) Mật độ (ngƣời/km
4 KCN Tây Phổ Yên Huyện Phổ Yên 5 KCN Quyết Thắng TP.Thái nguyên
5 KCN Quyết Thắng TP.Thái nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên, công nghiệp của tỉnh còn một số tồn tại sau: Tính ổn định của đầu ra chưa cao, công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất chưa cao, nhiều xí nghiệp ở khu gang thép gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh…
Xét về phân bố có đến 85% công nghiệp tập trung ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, công nghiệp huyện quá nhỏ bé, công nghiệp nông thôn hầu như chưa có gì. Đây là một vấn đề đặt ra cho chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với sinh thái đa dạng và bền vững. 2.1.3.4. Hoạt động nông – lâm nghiệp
a. Nông nghiệp
Đặc điểm khí hậu, đất đai của Thái Nguyên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được tiêu thụ khắp các thị trường trong nước, đặc biệt là sản phẩm chè. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 (theo giá so sánh 1994) đạt 2.226,37 tỷ đồng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp (tính theo giá trị sản xuất ) với tỉ trọng ngành trồng trọt chiếm 75%,chăn nuôi và các ngành khác 25%.
Ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm qua (bình quân khoảng 5,5%). Diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh 69.829 ha; năng suất đạt 48,85 tạ/ha; sản lượng đạt 341.130 tấn. Diện tích gieo trồng ngô đạt 17.358 ha, năng suất ngô năm 2009 đạt 38,72 tạ/ha; sản lượng 67.204 tấn. Về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh được quan tâm và tập trung phát triển, chuyển dịch sang hướng tập trung, nâng cao giá trị trong lĩnh vực chăn nuôi.
b. Lâm nghiệp
Tính đến hết năm 2008 độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 49%, với tổng diện tích trồng rừng mới là 5.875 ha. Trong đó: trồng rừng theo dự án 661 là 3.858 ha, đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
102,1% kế hoạch (rừng phòng hộ 652 ha, rừng sản xuất 3.206 ha); khoán bảo vệ rừng 25.209 ha, đạt 97,8% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh rừng 5.098 ha, đạt 93,5% kế hoạch; chăm sóc rừng trồng các năm 1.932 ha, đạt 85,7% kế hoạch.
Sản lượng gỗ khai thác năm 2008 đạt 35.675m3
(trong đó: gỗ vườn rừng
1.711m3, gỗ vườn nhà 4.410m3, dân tự trồng 14.841 m3, bồ đề rải rác 418 m3, rừng
trồng 13.268 m3, rừng PAM 1.027 m3) và 10 tấn Vàu nứa. Giá trị sản xuất lâm nghiệp
của tỉnh năm 2008 là 81.15 tỷ đồng. Trong đó: trồng và nuôi rừng đạt 23.50 tỷ đồng, khai thác lâm sản đạt 52.35 tỷ đồng, dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác là 5.30 tỷ đồng.
Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng tổ chức nhiều đợt truy quét các đối tượng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2008, đã lập biên bản và xử lý 1.320 vụ vi phạm (xử lý hành chính 1.316 vụ, xử lý hình sự 4 vụ); Tịch
thu 1.773 m3 gỗ quy tròn, 15 ôtô; Thu nộp vào tài khoản tạm giữ 6.375 triệu đồng.
Tập trung chỉ đạo các đơn vị cơ sở thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng, cập nhật thông tin và thông báo nguy cơ cháy rừng kịp thời. Năm 2008, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại 11,85 ha.
2.1.3.5. Hoạt động dịch vụ a. Thương mại
Tổng giá trị hàng hoá bán ra luôn tăng lên, trong đó khu vực bán lẻ tăng nhanh hơn. Năm 2000, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.431,5 tỷ đồng thì đến năm 2005, tăng lên 3.564,1 tỷ đồng và đến 2008 là 6.311,5 tỷ đồng.
Ngoại thương của Thái Nguyên có những thay đổi đáng kể. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của địa phương năm 2005 đạt 35.416 nghìn USD, năm 2008 đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
119.720 nghìn USD – gấp 3,4 lần so với năm 2005. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là Thiếc, sản phẩm may, chè các loại, gang....
Bảng 2.4 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 2008 Thiếc Tấn 260 46 160 424 439 Sản phẩm may Nghìn sản phẩm 1.177 1.415 2.789 5.036 6.590 Giấy đế Tấn 4.779 4.554 4.915 4.878 4000 Chè các loại Tấn 4.248 6,855 7.685 6.876 5.030 Gang Tấn 1.482 710 3.227 3.474 921 Quặng kẽm Tấn 50.226 31.419 5000 - - Quặng Titan Tấn - 5.650 24.445 40.130 6879 Quặng kẽm sunfua Tấn 13.664 11.489 9.504 - - Thép cán Tấn - 2.165 14.703 17.872 29.172
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2008)
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đến năm 2008 đã có 38 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 353,87 triệu USD, trong đó vốn đã thực hiện là 139,35 triệu USD. Các dự án nay chủ yếu tập trung vào sản xuất công nghiệp thép xây dựng, cốt pha thép, kim tiêm y tế...
b. Du lịch
Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với hồ Núi Cốc, hệ thống hang động đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn với các di tích (lịch sử, cách mạng, kiến trúc nghệ thuật...), lễ hội và phong tục tập quán của các dân tộc trong tỉnh.
Thái Nguyên có các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu có khả năng thu hút du khách như: hội Đền Đuổm – Phú Lương; hội Hích – Đồng Hỷ; hội chùa Hang – TP.Thái Nguyên; hội làng “Cơn hòm” – Phổ Yên; di
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tích khảo cổ học Thần Sa – Võ Nhai; khu di tích núi Văn, núi Võ – Đại Từ; di tích lịch sử ATK – Định hoá. Ngoài ra, ở đây còn có bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng vào năm 1960 trên một khuôn viên rộng, có nhiều cây cổ thụ tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Hiện nay, Bảo tàng lưu giữ hơn 10.000 dơn vị tài liệu, hiện vật thuộc di sản văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam.
2.2 Biến động dân số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009 2.2.1 Biến động về quy mô dân số Thái Nguyên thời kì 1999 - 2009 2.2.1 Biến động về quy mô dân số Thái Nguyên thời kì 1999 - 2009
2.2.1.1 Quy mô dân số toàn tỉnh
Bảng 2.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2009 phân theo địa phƣơng - Area, population and population density in 2009 by local
Dân số trung bình (Nghìn người) -