột: dùng kim chích vào chóp đuôi chuột, vuốt nhẹ đuôi để máu chảy, nhỏ 1 giọt lên phiến kính, đậy lamen để soi tƣơi hoặc phết kính nhuộm Giemsa.
- Lấy máu thỏ: sát trùng tĩnh mạch rìa tai, dùng kim chích nhẹ vào tĩnh mạch để cho máu chảy, nhỏ 1 giọt lên phiến kính, đậy lamen để soi tƣơi hoặc phết kính nhuộm Giemsa.
* Lấy mẫu bệnh phẩm (gan, lách, tim, phổi…):
Mổ khám động vật gây nhiễm T. evansi, thu thập những khí quan (gan, lách, tim, phổi...) có bệnh tích đại thể rõ rệt, cắt miếng và rửa bằng PBS 2 - 3 lần, sau đó cố định bệnh phẩm trong dung dịch Formol 5%.
2.4.2. Phƣơng pháp phát hiện tiên mao trùng trong mẫu
2.4.2.1. Phương pháp xem tươi (Direct smear)
T. evansi là loại ký sinh trùng sống ở máu và trong tổ chức, trong trƣờng hợp mật độ ký sinh trùng trong máu thấp, TMT sống ở trong các vi mạch nhỏ; vì vậy, nên lấy máu để chẩn đoán ở vùng ngoại vi.
Cho 1 giọt máu tƣơi lên phiến kính, dùng góc la men khuấy đều rồi đậy lamen lên dàn máu thành một lớp mỏng; sau đó soi dƣới kính hiển vi (10 x 20 hoặc 10 x 40) để phát hiện T. evansi.
2.4.2.2. Phương pháp nhuộm Giemsa tiêu bản máu khô (Romanovsky)
Đặt một giọt máu cách 1 đầu phiến kính 2cm, dùng la men ria máu thành một lớp mỏng. Để khô, cố định bằng cồn Methanol trong 2 phút. Nhuộm Giemsa trong 25 phút (1 giọt Giemsa gốc + 1ml dung dịch PBS pH = 7,2). Rửa tiêu bản dƣới vòi nƣớc chảy nhẹ, soi dƣới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 100 hoặc 10 x 90) quan sát tìm T. evansi.
2.4.2.3. Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm
Lấy mẫu máu trâu bò nghi mắc bệnh tiên mao trùng, tiêm vào phúc mạc chuột thí nghiệm với liều 1ml/chuột. Theo dõi biểu hiện của chuột thí nghiệm sau tiêm truyền. Khi chuột phát bệnh, kiểm tra máu tìm tiên mao trùng.
Đây là phƣơng pháp phổ biến, hiệu quả, chính xác và thƣờng đƣợc ứng dụng