3. Ý nghĩa của đề tài
2.4.6. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải
- Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành phần rác thải tại các phường, xã:
Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: Mỗi phường, xã lựa chọn ngẫu nhiên 15 hộ để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu 20 %, hộ khá 40%, hộ trung bình 40% . Trên cơ sở số liệu điều tra của từng UBND các phường, xã về tỷ lệ giàu nghèo trên địa bàn.
+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại để cân.
+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.
+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 lần/tháng (cân trong 4 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng phường, xã. Tháng Ngày cân rác 5 20 25 29 6 06 11 28 7 10 22 30 8 04 12 19
+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
+ Tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.
Đối với rác tại các chợ: Dựa vào đặc điểm các chợ ở từng phường, xã: Số lượng các chợ, thời gian họp chợ, chu kỳ họp chợ là thường ngày hay theo phiên và từ đó thu thập số liệu như sau:
- Nếu phường, xã nào được thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, tháng. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.
- Nếu phường, xã nào chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng. Số lần cân lặp lại 3 lần/tháng (trong 4 tháng).
Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, nghề nghiệp là khá giống nhau. Tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, ở các phường, xã các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, sinh viên, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: Lựa chọn một số cơ quan, trường học và sau đó cân thí điểm (cân 3 lần/tháng và cân trong 4 tháng) rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng. Rồi ước tính khối lượng rác được thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.
- Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: Tiến hành theo dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của từng phường, xã để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của công ty môi trường đô thị. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.
- Đánh giá về lợi ích kinh tế của việc tái chế, tái sử dụng rác thải: Điều tra phỏng vấn trực tiếp những người nhặt rác (8 người), và những chủ hộ thu mua rác trên địa bàn (4 hộ). Sau đó tính trung bình khối lượng, chủng loại các thành phần rác có thể tái chế và giá mua (bán) từng loại. Mặt khác căn cứ vào tỷ lệ từng loại rác có thể tái chế trong tổng lượng rác phát sinh để ước tính khối lượng thành phần các rác tái chế rác tái chế. Sau đó ước tính hiệu quả kinh tế mang lại của rác thải sinh hoạt.
- Phương pháp xác định thành phần rác thải: Mỗi phường, xã ta cân và phân loại thí điểm tại 1 điểm tập kết. Tiến hành cân và phân loại 2 lần/tháng và tiến hành trong 4 tháng. Tại mỗi mỗi điểm tập kết rác ta phân ra từng loại rác rồi cân từng thành phần sau đó tính tỉ lệ.