Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do Trypanosoma Evansi ở trâu, bò tại Thái Nguyên và Lạng Sơn và phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 29 - 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Tamasankas R. (1992) [58] cho biết, bò ở Guaico nhiễm T.evansi từ 11% -74 % , bò dƣới 12 tháng nhiễm 21,04%, bò trên 25 tháng nhiễm 72,92%, bò Zebu cao sản nhiễm 74,4%.

Năm 1992, Tperone M. C. và cs. [60] kiểm tra bò ở Venezuela thấy, bò dƣới 3 tháng nhiễm T. evansi là 13% và bò trên 36 tháng nhiễm 50%.

Theo Simukoko H. và cs. (2007) [55], nghiên cứu về dịch tễ bệnh tiên mao trùng ở các vật nuôi nhƣ: bò, lợn và dê ở Đông Zambia cho thấy, với 734 bò nghiên cứu phát hiện tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng là 13,5%; trong đó với 324 lợn nghiên cứu, các tác giả phát hiện chỉ có 0,9% trong số đó bị nhiễm; với 33 dê nghiên cứu, các tác giả chƣa phát hiện đƣợc tiên mao trùng.

Sinshaw A. và cs. (2006) [56] cho biết, nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm

Trypanosoma vivax ở 3 khu vực thuộc Ethiopia cho thấy: tỷ lệ bò nhiễm tiên mao trùng là 6,1%, trong đó mùa mƣa nhiễm 9,6%, mùa khô nhiễm 3,6%. Tác giả phát hiện 1/122 mẫu máu cừu có tiên mao trùng, chiếm 0,81%; còn đối với dê, tác giả thông báo có 1/676 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ là 0,14%...

Goossens B. và cs. (2006) [43] nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở bò thuộc khu vực Mafia Island (Tanzania) cho biết, nghiên cứu 970 mẫu, phát hiện 0,8% có tiên mao trùng trong máu. Theo Sinyangwe L. và cs. (2004) [57], nghiên cứu tình hình nhiễm tiên mao trùng ở khu vực Đông Zambia thấy, trong tổng số 1526 mẫu huyết thanh nghiên cứu, phát hiện 14,4% mẫu có kháng thể tiên mao trùng. Trong đó, nhiễm Trypanosoma congolense chiếm tới 96%, còn lại nhiễm

Trypanosoma vivax là 2% và Trypanosoma brucei là 2%.

Theo Aquino L. P. và cs. (1999) [36], chó nhiễm T. evansi có triệu chứng sốt gián đoạn, niêm mạc nhợt nhạt, phù nề, con vật gầy yếu và có thể sờ thấy các hạch bạch huyết sƣng to.

Ngeranwa J. J. và cs. (1991) [48] nghiên cứu ảnh hƣởng của TMT đến số lƣợng và chất lƣợng tinh dịch ở động vật, các tác giả tiến hành gây nhiễm T. evansi

cho 6 dê đực qua đƣờng tĩnh mạch. Kết quả cho thấy, TMT phát triển thất thƣờng, nhƣng dai dẳng, tạo thành thể bệnh mãn tính. Một nửa trong số dê thí nghiệm có triệu chứng viêm tinh hoàn. Hai dê bị chết vì bệnh TMT trong thời gian thử nghiệm. Tinh dịch ở các dê còn lại đƣợc kiểm tra thấy chất lƣợng và số lƣợng đều giảm (số lƣợng của tinh trùng chết tăng đáng kể). Sau đó, tinh hoàn của các dê thí nghiệm bị teo lại. Bệnh tích vi thể cho thấy, trong tinh hoàn dê thí nghiệm không có tinh trùng,

các mạch máu trong tinh hoàn bị viêm; hầu hết các túi sinh tinh, ống dẫn tinh và các ống mào tinh bị vôi hóa (canxi hóa).

Verma B. B., Gautam O. P. (1978) [64] cho biết, trâu, bò gây nhiễm T. evansi thể hiện rất rõ trạng thái bệnh lý, chết trong khoảng 22 - 96 ngày sau khi gây nhiễm. Một số bò khỏi bệnh tự nhiên trở thành vật mang trùng. Triệu chứng lâm sàng của nghé 6 tuổi nhiễm T. evansi ở Ấn Độ nhƣ sau: sốt 39 - 400C, bỏ ăn, đau đớn. Khi lấy máu nghé bị bệnh tiêm truyền cho chuột bạch đã phát hiện thấy T. evansi.

Theo Sarah Womack và cs. (2006) [53], dấu hiệu lâm sàng của bệnh có thể khác nhau tùy theo cá thể hoặc tùy theo loài. Động vật bị nhiễm T. evansi cấp tính thƣờng có một số triệu chứng lâm sàng và chết trong vòng vài tuần đến vài tháng nhiễm trùng. Ngƣợc lại, nếu nhiễm mãn tính T. evansi có thể kéo dài nhiều năm . Ở trâu, bò, ngựa, lừa, la, thời gian ủ bệnh từ 5 đến 60 ngày. Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm giảm cân , ủ rũ , lƣời vận động , thiếu máu , suy nhƣợc , các hạch bạch huyết sƣng, phù thũng, nổi mề đay, rụng lông và sốt không liên tục. Hiện tƣợng sảy thai và thai chết lƣu cũng là một triệu chứng thƣờng xảy ra. Động vật nhiễm T. evansi có thể không thấy các triệu chứng lâm sàng.

Payne R. C. và cs. (1992) [50] nghiên cứu về khả năng tăng khối lƣợng trên 9 bê Holstein Friesian nhiễm T. evansi do gây nhiễm. Sau gây nhiễm, hàng tuần kiểm tra trọng lƣợng cơ thể bê, kết quả cho thấy nhiễm T. evansi ảnh hƣởng nghiêm trọng đến khả năng tăng trọng của bê.

Theo Uche U. E., Jones T. W. (1992) [61], khi xét nghiệm vi thể các bộ phận cơ thể của thỏ bị nhiễm Trypanosoma evansi thấy những biến đổi bệnh lý rõ ràng ở gan, lá lách, các hạch bạch huyết, âm hộ và mí mắt. Tuy nhiên, những biến đổi bệnh lý cũng thể hiện ở thận, phổi, tim và đó là nguyên nhân chính gây chết cho thỏ. Đồng thời có thể quan sát thấy rất nhiều T. evansi trong các mô kiểm tra.

Quinones Mateu M. E. và cs. (1994) [51] làm sinh thiết cơ xƣơng lấy từ 10 ngựa đực nhiễm T. evansi tự nhiên và 10 ngựa khỏe làm đối chứng. Kết quả cho

thấy, sợi cơ và các mao mạch của ngựa bệnh bị hoại tử nghiêm trọng, có tế bào đơn nhân xâm nhiễm. Kích thƣớc các sợi cơ và mao mạch thay đổi rõ rệt so với lô đối chứng.

Dia M. L. (1995) [41] gây nhiễm loài Trypanosoma evansi phân lập từ Mauritania, Kenya, Niger, Chad và Trung Quốc cho chuột thí nghiệm để so sánh độc lực. Các liều gây nhiễm gồm 5x105

, 2x106 và 5x106 T. evansi/chuột. Kết quả cho thấy, thời gian sống của chuột gây nhiễm bởi loài T. evansi phân lập từ Kenya, Niger và Trung Quốc là ngắn, trung bình 2,1 - 6,5 ngày (tùy liều gây nhiễm). Thời gian sống của chuột gây nhiễm bởi T. evansi phân lập từ Mauritania và Chad lâu hơn; từ 12,5 - 22,7 ngày (tùy thuộc vào liều).

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ƣ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do Trypanosoma Evansi ở trâu, bò tại Thái Nguyên và Lạng Sơn và phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)