Tình hình quản lý, xử lý RTSH tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 85)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.4.3. Tình hình quản lý, xử lý RTSH tại tỉnh Thái Nguyên

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2004-2005 [27], với dân số khoảng gần 1,1 triệu người, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 488.608 tấn/ngày, trong đó phát sinh từ khu vực thành thị là 150.636 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 337.972 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn của tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 1.5. Lượng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên Đặc điểm Tên Dân số TP. Thái Nguyên (nghìn ngƣời) Lƣợng CTR phát sinh Tổng lƣợng CTR phát sinh (tấn/năm) Thành thị Nông thôn Thành thị (tấn/ngày) Nông thôn (tấn/ngày) 1. TP Thái Nguyên 164,89 67,55 98,934 27,02 45,973 2. TX Sông Công 22,76 21,75 13,656 8,7 8,160 3. H. Định Hoá 6,01 83,43 3,606 33,372 13,497 4. H. Võ Nhai 3,43 59,2 2,058 23,68 9,394 5. H.Phú Lương 7,77 96,71 4,662 38,684 15,821 6. H. Đồng Hỷ 16,98 106,92 10,188 42,768 19,939 7. H. Đại Từ 8,2 156 4,92 62,4 24,572 8. H. Phú Bình 7,99 130,77 4,794 52,308 20,842 9. H. Phổ Yên 13,03 122,6 7,818 49,04 20,753 Tổng cộng 251,06 844,93 150,636 337,972 178,342

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2005) [27]

* Tại các huyện thị ngoại thành

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2005 [27], tính đến thời điểm tháng 6/2005 thì hầu hết các thị thuộc huyện thị đều có hợp tác xã thu gom rác thải sinh hoạt.

Tuy nhiên tỉ lệ thu gom rác ở một số địa phương còn chưa hiệu quả. Cụ thể như các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai, Phú Bình chỉ thu gom được 40 đến 50 % ở khu vực thị trấn, còn khu vực nông thôn hầu như bỏ ngỏ. Ngay tại thành phố Thái Nguyên tỉ lệ thu gom rác cũng chỉ đạt 70 đến 80%. Tình trạng thải rác bừa bãi ra sông suối, ao, hồ là phổ biến. Ngoài ra hiện nay toàn tỉnh cũng chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị và khu công nghiệp. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật bảo vệ môi trường tại các khu, cụm, điểm công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu cho các dự án phát triển .

* Tại thành phố Thái Nguyên:

Những năm trước đây, làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố chỉ có một đơn vị là Công ty Quản lý đô thị làm công tác thu gom và vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết và vận chuyển vào bãi rác của Thành phố. Trong các năm từ năm 1999 đến năm 2001, với số lượng công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ là 72 người, hàng ngày Công ty Quản lý đô thị quét rác duy trì trên diện tích khoảng 269.000m2 (chiếm 41% diện tích cần quét) và thu gom, xử lý khoảng 27 tấn rác thải sinh hoạt (mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của người dân).

Đô thị phát triển, diện tích đất ở ngày càng thu hẹp thì nhu cầu xử lý rác thải là một vấn đề bức thiết trong nhân dân. Để khắc phục tình trạng trên, năm 2001 chính quyền thành phố đã tổ chức tham quan học tập tại các đô thị bạn và chính thức đưa vào áp dụng mô hình xã hội hoá thu gom rác thải bằng việc tại mỗi phường, xã thành lập một đội vệ sinh môi trường. Kinh phí chi trả cho công tác thu gom rác sử dụng từ nguồn phí vệ sinh môi trường thu của các hộ dân.

Bước đầu khi thành lập, thành phố đã đầu tư các trang thiết bị như dụng cụ lao động, xe đẩy chứa rác và các trang thiết bị thiết yếu khác để các đội vệ sinh này hoạt động. Kinh phí thu từ các hộ gia đình theo mức phí vệ sinh do UBND tỉnh quy định và do đội vệ sinh môi trường phường, xã thu.

Trước đây khoản thu phí này do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, thường chỉ thu được khoảng 50%. Nhiều người dân hoàn toàn chưa có thói quen đóng phí VSMT. Từ khi giao cho đội vệ sinh môi trường phường, xã thì kinh phí này được thu khá triệt để, đã đạt trên 90%.

Việc làm này đã góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước, giảm được từ 7 - 9 tỷ/năm (chi phí cho công tác thu gom do dân trả, ngân sách nhà nước không phải bỏ ra) [6].

Cho đến nay đã có 22/28 đội vệ sinh phường, xã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Cách thức quản lý của các đội vệ sinh môi trường như sau: mỗi đội được chia thành 2 - 4 tổ, mỗi tổ có 01 tổ trưởng và có từ 5 - 7 công nhân, mỗi người được phân công thu gom rác trên từng tổ, phố, xóm cố định. Hiện nay, phần lớn các phường, xã giao trách nhiệm thu phí vệ sinh môi trường cho tổ trưởng dân phố, đồng thời trong các cuộc họp bình bầu các gia đình văn hoá phố, xóm đã đưa tiêu chí việc tham gia đóng đầy đủ phí vệ sinh môi trường trở thành một tiêu chí bắt buộc.

Việc hình thành các đội vệ sinh, đã tạo việc làm và thu nhập cho gần 400 lao động, phần lớn là người dân thuộc các hộ nghèo không có việc làm, góp phần ổn định xã hội.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính phủ Đan Mạch, thành phố Thái Nguyên được chọn là nơi triển khai thực hiện dự án Danida về đầu tư xây dựng nhà để xe thu gom rác thải, thành phố Thái Nguyên đã lựa chọn các địa điểm xây dựng nhà để xe thu gom rác. Cho đến nay đã có 20 nhà để xe rác được xây dựng và đi vào hoạt động đảm bảo tính hữu ích và vệ sinh môi trường.

Cùng với sự theo dõi, giám sát và chỉ đạo của thành phố kết hợp với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nên hiện nay tình hình vệ sinh môi trường dần đi vào nề nếp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường và Công trình đô thị và các đội vệ sinh phường, xã đã duy trì thực hiện các quy định về giờ thu gom rác thải, địa điểm tập kết rác thải, nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học. Toàn bộ lượng rác thải được thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Thành phố đang có đề nghị với tỉnh để đầu tư nhà máy xử lý rác thải, để xử lý triệt để ô nhiễm do rác thải gây ra.

Hàng năm tỉnh và Thành phố đã chi ngân sách cho công tác vệ sinh môi trường lên tới trên 18 tỷ đồng (năm 2009), ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này.

Nguyễn Ngọc Nông (2011) thì lượng rác thải phát sinh từ các nguồn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên như sau:

Bảng 1.6. Lượng RTPS từ các nguồn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên STT Khu vực Từ hộ dân (tấn/ngày) Từ nguồn khác (tấn/ngày) Tổng lƣợng (tấn/ngày) I Khu vực phía Bắc

1 Phường Quan Triều 4,589 0,387 4,976

2 Phường Quang Vinh 3,730 0,315 4,045

3 Phường Tân Long 3,550 0,327 3,877

4 Xã Quyết Thắng 5,853 1,291 7,144 5 Xã Đồng Bẩm 2,337 0,269 2,606 6 Xã Phúc Xuân 1,858 0,258 2,116 7 Xã Cao Ngạn 2,436 0,210 2,646 8 Xã Phúc Hà 1,218 0,216 1,434 Tổng 25,571 3,273 28,844 II Khu vực Trung tâm

1 Phường Quang Trung 14,965 3,813 18,778

2 Phường Đồng Quang 7,390 3,681 11,071

3 Phường Phan Đình Phùng 13,158 4,360 17,518 4 Phường Hoàng Văn Thụ 10,168 3,616 13,784

5 Phường Túc Duyên 5,028 1,871 6,899

6 Phường Trưng Vương 5,169 1,729 6,898

7 Phường Gia Sàng 7,259 1,415 8,674

8 Phường Tân Lập 8,298 1,320 9,618

9 Phường Thịnh Đán 8,426 1,524 9,950

10 Phường Tân Thịnh 7,773 2,561 10,334

Tổng 87,634 25,890 113,524 III Khu vực phía Nam

1 Phường Cam Giá 7,202 2,546 9,748

2 Phường Phú Xá 7,347 1,561 8,908

3 Phường Tân Thành 3,667 2,103 5,770

4 Phường Trung Thành 8,223 3,880 12,103

5 Phường Hương Sơn 8,338 1,471 9,809

6 Xã Thịnh Đức 2,601 0,152 2,753 7 Xã Tích Lương 3,390 0,684 4,074 8 Xã Trúc Trìu 1,677 0,302 1,979 9 Xã Tân Cương 1,631 0,834 2,465 10 Xã Lương Sơn 5,064 1,423 6,487 Tổng 49,140 14,956 64,096

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh trên địa bàn thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài

- Địa điểm nghiên cứu của đề tài: Trên địa bàn thị xã Sông Công - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2011 đến 5/2012

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công Sông Công

2.3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị xã Sông Công

2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thị xã Sông Công hoạt tại thị xã Sông Công

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương Pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sông Công.

Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân các phường, xã, Sở Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài nguyên & Môi trường TP.Thái Nguyên và Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp bao gồm các số liệu có được từ công tác điều tra, phỏng vấn và quá trình cân rác xác định khối lượng, thành phần rác thải.

2.4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau: + Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình

+ Công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công + Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt

+ Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt + Việc theo dõi các thông tin về vệ sinh môi trường của người dân + Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các hộ dân

+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường hiện nay + Thái độ làm việc của công nhân thu gom

- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý môi trường, công nhân thu gom rác và các hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại các phường, xã trên địa bàn thị xã.

- Hình thức phỏng vấn

+ Phát phiếu điều tra: Tiến hành phát phiếu điều tra cho 150 hộ gia đình, cá nhân chia đều cho 6 phường và 4 xã theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.

+ Phỏng vấn trực tiếp: Ngoài những câu hỏi trong phiếu cần hỏi thêm những vấn đề liên quan nhằm có kết quả khách quan hơn.

2.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các thầy cô giáo và những người có chuyên môn về quản lý rác thải. Ngoài ra trong quá trình điều tra tham khảo thêm ý kiến của các cô, chú cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý về môi trường tại các phường, xã.

2.4.5. Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn

Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng phường xã, điều tra tìm hiểu tình hình quản lý rác thải, các điểm tập kết rác của các phường, xã... để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng phường, xã trên địa bàn thị xã Sông Công.

2.4.6. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải

- Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành phần rác thải tại các phường, xã:

Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: Mỗi phường, xã lựa chọn ngẫu nhiên 15 hộ để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu 20 %, hộ khá 40%, hộ trung bình 40% . Trên cơ sở số liệu điều tra của từng UBND các phường, xã về tỷ lệ giàu nghèo trên địa bàn.

+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại để cân.

+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.

+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 lần/tháng (cân trong 4 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng phường, xã. Tháng Ngày cân rác 5 20 25 29 6 06 11 28 7 10 22 30 8 04 12 19

+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày và lượng rác thải bình quân/người/ngày.

+ Tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.

Đối với rác tại các chợ: Dựa vào đặc điểm các chợ ở từng phường, xã: Số lượng các chợ, thời gian họp chợ, chu kỳ họp chợ là thường ngày hay theo phiên và từ đó thu thập số liệu như sau:

- Nếu phường, xã nào được thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, tháng. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.

- Nếu phường, xã nào chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng. Số lần cân lặp lại 3 lần/tháng (trong 4 tháng).

Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, nghề nghiệp là khá giống nhau. Tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, ở các phường, xã các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, sinh viên, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: Lựa chọn một số cơ quan, trường học và sau đó cân thí điểm (cân 3 lần/tháng và cân trong 4 tháng) rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng. Rồi ước tính khối lượng rác được thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.

- Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: Tiến hành theo dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của từng phường, xã để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của công ty môi trường đô thị. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.

- Đánh giá về lợi ích kinh tế của việc tái chế, tái sử dụng rác thải: Điều

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)