Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 58 - 70)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2.Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công

Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày có thành phần rất đa dạng và đặc trưng theo từng phường, xã (tùy theo thói quen, tốc độ phát triển, mức độ văn minh). Thành phần rác thải sinh hoạt tại thị xã Sông Công được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.6. Thành phần của rác thải sinh hoạt tại thị xã Sông Công

STT Thành phần của rác thải Đơn vị (% )

1 Rác hữu cơ 58,22

2 Cao su, nhựa, nilon 8,68

3 Giấy, carton, vải sợi 5,98

4 Kim loại 3,85

5 Gốm, sứ, thủy tinh 1,89

6 Chất khác (đất, đá, gạch vụn…) 21,38

Tổng 100

(Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2011)

58.22% 8.68% 5.98% 3.85% 1.89% 21.38% Rác hữu cơ

Cao su, nhựa, nilon Giấy, carton, vải sợi Kim loại

Gốm, sứ, thủy tinh

Chất khác (đất, đá, gạch vụn…)

Căn cứ vào kết quả trên ta thấy thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 58,22%, các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ như sau: cao su, nhựa, nilon chiếm 8,68%; giấy, carton, vải sợi chiếm 5,98%; kim loại chiếm 3,85%; gốm, sứ, thủy tinh chiếm 1,89%; các chất khác chiếm 21,38%.

Trong rác thải sinh hoạt, rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao, loại rác này thường bao gồm: cơm, canh, thức ăn thừa, thực phẩm ôi thiu; rau quả hỏng không bán hết tại chợ; cành cây, lá rụng, gây mùi hôi thối khó chịu, tiềm ẩn các mầm bệnh gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, có thể tận dụng chúng là nguồn nguyên liệu sản xuất phân vi sinh.

Phế thải sắt thép cùng với các loại giấy vụn, chai lọ, bìa carton, kim loại…là những rác thải có thể tái chế được đem lại giá trị kinh tế và lợi ích về môi trường nếu biết cách tận dụng triệt để nguồn rác thải này.

3.2.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công

Hiện nay, cơ quan chuyên trách về vấn đề vệ sinh môi trường của thị xã là Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thị xã Sông Công.

3.2.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công

Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công (gọi tắt là ban quản lý đô thị) được thành lập ngày 06/4/1993 theo quyết định thành lập số 99/QĐ - UBND ngày 06/4/1993 của UBND thị xã Sông Công. Đây là đơn vị hành chính chịu trách nhiệm quản lý chất thải và hệ thống thoát nước thải ở thị xã Sông Công.

Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công có nhiệm vụ:

- Quét dọn đường phố

- Quản lý hệ thống đèn đường

- Thu gom và xử lý CTR đô thị

- Dọn vệ sinh cống rãnh công cộng

- Quản lý công trình công cộng

- Quản lý và duy trì nghĩa trang liệt sỹ - Quản lý và chăm sóc công viên cây xanh

- Thu phí vệ sinh môi trường

Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công gồm có 1 trưởng ban, 1 phó trưởng ban, 2 phòng nghiệp vụ và 7 đội sản xuất trực thuộc với tổng số nhân viên là 72 người. Trong đó, về trình độ có 10 người tốt nghiệp đại học, 1 cao đẳng về môi trường, 4 trung cấp, 18 người trình độ 12/12 và 39 có trình độ dưới 12. Phân theo nhóm tuổi, Công ty Môi trường và Công trình đô thị có nhóm tuổi chủ yếu dưới 35 (41 người), từ 35 - 45 có 22 người và trên 45 có 9 người (Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công, 2010) [23]. Danh sách các phòng ban và số lượng nhân viên của Công ty được trình bày ở bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.7. Danh sách phòng ban và số lượng nhân viên của Công ty Môi trường và Công trình đô thị thị xã Sông Công

STT Phòng ban Nhân viên (Ngƣời)

1 Phòng Tổ chức hành chính 3

2 Phòng Tài chính kế toán 2

3 Bộ phận vệ sinh môi trường 35

4 Bộ phận trông coi nghĩa trang 2

5 Bộ phận thu phí 9

6 Nhóm Bảo vệ 2

7 Nhóm Phụ trách điện 6

8 Nhóm Lái xe 6

9 Nhóm Quản lý công viên cây xanh 7

Tổng số 72

(Nguồn: Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công, 2010) [23]

3.2.3.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công

Ban quản lý đô thị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn thị xã. Công nhân VSMT thu gom từ các hộ dân, công sở, trường học, vận chuyển đến các điểm tập kết rác. Sau đó tại các điểm tập kết này, xe ô tô của Công ty Môi trường đô thị sẽ đến vận chuyển đến nơi xử lý rác

Hiện nay, Ban quản lý đô thị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn thị xã Sông Công. Tổng số các bộ nhân viên của Ban quản lý đô thị có 72 người, trong đó có 41 người chuyên thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã. Về phương tiện thu gom rác, Ban quản lý đô thị có 130 xe đẩy tay trọng tải 0,5m3 /xe, phân bố trên 2 tuyến thu gom chính trong khu vục nội thị, bình quân 1 người sẽ phụ trách 4 xe thu gom trên đoạn đường được phân công.

Ban quản lý duy trì hệ thống làm việc 2 ca: từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa và từ 24 giờ đến 17 giờ chiều, công nhân quét dọn và thu gom rác trên các tuyến đường, vỉa hè.…sau đó rác thải được đưa về các điểm tập kết.

Trên địa bàn thị xã hiện nay có khoảng trên 30 điểm tập kết rác, các điểm này thường ở vị trí các ngã ba, chợ, công sở.…đều là những nơi có mặt bằng rộng rãi dễ dàng cho việc tập kết xe đẩy tay và thu gom rác bằng ô tô vận chuyển đến nhà máy xử lý và tái chế rác Sông Công để xử lý [23].

Bảng 3.8. Hiện trạng phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của Ban quản lý thị xã Sông Công

STT Tên loại thiết bị Số lƣợng Năm sử dụng Trọng tải (m3/xe) Đánh giá hiện trạng

1 Xe đẩy tay 130 0.5 Trung bình

2 Xe HINO 1 2004 9.5 Trung bình

3 Xe Dongfeng 1 2009 6.0 Tốt

4 Xe Mitsubishi 1 2010 7.5 Tốt

(Nguồn: UBND thị xã Sông Công, 2010) [23]

Qua thực tế điều tra số lượng xe thu gom vận chuyển rác bằng xe đẩy tay trên địa bàn thị xã Sông Công và ước tính lượng rác thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.9. Khối lượng rác được thu gom trên thị xã Sông Công

STT Khu vực

Khối lƣợng rác thải đƣợc thu gom/ ngày Số xe/ngày Khối lƣợng rác của 1 xe (tấn) KLR (tấn/ngày) 1 Xã Tân Quang 0 0 0 2 Xã Bá Xuyên 0 0 0 3 Xã Bình Sơn 0 0 0 4 Xã Vinh Sơn 0 0 0 5 Phường Bách Quang 26 0,2 5,2 6 Phường Phố Cò 29 0,2 5,8

7 Phường Cải Đan 21 0,2 4,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Phường Thắng Lợi 38 0,2 7,6

9 Phường Mỏ Chè 34 0,2 6,8

10 Phường Lương Châu 15 0,2 3

Tổng 163 32,6

(Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2011)

Nhìn chung tình hình thu gom rác thải tại thị xã Sông Công đều hoạt động rất hiệu quả và hết công suất.

Rác thải được thu gom từ các nguồn khác nhau như hộ gia đình, chợ, rác quét đường, khu thương mại.... bằng xe đẩy và chuyển về bãi rác tập trung rồi chuyển lên xe ô tô đưa về bãi xử lý tập trung.

Bảng 3.10. Tỷ lệ rác được thu gom về nơi xử lý tập trung trên địa bàn

STT Khu vực Lƣợng rác phát sinh (tấn/ngày)

Lƣợng rác đƣợc thu gom xử lý (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Xã Tân Quang 4,49 0 0 2 Xã Bá Xuyên 3,62 0 0 3 Xã Bình Sơn 5,71 0 0 4 Xã Vinh Sơn 2,36 0 0 5 Phường Bách Quang 6,13 5,2 84,83 6 Phường Phố Cò 7,04 5,8 82,39

7 Phường Cải Đan 4,83 4,2 86,96

8 Phường Thắng Lợi 9,46 7,6 80,34

9 Phường Mỏ Chè 8,20 6,8 82,93

10 Phường Lương Châu 3,41 3 87,98

Tổng 55,25 32,6 59,0

(Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2011)

3.62 5.71 2.36 6.13 7.04 4.83 8.2 3.41 0 0 0 0 3 4.49 9.46 7.6 6.8 4.2 5.2 5.8 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tân Quang Bá Xuyên Bình Sơn Vinh Sơn Bách Quang Phố Cò Cải Đan Thắng Lợi Mỏ Chè Lương Châu Phường, xã Khối lượng (tấn/năm) Lượng rác phát sinh (tấn/ngày)

Lượng rác được thu gom xử lý (tấn/ngày)

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ thu gom của các phường tương đối cao: tỷ lệ thu gom cao nhất là ở phường Lương Châu (87,98%), thấp nhất là phường Thắng Lợi (80,34%). Tỷ lệ rác được thu gom chiếm 59%, lượng rác chưa được thu gom còn lớn chiếm 41%.

3.2.3.3. Hiện trạng phân loại, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công

* Hiện trạng phân loại, tái chế rác thải sinh hoạt

Hiện nay, rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công hầu như chưa được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn rồi chuyển đến nhà máy xử lý rác.

Qua điều tra cho thấy tại thị xã Sông Công có các kiểu thu gom rác tái chế như sau:

Thu mua tại nhà: Các hộ gia đình thu gom và nhặt những thành phần rác có thể tái chế được như giấy, kim loại, quạt.... và bán cho những người mua ve chai, đồng nát.

Thu gom tại các điểm tập kết rác, các đống rác lộ thiên: Hàng ngày, một số người nhặt rác đến các nơi này để thu gom tất cả các thành phần rác có thể tái chế được.

Thu gom do nhân viên thu gom rác: Khi đi thu gom rác tại các hộ gia đình, trên đường phố, các công nhân thường treo những túi ở bên cạnh xe đẩy tay của mình để đựng rác tái chế.

Thu gom tại bãi rác tập trung: Những người nhặt rác đến bãi rác để tìm kiếm, thu gom những thành phần rác có thể tái chế như dây điện, kim loại, đồ nhựa, giấy vụn.…còn sót lại.

Vì vậy, các cơ sở tái chế rác, thu gom vật liệu rác có thể tái chế được từ những người nhặt rác và mua bán ve chai, từ công nhân thu gom rác của Ban quản lý đô thị.

* Hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt tại thị xã Sông Công

Trước đây, toàn bộ rác thải sinh hoạt của thị xã Sông Công được vận chuyển và chôn lấp lẫn lộn tại bãi rác Tân Quang (xã Tân Quang). Bãi rác này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được khảo sát nghiên cứu và đưa vào sử dụng cho việc chôn lấp rác thải cho thị xã Sông Công. Tại bãi rác, rác thải được đổ trải đều và được ủi đất lấp lên trên mà không được đầm nén. Rác thải chỉ chôn lấp theo phương pháp thủ công, không được xử lý hợp vệ sinh nên nguy cơ gây ÔNMT và bùng phát dịch bệnh là rất cao. Do vậy, yêu cầu đặt ra cần có biện pháp xử lý rác hợp lí áp dụng công nghệ mới tiên tiến hơn.

Ngày 27/7/2009, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1769/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công công xuất 50 tấn/ngày” tại xóm Tân Mỹ 2, xã Tân Quang, thị xã Sông Công. Nhằm xử lý khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị xã. Tháng 8 năm 2009 dự án đã được khởi công xây dựng. Dự án do ban hỗ trợ hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị ngèo” (SDU) – Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư, có quy mô 2 ha và tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy là 35.2 tỉ đồng. Trong đó toàn bộ dây chuyền thiết bị và chi phí lắp đặt, chuyển giao công nghệ trị giá 23.85 tỉ đồng được tài trợ bởi hợp phần SDU (18.45 tỉ đồng) và vốn góp của công ty TNHH Thủy lực – Máy (5.4 tỉ đồng), phần còn lại do vốn ngân sách địa phương đối ứng (11.35 tỉ đồng). Tháng 4 năm 2011, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động.

* Đặc điểm của công nghệ MBT-CD08

- Thiết bị tách lọc hoàn hảo: Phân loại riêng biệt các dòng vật chất bằng thiết bị tự động hóa - kiểm soát và định lượng rác theo ý muốn tại trung tâm điều khiển - hệ thống thiết bị dạng modun kín không phát tán và mùi, dễ dàng nâng công suất xử lý và rất ít công nhân tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

- Phân khu chức năng rõ ràng: Khu xử lý - Khu tái chế - Khu ứng dụng & thương mại nhằm kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả.

Sản phẩm tận thu triệt để 100% rác đầu vào.

* Thiết bị, dây chuyền thiết bị để thực hiện công nghệ MBT-CD.08

Trong công nghệ MBT-CD.08 các thiết bị được kết nối thành dây chuyền đồng bộ liên hoàn và được chia thành 3 khu với chức năng rõ ràng:

* Khu xử lý:

- Tập kết rác trong nhà kín (có hệ thống thu và xử lý nước, mùi triệt để) - Thiết bị cuốn ép nạp liệu (cơ giới tự động) - Máy xé bao và định lượng công suất dây chuyền (tự động) - Tổ hợp sàng đĩa (tách loại sơ cấp tự động) - Máy xé bọc - Tổ hợp kiểm soát (thủ công & tuyển từ hai cấp tự động) - Sàng lồng phân loại (thứ cấp)

- Tổ hợp máy cắt xé đa tầng (Tách kim loại & tách tuyển nilon) - Tháp ủ sinh học 2 vách và các băng tải (các thiết bị đều được thiết kế và chế tạo ở dạng modun kín) - Hệ thống camera truyền tín hiệu, nhận và sử lý thông tin từ trung tâm điều khiển để theo dõi và điều tiết mọi quá trình hoạt động của dây chuyền phân loại để không bị tắc nghẽn dây chuyền và không phát sinh ô nhiễm thứ cấp tại khu xử lý.

* Khu tái chế:

Được kết nối thiết bị liên hoàn để tiếp nhận nguyên liệu từ chất thải đã qua xử lý (hữu cơ đã phân hủy và đồng đều kích các chất thải trơ) bao gồm:

- Máy phát trộn (phụ gia, chất khử khô, chất hấp cháy...) - Tổ hợp máy nghiền - Máy đóng rắn áp lực (định hình viên đốt) - Hầm sấy viên đốt (nếu cần) và sản phẩm cuối cùng là viên nhiên liệu đốt các loại.

Các thiết bị tái chế vô cơ (đất cát đá, bụi tro gạch, thủy tinh sành sứ, vật chất không cháy)

- Máy nghiền - Máy phối trộn - Máy đóng rắn áp lực thành sản phẩm

gạch không nung (theo công nghệ truyền thông mà các địa phương đã quen

dùng) cũng được kết nối thành dây chuyền riêng ở khu tái chế này.

* Khu ứng dụng:

Sản phẩm viên đốt tái tạo từ chất thải rắn sau khi sấy khô (hoặc phơi khô tự nhiên) được chuyển sang khu ứng dụng để đốt nồi hơi (tận dụng nhiệt)

chạy máy phát điện. Sản phẩm viên nhiên liệu và gạch không nung cũng được bán tại khu ứng dụng này.

- Sản phẩm viên đốt công nghiệp đã được trung tâm đo lường QUANTES 1 kiểm định khói khí thải khi đốt trong lò hơi đạt tiêu chuẩn TCVN 5939:2005. Nhiệt trị đạt 2000 - 3000 Kcal/kg.

- Sản phẩm gạch không nung đã được trung tâm đo lường QUANTES 1 kiểm điểm thôi nhiễm đạt tiêu chuẩn TCCP 867/1998/QĐ-BYT.

* Các sản phẩm tái tạo hữu ích từ công nghệ MBT - CD.08

- Nilon (được đóng kiện và bán thương mại)

- Kim loại và các phế thải khác (được đóng kiện và bán thương mại)

- Gạch xỉ - Bán thương mại (hoặc dùng để xây dựng tường rào nhà máy)

- Viên nhiên liệu - Bán thương mại (hoặc dùng để đốt tận dụng nhiệt dân dụng hay phát điện)

* Sử dụng Công nghệ MBT - CD.08 (xử lý chất thải rắn thành nhiên liệu) đáp ứng được các lợi ích sau:

- Lợi ích về kinh tế: Thu hồi các phế liệu bán tái chế như nilon, kim loại, tái tạo các dạng nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu đốt công nghiệp (từ hỗn hợp chất thải được tách lọc và phối chế hợp lý). Dây chuyền thiết bị ngắn gọn được chế tạo trong nước vì vậy dễ vận hành, bảo trì thuận tiện, dễ dàng nâng công suất (theo module) và có chi phí thấp hơn nhiều so với công nghệ nhâp ngoại. Sản phẩm có thị trường rộng tạo thu nhập cho nhà máy xử lý rác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lợi ích về môi trường, xã hội: Xử lý triệt để 100% rác thải - không chôn lấp không phát sinh ô nhiễm thứ cấp (nước rỉ rác, mùi và bụi). Với công nghệ này không phải tốn diện tích đất để chôn lấp tạo ra sự phát triển bền vững. Tạo ra công ăn việc làm cho lao động trực tiếp tại địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 58 - 70)