Biến động dân số ở Việt Nam 1999-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 đến 2009 (Trang 29 - 32)

Việt Nam là quốc gia có dân số đông, tỷ lệ giă tăng dân số nhanh. Theo kết quả cuộc Tổng điều tra nhà ở và dân số Việt Nam năm 2009, thì tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người. Với dân số này, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN sau Inđônêxia (243,3 triệu người) và Philippin (92,0 triệu người) và thứ 13 trên thế giới.

Như vậy sau hơn 10 năm dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người so với năm 1999, bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước thời kì 1989 – 1999 (1,7%) và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong vòng 50 năm qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(3% trong những năm 1960, 2,8% thời kì 1970-1979, 2,1% giữa hai cuộc tổng điều tra 1979-1989, 1,7% thời kì 1989-199). Như vậy từ năm 2007 đến nay tỉ lệ tăng dân số của Việt Nam đã ở mức 1,1%/ năm, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng dân số của Thái Lan – là nước đã thực hiện thành công chương trình DS - KHHGĐ trước Việt Nam khoảng 10-15 năm. Mặc dù vậy với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số vẫn còn rất lớn và duy trì trong nhiều năm nữa, theo dự báo dân số Việt Nam sắp công bố tới đây, theo tất cả các phương án, kể cả phương án với tổng suất sinh thấp (tiếp tục giảm đến mức 1,7 con), thì dân số Việt Nam còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỉ XXI ( tức là vào những năm 2048 - 2050 dân số nước ta mới ổn đinh và không tiếp tục tăng) với quy mô dân số 111,7 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm 10 nước đông dân nhất thế giới.

Nhờ có các chính sách KHHGĐ mà tỷ suất sinh thô của nước ta giảm đáng kể từ 18,60‰ năm 2001 xuống còn 16,5‰ năm 2009, tỷ suất này có sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng. Tổng tỉ suất sinh khá cao và có xu hướng giảm : 2,25con trên một phụ nữ (năm 2001) còn 2,08 con trên một phụ nữ (năm 2008) và có sự phân hóa giữa thành thị( 1,83con), nông thôn (2,22 con). Trong khi đó tỷ suất chết thô ở nước ta lại tăng nhẹ từ 5,07 năm 2001 lên 5,1 năm 2008 điều đó lí giải cho nguyên nhân tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta thấp hơn các giai đoạn trước.

Về biến động số lượng dân số động lực chủ yếu là do gia tăng tự nhiên còn tỷ suất gia tăng cơ học nước ta trong thời kì này thấp, sự xuất nhập cư của người dân diễn ra khá mạnh nhưng lại chủ yếu là di cư giữa các địa phương trong nước với nhau điều đó làm cho tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các địa phương trong cả nước có 3 tỉnh có tốc độ gia tăng dân số âm đó là Thanh Hóa: -0,2%, Nam Định: -0,3%, Hà Nam: -0,1% bên cạnh đó có các tỉnh thành giă tăng dân số cao như Thành phố Hồ Chí Minh: 3,5%, Đồng Nai: 2,2%, Hà Nội: 2% đáng chú ý, Bình Dương là tỉnh có quy mô dân số tăng hơn 2 lần trong vòng 10 năm qua. Kết quả này là do lực hút và lực đẩy của quá trình Công nghiệp hóa, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm với tỉ lệ gia tăng cơ học lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dân số tăng kéo theo mật độ dân số tăng từ 231 người/km2 năm 1999 lên 260

người năm 2009, khiến cho mật độ này ngày càng lớn, mật độ dân số nước ta gấp hơn 5 lần mật độ dân số thế giới (50 người/km2), gấp đôi mật độ dân số châu Á (129 người/km2), cũng gần gấp đôi mật độ dân số Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới (143 người/km2).

Cơ cấu dân số trong 10 năm vừa qua cũng có nhiều thay đổi. Cơ cấu theo giới biến động theo chiều hướng dân số nam tăng nhanh chênh lệch về giới tính ngày càng rút ngắn. Năm 1999 tỉ số giới tính của nước ta là 96,7 nam/100 nữ, đến 2009 tỉ số này được rút ngắn còn 98,1nam/100 nữ. Điều đáng quan tâm là tỉ số chênh lệch giới tính khi sinh ở Việt Nam liên tục tăng. Năm 1999, tỉ lệ này là 108 bé trai/100 bé gái thì nay là 111 bé trai/100 bé gái, thậm chí có địa phương tỉ lệ chênh lệch lên tới 131/100. Đáng báo động hơn khi tỷ lệ gia tăng giới tính khi sinh ở 6 vùng địa lý trên toàn quốc có tới 5 vùng tỷ số giới tính chênh lệch quá cao. Theo đó, lượng bé trai khi sinh đã vượt số lượng bé gái từ 20-25% chỉ sau vòng 10 năm. Nếu cứ giữ mức chênh lệch như hiện nay thì 20 năm nữa đàn ông của Việt Nam có nguy cơ ế vợ rất cao.

Bảng 1.1. Cơ cấu dân số Việt Nam theo tuổi từ 1999 – 2009

Năm

Số dân (Triệu ngƣời) % Tổng dân số

Tổng số 0-14 15-59 >60 0-14 15-19 >60 1999 76.33 25.56 44.58 6.19 33.0 58,9 8,1 2006 83.89 22.06 54.38 7.72 26,0 64,5 9,2 2007 85.15 21.71 55.38 8.04 25,06 65,5 9,5 2009 85.85 21.03 57.09 7.73 24,5 66,5 9,0

(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% năm 1999 xuống 25% năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59 tuổi lại tăng từ 58% năm 1999 lên 66% năm 2009. Nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8% năm 1999 lên 9% năm 2009. Như vậy cơ cấu dân số nước ta chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang “cơ cấu dân số vàng”. Dân số vàng là thời kì mà 2 người trong độ tuổi lao động chỉ “cõng” một người phụ thuộc. Tỷ lệ phụ thuộc chung của cả nước năm 2001 là 66% đến 2008 chỉ còn 53,7% (trong đó tỷ lệ phụ thuộc trẻ em dưới 14 tuổi là 38,4% và người già là 15,2). Đây là cơ hội để Việt Nam tận dụng sức mạnh của mình để phát triển KT-XH tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải quyết tốt việc làm cho người lao động vì nếu không sẽ sinh ra các tệ nạn xã hội của “nhóm người trẻ”, và nước ta chưa kịp làm giàu thì dân số đã già. Theo thống kê, chỉ số già hóa của dân số Việt Nam tăng 11% (từ 24,5% lên 35,9%) sau 10 năm. Chỉ số già hóa của Việt Nam hiện cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%). Theo các chuyên gia, quá trình già hóa dân số của chúng ta đến sớm hơn dự kiến. Thông thường, các nước trên thế giới phải mất nhiều thập kỷ mới chuyển từ giai đoạn cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số trong khi Việt Nam chỉ mất có 3 năm (từ 2005 sang 2008). Như vậy, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới dân số già khi chưa giàu, nghĩa là chưa tích lũy được gì thì đã già.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 đến 2009 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)