Xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao việc quản lý chất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 85)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.4. xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao việc quản lý chất

thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương Pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sông Công.

Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân các phường, xã, Sở Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài nguyên & Môi trường TP.Thái Nguyên và Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp bao gồm các số liệu có được từ công tác điều tra, phỏng vấn và quá trình cân rác xác định khối lượng, thành phần rác thải.

2.4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau: + Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình

+ Công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công + Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt

+ Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt + Việc theo dõi các thông tin về vệ sinh môi trường của người dân + Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các hộ dân

+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường hiện nay + Thái độ làm việc của công nhân thu gom

- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý môi trường, công nhân thu gom rác và các hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại các phường, xã trên địa bàn thị xã.

- Hình thức phỏng vấn

+ Phát phiếu điều tra: Tiến hành phát phiếu điều tra cho 150 hộ gia đình, cá nhân chia đều cho 6 phường và 4 xã theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.

+ Phỏng vấn trực tiếp: Ngoài những câu hỏi trong phiếu cần hỏi thêm những vấn đề liên quan nhằm có kết quả khách quan hơn.

2.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các thầy cô giáo và những người có chuyên môn về quản lý rác thải. Ngoài ra trong quá trình điều tra tham khảo thêm ý kiến của các cô, chú cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý về môi trường tại các phường, xã.

2.4.5. Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn

Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng phường xã, điều tra tìm hiểu tình hình quản lý rác thải, các điểm tập kết rác của các phường, xã... để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng phường, xã trên địa bàn thị xã Sông Công.

2.4.6. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải

- Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành phần rác thải tại các phường, xã:

Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: Mỗi phường, xã lựa chọn ngẫu nhiên 15 hộ để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu 20 %, hộ khá 40%, hộ trung bình 40% . Trên cơ sở số liệu điều tra của từng UBND các phường, xã về tỷ lệ giàu nghèo trên địa bàn.

+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại để cân.

+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.

+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 lần/tháng (cân trong 4 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng phường, xã. Tháng Ngày cân rác 5 20 25 29 6 06 11 28 7 10 22 30 8 04 12 19

+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày và lượng rác thải bình quân/người/ngày.

+ Tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.

Đối với rác tại các chợ: Dựa vào đặc điểm các chợ ở từng phường, xã: Số lượng các chợ, thời gian họp chợ, chu kỳ họp chợ là thường ngày hay theo phiên và từ đó thu thập số liệu như sau:

- Nếu phường, xã nào được thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, tháng. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.

- Nếu phường, xã nào chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng. Số lần cân lặp lại 3 lần/tháng (trong 4 tháng).

Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, nghề nghiệp là khá giống nhau. Tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, ở các phường, xã các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, sinh viên, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: Lựa chọn một số cơ quan, trường học và sau đó cân thí điểm (cân 3 lần/tháng và cân trong 4 tháng) rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng. Rồi ước tính khối lượng rác được thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.

- Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: Tiến hành theo dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của từng phường, xã để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của công ty môi trường đô thị. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.

- Đánh giá về lợi ích kinh tế của việc tái chế, tái sử dụng rác thải: Điều tra phỏng vấn trực tiếp những người nhặt rác (8 người), và những chủ hộ thu mua rác trên địa bàn (4 hộ). Sau đó tính trung bình khối lượng, chủng loại các thành phần rác có thể tái chế và giá mua (bán) từng loại. Mặt khác căn cứ vào tỷ lệ từng loại rác có thể tái chế trong tổng lượng rác phát sinh để ước tính khối lượng thành phần các rác tái chế rác tái chế. Sau đó ước tính hiệu quả kinh tế mang lại của rác thải sinh hoạt.

- Phương pháp xác định thành phần rác thải: Mỗi phường, xã ta cân và phân loại thí điểm tại 1 điểm tập kết. Tiến hành cân và phân loại 2 lần/tháng và tiến hành trong 4 tháng. Tại mỗi mỗi điểm tập kết rác ta phân ra từng loại rác rồi cân từng thành phần sau đó tính tỉ lệ.

2.4.7. Phương pháp phân tích số liệu

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Sông Công được thành lập theo quy định số 113/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Hội đồng Chính phủ) ngày 11/4/1985. Quy mô thị xã gồm 3 phường (Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi) và 3 xã (Tân Quang, Cải Đan, Bá Xuyên) với diện tích tự nhiên là 5.564 ha.

Hiện nay thị xã có 10 đơn vị hành chính bao gồm 4 xã (Tân Quang, Bình Sơn, Vinh Sơn, Bá Xuyên) và 6 phường (Lương Châu, Bách Quang, Mỏ Chè Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò) với tổng diện tích tự nhiên là 8.364 ha.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Sông Công nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng địa lí từ 21032 độ vĩ Bắc, 105045 đến 105052 độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 20 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 60 km về hướng Bắc. Thị xã Sông Công là một trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội quan trọng của tỉnh Thái Nguyên.

Thị xã Sông Công tiếp giáp với:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên - Phía Đông giáp huyện Phú Bình

- Phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên như vậy thị xã có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (UBND thị xã Sông Công) [23].

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Thị xã Sông Công chia làm 2 khu vực: Khu vực phía đông và khu vực phía tây

Khu vực phía Đông: Thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có diện tích lớn hơn phần phía tây, độ cao trung bình từ 25 - 30 m phân bố theo thung lũng sông. Bao gồm các đơn vị hành chính: xã Bá Xuyên, xã Tân Quang, phường Bách Quang, phường Mỏ Chè, phường Thắng Lợi, phường Cải Đan, phường Phố Cò, phường Lương Châu. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Khu vực phía tây: Thuộc nhóm cảnh quan địa hình gò đồi và núi thấp. Nhóm cảnh quan khá đặc trưng cho địa hình khu vực chân núi Tam Đảo, cảnh quan gò đồi, núi thấp, dạng bát úp với độ cao 80 - 100m phân bố ở các xã phía Tây: xã Vinh Sơn, xã Bình Sơn. Một số đồi cao, đỉnh hẹp, độ cao trung bình 300 m, một số núi thấp có độ cao trung bình 150m. Đồng bằng, thung lũng nhỏ tập chung chủ yếu ở vùng sát các sống suối (UBND thị xã Sông Công, 2010) [23].

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn * Đặc điểm khí hậu

Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ, mang khí hậu đặc trưng vùng trung du bán sơn địa, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa nên mang đặc điểm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió mùa lạnh chủ yếu là hướng gió Đông Bắc. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam. Tháng 4 là tháng chuyển tiếp giữa mùa nóng sang mùa lạnh.

-Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 230C

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 28,30C + Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 16,20C -Độ ẩm không khí:

+ Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 4): 96% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1): 78%

-Lượng mưa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa đạt cực đại vào tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong của vùng), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm: 2168 mm + Số ngày mưa trung bình trong năm: 142 ngày + Lượng mưa tháng lớn nhất: 443 mm (tháng 7) + Lượng mưa tháng nhỏ nhất: 22 mm (tháng 1) + Lượng mưa ngày lớn nhất: 353 mm

+ Lượng mưa tháng cực đại: 1103 mm (tháng 8) -Tốc độ gió và hướng gió:

Trong năm có hai mùa chính: mùa đông có gió hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Đông và Đông Nam. Hướng gió thịnh hành nhất trong nửa đầu mùa đông là hướng Đông và Đông Bắc, nhưng từ tháng 2 trở đi hướng Đông và Đông Nam chiếm ưu thế.

+ Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,9 m/s + Tốc độ gió cực đại trong năm: 2,4 m/s -Nắng và bức xạ:

+ Số giờ nắng trung bình trong năm: 1588 giờ/năm + Số giờ nắng lớn nhất trung bình trong tháng: 187 giờ + Số giờ nắng nhỏ nhất trung bình trong tháng: 46 giờ + Bức xạ trung bình năm: 122 kcal/cm2/năm

- Đặc điểm thuỷ văn

Thị xã Sông Công nằm trong lưu vực Sông Công dài 95 km, bắt nguồn từ núi Ba Lá (Định Hoá), chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và chảy qua địa bàn thị xã Sông Công. Lưu vực Sông Công có diện tích 951 km2, độ cao trung bình là 224m, độ dốc là 27,3%, tổng lượng nước Sông Công vào khoảng 794.000.000 m3

, lưu lượng trung bình năm 25m3/s, modul dòng chảy vào khoảng 26 l/s.km2

.

Trên địa bàn Thị xã Sông Công còn có tới 103.59 ha diện tích mặt nước chuyên dùng với hệ thống các hồ lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là hồ Ghềnh Chè

(82 ha), hồ Núc Nác (4,5 ha), hồ Cổ Rắn (6,2 ha) vừa bổ sung nhu cầu nước cho các mục tiêu sản xuất và sinh hoạt, vừa là các địa điểm thu hút khách du lịch. Sông Công là nguồn cung cấp nguồn nước sinh hoạt cũng như sản xuất cho toàn thị xã.

* Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của Thị xã Sông Công chủ yếu từ Sông Công dài 95km, bắt nguồn từ Định Hoá, qua Đại Từ, thị xã Sông Công, Phổ Yên, rồi nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thị xã theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài là 14,8 km. Dòng sông có chiều rộng trung bình là 13m, độ dốc lưu vực 27,3%, độ dốc lòng

sông là 1,03%, lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7 m3

/s và trong mùa khô là 4,21 m3/s.

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã , hệ thống Sông Công có 7 suối lớn đổ vào gồm : từ phía tây có 2 suối thuộc xã Bình Sơn và Vinh Sơn, và từ phía Đông 5 suối thuộc xã Bá Xuyên và các phường Lương Châu, Thắng Lợi và Cải Đan.

* Nguồn nước ngầm: Thị xã Sông Công thuộc vùng nghèo nước dưới đất, nguồn nước ngầm hình thành qua quá trình kiến tạo, thuộc phức hệ chứa nước lỗ hổng, phân bố chủ yếu dọc theo các thung lũng , ở độ sâu trung bình 4-8 m, một số khu vực chân núi thấp từ 10 - 20 m, tầng phân bố không đều . Trữ lượng nước ở các lỗ khoan khá thấp , công suất 120 - 200 m3/ngày. Chất lượng chủ yếu là nước nhạt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu lượng khá lớn là nguồn cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân (UBND thị xã Sông Công, 2008) [23].

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Thị xã Sông Công hiện có 6 phường và 4 xã với dân số là 50.438 người, trong đó khu vực thành thị là 32.214 người và khu vực nông thôn là 18.224 người, mật độ dân số 609 người/km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là các phường trung tâm của thị xã như: phường Mỏ Chè (3,690 người/km2), phường Thắng Lợi (1,786 người/km2), phường Phố Cò (1,358 người/km2), nơi có mật độ dân số thấp nhất là các xã: xã Bình Sơn (274 người/km2), xã Vinh Sơn (260 người/ km2

), (Niên giám thống kê, 2011) [22].

Bảng 3.1. Dân số tại các phường, xã trên địa bàn thị xã Sông Công TT Xã, phƣờng Diện tích (Km2) Số thôn (ấp, bản, tổ nhân dân) Dân số trung bình (Ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/Km2 ) 1 Xã Tân Quang 11,065 13 4,509 408 2 Xã Bá Xuyên 8,6727 12 3,883 448 3 Xã Bình Sơn 28 25 7,683 274 4 Xã Vinh Sơn 8,27 6 2,149 260

5 Phường Lương Châu 2,3 8 2,461 1,070

6 Phường Mỏ Chè 1,65 14 6,088 3,690

7 Phường Thắng lợi 4,3 19 7,680 1,786

8 Phường Cải Đan 5,33 11 4,477 840

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)