Các điều kiện KT-XH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 đến 2009 (Trang 44 - 46)

) Mật độ (ngƣời/km

2.1.3 Các điều kiện KT-XH

2.1.3.1. Dân số

Tính đến năm 2009, Thái Nguyên có 1.127,43 nghìn người ; tỷ lệ dân số trung bình là 1,97%, dân số trong độ tuổi lao động cao, chiếm khoảng 52% dân số toàn tỉnh. Đây là nguồn nhân lực dồi dào nhưng để giải quyết việc làm lại là vấn đề khó khăn.

Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa và Dao) trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh. Mật độ dân số trung bình là 320

người/km2

nhưng phân bố không đều giữa các khu vực trong tỉnh. Tại thành phố Thái

Nguyên mật độ dân số là 1474 người/km2

, trong khi vùng cao Võ Nhai là 76 người/km2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có bước phát triển đáng kể, tuy nhiên do điểm xuất phát thấp nên mức thu nhập GDP theo đầu người còn thấp (khoảng 220 USD người/năm), mức sống trung bình trở lên chiếm 80% dân số.

So với cả nước Thái Nguyên vẫn là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế chậm. Mặc dù có trung tâm công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản lớn nhưng dân số ở nông thôn vẫn chiếm đa số, khoảng 75% dân số toàn tỉnh.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

Thái Nguyên có hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý. Phần lớn các đường đều xuất phá từ trục quốc lộ 3, tỏa đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, khu du lịch và thông với các tỉnh biên giới.

Đường bộ: Năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 4.545km đường bộ, trong đó đường quốc lộ 184,6km, với 61 cầu, đường tỉnh lộ 248,8km với 21 cầu, đường nội thị 65,3km

và 3.180,6km đường xã và liên xã. Mật độ đường toàn mạng lưới là 0,385km/km2

Đường sắt: có 3 tuyến: Đường Quán Triều – Hà Nội dài 75km. Đường Thái Nguyên – Kép 57km. Đường Quán Triều – Núi Hồng qua Đại Từ dài 39km.

Đường thủy: Tỉnh Thái Nguyên có 430km đường thủy. Từ Đa Phúc, Thái Nguyên có hai tuyến đường sông chính là: Đa Phúc – Hải Phòng dài 161km; Đa Phúc – Hòn Gai dài 211km. Ngoài ra, còn hai tuyến vận tải thủy nội tỉnh là: Thái Nguyên – Phú Bình dài 16km (hiện nay tàu thủy và xà lan không hoạt động được); Thái Nguyên – Chợ Mới dài 40km.

Cùng với việc mở mang giao thông vận tải, Thái Nguyên đang cố gắng điện khí hoá toàn tỉnh. Cho đến nay mạng lưới điện khá hoàn chỉnh đến các huyện trong tỉnh, tuy nhiên Thái Nguyên cần phải đầu tư nhiều để sửa sang, xây dựng thêm mạng lưới điện nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

2.1.3.3. Hoạt động công nghiệp

Ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã được hình thành từ những năm đầu của thập niên 60. Trải qua hơn 40 năm, công nghiệp Thái Nguyên có lúc thăng trầm do hậu quả của chiến tranh, do sự thay đổi cơ chế quản lí… nhưng đến nay nền công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như năng lượng, luyện kim, hoá chất…

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã và đang quy hoạch đầu tư xây dựng 6 khu công nghiệp tập trung, 27 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 2.000 ha. 1 dự án tổ hợp công nghiệp với diện tích trên 8.000 ha đang hoàn thiện thủ tục xin ý kiến của các Bộ, ngành và Chính phủ; hiện tại đang tập trung các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng và hoàn thiện quy hoạch chi tiết của từng khu, cụm công nghiệp. Tính đến tháng 11/2009, trên địa bàn tỉnh có trên 2.250 doanh nghiệp, gần 400 Hợp tác xã đã đuợc thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.3 Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Thái Nguyên.gov.vn)

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2009 (theo giá cố định năm 1994) ước đạt 9.950 tỷ đồng, bằng 102,6% kế hoạch điều chỉnh, tăng 13,7% so với năm trước.

Một số sản phẩm chủ yếu truyền thống đạt khá như than sạch (1.124 nghìn tấn), thiếc thỏi (1.200 tấn), thép cán kéo (697,9 nghìn tấn)…. Nhiều sản phẩm hàng hoá mới cũng được thị trường chấp nhận như giấy, đồ uống, hàng may mặc, vật liệu xây dựng.

Sự phát triển công nghiệp Thái Nguyên trong thời gian qua đã biết dựa vào những thế mạnh sẵn có của tỉnh như tài nguyên khoáng sản, lao động. Đã khắc phục được tình trạng manh mún, tản mạn của thời bao cấp, trình độ quản lý của doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt, trang thiết bị được đổi mới từng phần, một số xí nghiệp đã tích cực ứng dụng công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm…

STT Tên KCN Vị trí KCN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 đến 2009 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)