Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 70 - 72)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.4. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác

thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công

Vấn đề quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh môi trường không chỉ là nhiệm vụ riêng của các cấp, các ngành nào mà nó là vấn đề của toàn xã hội.

Do đó để công tác vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải được tốt, có hiệu quả thì cần có sự chung tay đóng góp của tất cả mọi người. Trong đó vấn đề nhận thức của người dân về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn đóng góp một phần không nhỏ tới hiệu quả của công tác này. Do đó, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 150 hộ dân sinh sống trên địa bàn 6 phường, 4 xã nhằm đánh giá và tìm hiểu về nhận thức của họ về vấn đề rác thải, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Thu được kết quả như sau:

Bảng 3.12. Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt

Đơn vị: %

Mức độ

Tiêu chí

Thu gom Phân loại Xử lý

Tự thu gom

Tổ VSMT

Tại gia

đình Khu xử lý Tại gia đình Khu xử lý

25,8 74,2 27,6 72,4 10,8 89,2

Tổng 100 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế, 2011)

Qua bảng trên ta thấy được mức độ nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý rác tại địa bàn là khá tốt. Việc thu gom rác được các gia đình thu gom tại nhà (25,8%) sau đó được công nhân vệ sinh môi trường thu gom đưa đến điểm tập kết. Một phần rác thải sinh hoạt được các hộ gia đình phân loại tại nhà (27,6%) với mục đích tái sử dụng và tận dụng bán cho những người mua phế liệu. Xử lý rác thải tại các hộ gia đình bằng những biện pháp đúng kỹ thuật là rất nhỏ. Đa số, những hộ xử lý rác thải sinh hoạt là chôn, đốt hoặc ủ thành phân bón cho cây ăn quả và hoa màu.

Bảng 3.13. Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt

Tiêu chí Mức độ

Tổng Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm

Thu gom 26.5 58.9 15.5 100

Phân loại 31.8 52.5 15.7 100

Xử lý 26.3 54.2 19.5 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2011)

Hình 3.4: Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTR sinh hoạt

Từ kết quả trên cho thấy mức độ quan tâm của người dân đến việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt là khá cao. Tỷ lệ người dân quan tâm đến việc thu gom, phân loại, xử lý rác chiếm trên 80%, qua đó cho thấy mọi người đã nhận thức được ý nghĩa của việc thu gom, phân loại rác nhằm xử lý được nguồn rác thải sinh hoạt đang từng ngày gia tăng. Hầu hết các gia đình đều theo dõi các thông tin về vệ sinh môi trường qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Để công tác quản lý rác thải được tốt hơn nữa thì các

phường, xã cần tăng cường hơn việc phổ biến các kiến thức về môi trường đến với người dân, kêu gọi nhân dân tích cự tham gia bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)