Phân bố dân cƣ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 đến 2009 (Trang 61 - 66)

) Mật độ (ngƣời/km

A verage population (Thous pers.)

2.2.3. Phân bố dân cƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.13. Mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên năm 1999 - 2009

(Nguồn: Xử lý số liệu theo NGTK Thái Nguyên năm 1999 và 2009)

Qua bảng số liệu trên nhận thấy dân số của tỉnh phân bố không đều và có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, vùng kinh tế - địa lý. Do các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có sự khác biệt theo lãnh thổ nên dân cư của tỉnh tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã và một số huyện phía nam của tỉnh, như thành phố Thái Nguyên mật độ gấp hơn 3 lần mật độ trung bình của tỉnh hay thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình mật độ cũng gấp hơn 1 lần mức trung bình của toàn tỉnh. Ngược lại một số huyện như Võ Nhai, Định Hoá dân cư tập trung thưa thớt, mật độ dân số thấp.

Phân bố dân cư không đều theo đơn vị hành chính. Trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 24,7% dân số tập trung ở Thành phố Thái Nguyên trong khi đó thành phố chỉ chiếm 5,4% diện tích. Trong khi đó, huyện Võ Nhai chiếm tới 23,8% diện tích toàn tỉnh thì chỉ có 5,7% dân số.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.10. Bản đồ mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2009

Qua đây, cần có chính sách đầu tư phù hợp để phát triển cơ sở hạ tầng cho các huyện còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, đó cũng chính là một trong những biện pháp hữu hiệu để phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong tỉnh. 2.2.3.2 Phân bố dân cư theo thành thị và nông thôn

Quá trình đô thị hoá trên địa bàn diễn ra khá nhanh, sau 10 năm dân số khu vực thành thị tăng thêm khoảng trên 60 ngàn người. Với tỷ lệ dân thành thị như trên, Thái Nguyên đứng thứ 22 trong cả nước và đứng đầu các tỉnh của vùng Trung du và miền núi phía Bắc về số dân thành thị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.14. Dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 1999 - 2009

(Nguồn: Xử lý số liệu theo NGTK Thái Nguyên năm 1999 và 2009)

Quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh diễn ra khá nhanh, năm 1999 dân đô thị chỉ chiếm 21,8% thì đến năm 2009 đã tăng lên 25,5% đứng thứ 22 cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Gia tăng dân đô thị ngoài yếu tố gia tăng tự nhiên thì chủ yếu do gia tăng cơ học, trong vòng 10 năm có khoảng 36 ngàn người nhập cư vào khu vực thành thị. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư trong các đô thị cũng không đều, chủ yếu tập trung ở nơi có các trường chuyên nghiệp (thành phố Thái Nguyên); hoặc các khu công nghiệp (thị xã Sông Công), khu đô thị mới…

Trong khi đó, khu vực nông thôn có sự dịch chuyển ra khu vực ngoài thành thị và ra ngoài tỉnh ngày càng lớn do nhu cầu học tập và công việc, ước tính mỗi năm bình quân có khoảng 9 ngàn người xuất cư ra khỏi khu vực nông thôn.

Dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số đang có xu hướng dịch chuyển và phân bố lại. Quá trình này cần có sự điều tiết của Nhà nước để tránh sự mất cân đối và phá vỡ quy hoạch, gây ra tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.3.3 Sự chuyển biến trong phân bố dân cư theo hộ gia đình

Năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 325.680 hộ dân cư, hộ nhà trọ, hộ nhà trọ sinh viên. So với năm 1999 tăng thêm 87.943 hộ với mức tăng bình quân là 3,1%/năm, cao hơn so với cả nước (3,0%/năm). Tuy nhiên, tốc độ và nhịp độ tăng số hộ không đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện. Hầu hết các huyện có tốc độ tăng số hộ thấp hơn trung bình của tỉnh nhưng riêng thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công tăng rất cao, thành phố Thái Nguyên tăng gấp 1,8 lần do đây là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nơi tập trung nhiều các trường chuyên nghiệp, các khu công nghiệp, khu đô thị có sức hút lớn hơn các nơi khác.

Về quy mô các hộ, nếu năm 1999, quy mô hộ là 4,4 người thì sau 10 năm con số này đã giảm 3.4 người/hộ, trong đó giảm mạnh nhất là thành phố Thái Nguyên từ 4 người xuống còn 2,9 người/hộ. Trong các nhóm hộ theo quy mô nhân khẩu nhận thấy nhóm hộ có từ 3 đến 4 người chiếm tới 53%, có thể nói đây là quy mô mang tính phổ biến ở tất cả các địa phương. Sau 10 năm quy mô các hộ lớn (trên 5 - 6 người trở lên)có xu hướng giảm, tăng quy mô các hộ nhỏ và trung bình. Điều này một mặt phản ảnh kết quả công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch với mô hình gia đình ít con, mặt khác ở một mức độ nào đó đặc trưng cho các hộ gia đình có việc làm thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp như buôn bán, kinh doanh, công chức...Đây cũng là một xu hướng phát triển của xã hội, là sự thay thế của các gia đình hiện đại với cơ cấu hạt nhân là bố, mẹ và con cái thay cho kiểu gia đình truyền thống với nhiều thế hệ chung sống (tam đại, tứ đại đồng đường…).

Tiểu kết chƣơng 2: Gia tăng dân số của Thái Nguyên đã được kiểm soát, tuy nhiên Thái Nguyên là tỉnh có quy mô dân số tương đối lớn trong vùng Đông Bắc. Gia tăng tự nhiên thấp hơn trung bình cả nước nhưng một số huyện vẫn duy trì mức sinh cao. Có 8/9 đơn vị hành chính trong tỉnh xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính ở nhóm tuổi sơ sinh. Là tỉnh có kết cấu dân số trẻ đang có xu hướng già hóa. Dân cư phân bố không đồng đều, đông đúc ở các huyện, thị phía nam, thưa ở phía bắc của tỉnh, dân cư vẫn tập trung tới trên 70% ở nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 đến 2009 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)