Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh do T.evansi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do Trypanosoma Evansi ở trâu, bò tại Thái Nguyên và Lạng Sơn và phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 37 - 39)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4.4.Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh do T.evansi

2.4.4.1. Gây nhiễm T. evansi phân lập từ trâu, bò bị bệnh ở các địa phương cho động vật thí nghiệm (chuột bạch, thỏ)

* Gây nhiễm T. evansi cho chuột bạch:

Chọn 80 chuột bạch khỏe mạnh (40 cái, 40 đực) có khối lƣợng 18 - 20g/con để gây nhiễm tiên mao trùng với liều 103 và106 T. evansi/chuột. Tiêm dƣới da chuột để gây nhiễm.

Hàng ngày lấy máu chuột gây nhiễm xét nghiệm để xác định thời gian T. evansi xuất hiện trong máu, đồng thời theo dõi biểu hiện lâm sàng và xác định thời gian bắt đầu có biểu hiện lâm sàng.

* Gây nhiễm T. evansi cho thỏ:

Thỏ gây nhiễm gồm 12 con khỏe mạnh có khối lƣợng 1,5 - 2 kg/con từ trại có điều kiện chăn nuôi tốt, thỏ không bị nhiễm các ký sinh trùng khác. Tiêm truyền

T. evansi vào phúc mạc hoặc tĩnh mạch của thỏ với liều 106 T. evansi/thỏ. Phƣơng pháp theo dõi tƣơng tự đối với chuột.

2.4.4.2. Phương pháp xác định số lượng tiên mao trùng trong máu động vật gây nhiễm

Sau khi gây nhiễm T. evansi cho động vật gây nhiễm, hàng ngày lấy máu để xác định số lƣợng tiên mao trùng/1mm3

máu bằng phƣơng pháp đếm trực tiếp dƣới kính hiển vi sử dụng buồng đếm Neubauer.

2.4.4.3. Phương pháp xác định thời gian T. evansi bắt đầu xuất hiện trong máu động vật gây nhiễm

- Đối với chuột bạch: sau khi gây nhiễm T. evansi cho 40 chuột bạch, hàng ngày lấy máu của cả 40 chuột bạch gây nhiễm; xét nghiệm bằng phƣơng pháp xem tƣơi để phát hiện T. evansi. Khi nào có mẫu máu thấy T. evansi xuất hiện, xác định đó là thời gian T. evansi xuất hiện sớm nhất trong máu chuột bạch sau gây nhiễm. Tiếp tục xét nghiệm cho đến khi thấy T. evansi xuất hiện trong máu cả 40 chuột bạch gây nhiễm để xác định thời gian T. evansi xuất hiện muộn nhất trong máu chuột bạch sau gây nhiễm.

- Đối với thỏ: làm thí nghiệm và theo dõi tƣơng tự nhƣ đối với chuột bạch để xác định thời gian T. evansi xuất hiện trong máu thỏ sớm nhất và muộn nhất.

2.4.4.4. Phương pháp xác định tần suất xuất hiện của T. evansi trong máu thỏ gây nhiễm

Sau khi xác định đƣợc thời gian T. evansi xuất hiện trong máu thỏ; tiếp tục theo dõi và làm xét nghiệm để xác định tần xuất xuất hiện của T. evansi. Cách 2 ngày lấy máu thỏ gây nhiễm 1 lần, sử dụng phƣơng pháp xem tƣơi để xác định T. evansi trong máu. Làm thí nghiệm nhƣ vậy liên tục trong 1 tháng (nếu thỏ không chết) để xác định chỉ tiêu này.

2.4.4.5. Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng

Phƣơng pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng: hàng ngày quan sát những biểu hiện của động vật gây nhiễm (chuột bạch, thỏ): thể trạng, mắt, phân, ăn uống, vận động...

2.4.4.6. Phương pháp xác định thời gian chuột bạch và thỏ chết sau gây nhiễm

Theo dõi số chuột và thỏ đƣợc gây nhiễm T. evansi, khi nào có chuột (thỏ) đầu tiên chết, xác định đó là thời gian chết sớm nhất của chuột (thỏ) sau gây nhiễm. Tiếp tục theo dõi cho đến khi tất cả chuột (thỏ) chết, xác định đó là thời gian chết muộn nhất của chuột (thỏ) sau gây nhiễm.

2.4.4.7. Phương pháp mổ khám bệnh tích

Mổ khám những động vật gây nhiễm chết và có triệu chứng lâm sàng sau khi gây nhiễm, quan sát bằng mắt thƣờng và kính lúp các khí quan trong cơ thể, chụp ảnh những vùng có bệnh tích điển hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do Trypanosoma Evansi ở trâu, bò tại Thái Nguyên và Lạng Sơn và phác đồ điều trị hiệu quả (Trang 37 - 39)