) Mật độ (ngƣời/km
2.1.2 Các điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Thái Nguyên là miền chuyển tiếp từ địa hình miền núi sang địa hình đồng bằng. Lịch sử kiến tạo, địa chất với các hoạt động: nâng lên, sụt võng, xâm thực, bóc mòn, bồi tụ… đã tạo nên những đặc điểm riêng cho địa hình trong vùng.
Địa hình Thái Nguyên nhìn chung là thấp với các dạng hình đồi và núi thấp có độ cao chủ yếu từ 200 – 700m, có một số đỉnh trên 1000m. Giữa các đồi núi và dọc theo các sông, suối lớn là những cánh đồng tương đối rộng, có chỗ là đồng bằng do phù sa cổ và phù sa Đệ Tứ hình thành (Phổ Yên, Phú Bình…), có chỗ lại là xâm thực bồi tụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa hình Thái Nguyên bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dày đặc, có sự phân hoá nhưng không sâu sắc. Nhìn chung độ cao giảm dần từ bắc xuống nam. Nơi cao nhất là Tam Đảo với đỉnh cao nhất là 1591m và nơi thấp nhất là phía nam Phổ Yên: khoảng 15 – 30m so với mực nước biển.
Địa hình Thái Nguyên nhìn chung dốc từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam – Đông Nam, bị chia cắt bởi các mạch núi chính, đó là:
Mạch núi phía Tây với đỉnh cao nhất trên dãy Tam Đảo (1590m) chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Mạch núi phía Bắc – Tây Bắc là dãy núi cánh cung Sông Gâm với cấu tạo chủ yếu là núi đá vôi chạy theo hướng Bắc – Nam.
Còn mạch núi phía Đông điển hình là dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Nhìn chung các mạch núi có cấu tạo phức tạp, lại chảy theo hướng Bắc – Nam đã làm cho địa hình trong tỉnh bị chia cắt mạnh, núi đá xen thung lũng.
Miền núi đá vôi tập trung ở khu vực Võ Nhai có độ cao trung bình 500 – 800m, với vách đá dựng đứng và hiện tượng Karst diễn ra mạnh. Ở khu vực này mùa đông thường thiếu nước.
Miền đồi cao, núi thấp là nơi chuyển tiếp giữa miền núi và miền trung du, độ
cao 200 – 500m với độ dốc trung bình từ 250 – 400, xen núi đồi.
Miền đồi thấp thường là miền đồi thoải bát úp, độ cao không quá 100m, độ
dốc 50
– 150, phần lớn thường là 70 – 100
tập trung ở Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, phía Nam huyện Phú Lương, Đồng Hỷ.
Địa hình đồng bằng tập trung ở hai bên sông, có dấu hiệu bậc thềm phù sa cổ và bậc thang nhân tạo. Các đồng bằng rộng lớn nằm ở hai bên hạ lưu sông Cầu và sông Công là các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công.
Cấu trúc địa chất tỉnh Thái Nguyên khá phức tạp bao gồm: Nhóm đá granit, đá gabro, đá sừng, phiến thạch, phiến thạch biến chất. Nhóm đá trầm tích gồm: sét, sa thạch, đá cát, dăm kết, cuội kết, đặc biệt là đá vôi với diện tích lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa hình Thái Nguyên thể hiện tính phân bậc rõ nét hơn các vùng khác do
địa hình núi đồi chiếm ưu thế, gồm các bậc địa hình sau:
+ Bậc 1 (< 15m): Là bậc địa hình thấp nhất trong vùng, thường kéo dài thành dải hẹp, rộng 1 – 2 km, từ Hạ Vụ, Vạn Phái xuống Trùng Dã, lên Hà Châu.
+ Bậc 2 (15 – 25m): Phân bố rộng rãi ở khu vực Phổ Yên, Phú Bình dọc theo thung lũng sông Công và sông Cầu.
+ Bậc 3 (25 – 75m): Phân bố hầu như trọn vẹn ở khoảng giữa sông Cầu và sông Công và đông bắc Phú Bình, trong khoảng giữa sông Cầu.
+ Bậc 4 (75 – 200m): Chiếm phần lớn diện tích khu vực đông bắc thành phố Thái Nguyên, khu vực Khe Mo, lưu vực khoảng giữa sông Đu và sông Cầu.
+ Bậc 5 (200 – 600m): Chiếm phần lớn diện tích ở phía bắc và tây bắc tỉnh.
+ Bậc 6 (600 – 1.000m): Chiếm diện tích nhỏ hơn, tập trung ở đông bắc và phía bắc tỉnh, ở thượng lưu sông Cầu.
+ Bậc 7 (1.000 – 1.500m): phân bố thành cụm nhỏ thuộc dãy Tam Đảo. 2.1.2.2. Khí hậu
Vị trí địa lý khu vực đã tạo cho Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt:
mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình là 26,90C; mùa đông lạnh, khô,
chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình là 180C, đôi khi có
sương muối ở vùng cao.
Tổng lượng bức xạ trung bình khá lớn 124,4 Kcalo/cm2, nhiệt độ tích lũy
trong năm: 88410C, trong khi đó Hà Nội 86000C. Điều này cho thấy tỉnh Thái
Nguyên có tính chất khí hậu nửa trung du miền núi.
Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng thủy văn thì tổng lượng mưa trong năm của tỉnh Thái Nguyên khá lớn, lượng mưa trung bình năm từ 2000 – 2500mm, cao nhất vào tháng VIII, lượng mưa thấp nhất vào tháng I. Khu vực có lượng mưa lớn là ở hai huyện: Đại Từ và thành phố Thái Nguyên. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 84%. Các trận mưa lớn trong mùa hè thường kèm theo giông, lốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Do địa hình chia cắt khá phức tạp bởi cánh cung Sông Gâm, bắt đầu vào địa phận tỉnh Thái Nguyên ở Định Hóa theo hướng Bắc – Nam, thấp nhất là đèo Khế thuộc huyện Đại Từ, đã tạo ra trong khu vực nghiên cứu nhiều thung lũng nhỏ với kiểu khí hậu điển hình.
Dãy Tam Đảo đón gió Đông Bắc và Đông Nam tạo ra hai trung tâm mưa lớn ở Đại Từ và Thái Nguyên. Khu vực đá vôi thường có sương muối về mùa đông và oi bức, mưa đá về mùa hè.
Với đặc điểm của địa hình đã tạo ra cho địa phận tỉnh Thái Nguyên ba tiểu vùng khí hậu khác nhau:
Vùng lạnh ở Võ Nhai với nhiệt độ trung bình tháng I là 140
C, là tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm.
Vùng lạnh vừa ở Định Hóa, Phú Lương, phía Nam huyện Võ Nhai với nhiệt
độ trung bình tháng I là từ 140
– 150C.
Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú
Lương, Phổ Yên với nhiệt độ trung bình tháng I là 150
C.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho sự phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp.
2.1.2.3. Thủy văn
Với lượng mưa hàng năm lớn nên lượng nước ngầm tầng nông khá phong phú, xuất hiện dưới mặt đất từ 3 – 4m, còn nước ngầm tầng sâu xuất hiện dưới mặt đất từ 40 – 60m. Nước ngầm ở Thái Nguyên có tới 12 phức hệ chứa nước, phần lớn là các mạch lộ có lưu lượng nhỏ hơn 0,5l/s. Khả năng cung cấp nước khá lớn, trên 1
tỷ m3/năm, mùa kiệt là 0,5 tỷ m3/năm. Độ khoáng hóa của nước ngầm là 10g/l, điển
hình có điểm lộ nước khoáng La Hiên – Võ Nhai, mới được khai thác gần đây.
Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa tập trung 87% vào mùa mưa, nên thường gây lũ lụt, trong khi mùa khô lượng mưa rất ít, chỉ đạt 150mm, điều đó đã chi phối lượng nước của các sông suối trong khu vực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dòng chảy trong khu vực có một số đặc điểm sau:
- Moduyn dòng chảy bình quân là 23l/s/km2, tại Tam Đảo là 30l/s/km2
và rất
dễ gây lũ lụt, moduyn dòng chảy kiệt phía nam là từ 2,8 đến 4l/s/km2, phía bắc là từ
7 đến 9 l/s/km2
.
- Độ dốc bình quân các lưu vực sông khá lớn, từ 24,4 đến 27,3 %, độ dốc lòng
sông từ 1,5 đến 1,8%, với mật độ mạng lưới sông suối là 0,93 – 1,2 km/km2
, do có độ dốc lớn nên các dòng chảy ở Thái Nguyên có tiềm năng thủy năng lớn.
Thái Nguyên có hai sông chính là sông Cầu và sông Công cùng nhiều sông suối nhỏ khác nhau nằm trong hệ thống sông Thái Bình. Sông Cầu bắt nguồn từ Chợ
Đồn chảy theo hướng Bắc – Đông Nam, có diện tích lưu vực gần 3486 km2. Lưu
lượng nước trung bình vào mùa lũ của sông Cầu là 620 m2/s, mùa cạn là 6,9 m2
/s. Hệ thống thủy nông sông Cầu có đập dâng Thác Huống tưới cho các huyện Phú Bình (Thái nguyên), Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang).
Sông Công có diện tích lưu vực là 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi cao Ba Lá
huyện Định Hóa, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất
của tỉnh. Lưu lượng nước trung bình mùa lũ 323 m2/s, mùa cạn là 3,2 m2
/s. Dòng sông được chặn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc, có mặt nước rộng khoảng 25
km2 với dung tích khoảng 175 triệu m2 nước.
Ngoài ra tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác nhau thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Đồng thời Thái Nguyên có khoảng 4000 ao hồ với trữ lượng nước khá phong phú.
Theo đánh giá của các chuyên gia thủy văn thì trên các con sông chảy qua tỉnh Thái Nguyên có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện kết hợp với thủy lợi quy mô nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.2 Một số đặc trƣng hình thái lƣu vực các sông chính tỉnh Thái Nguyên
2.1.2.4. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng Thái Nguyên phản ánh những đặc điểm chung của địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật của tỉnh. Sự đa dạng và phức tạp của các nhân tố, điều kiện hình thành cùng với các tác động của con người đã tạo nên tính phong phú và đa dạng của đất đai Thái Nguyên. Đất Thái Nguyên đặc trưng cho vùng đồi núi phía bắc Việt Nam.
Đất đồi núi chiếm ưu thế hơn cả là đất feralit. Quá trình feralit là quá trình hình thành các loại đất đỏ vàng, đỏ nâu, vàng nhạt trên các loại đá mẹ khác nhau với địa hình cao dốc vùng đồi núi.
Đây là quá trình hình thành đất chủ yếu của Thái Nguyên, Đất có tính chất chua, nghèo phì liệu. Diện tích đất feralit chiếm 89% diện tích đất toàn tỉnh. Tùy thuộc vào từng loại đá mẹ khác nhau mà hình thành các loại đất khác nhau, mỗi loại đất có đặc tính lí – hoá riêng, phù hợp với từng loại cây trồng.
Nhìn chung, đất Thái Nguyên tương đối phong phú và đa dạng về nhóm, loại… chất lượng tương đối tốt, hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố trên các dạng địa hình, các vùng khí hậu khác nhau, tạo nên nhiều vùng sinh thái nông – lâm kết hợp, thích ứng với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi.
STT Sông Sông Suối Đổ vào sông Dài sông (km) Chiều dài lưu vực phần (km2)
Diện tích lưu vực Độ cao
trung bình lưu vực(%) Độ dốc trung bình (km/k m2) Mật độ lưới sông Toàn (km2) Đá vôi lưu vực (m) 1 S. Cầu S.Thái Bình 105 82.0 3.230 230 517 24 1.84 2 S. Chợ Chu S.Cầu 36.5 37.5 437 23.5 206 24.6 1.19 3 S. Nghinh Tường S.Cầu 46.0 36.0 465 170 290 39.9 1.05 4 S. Đu S.Cầu 44.5 37.0 361 5.4 129 13.3 0.94 5 S. Công S.Cầu 96.0 73.0 951 224 27.3 1.20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 353.435,20 ha với nhiều loại đất khác nhau, chủ yếu là đất feralit màu đỏ vàng xen lẫn pha cát. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:
Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hoá trên các đá macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên).
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.
Trong tổng quỹ đất 353.435,20 ha, đất đã sử dụng là 243.776,2 ha (chiếm 69 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 31 % diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
2.1.2.5. Sinh vật
Vị trí địa lí với điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình đa dạng đã tạo ra cho Thái Nguyên một thảm thực vật phong phú, nhiều họ cây – giống – loài đặc trưng cho thực vật nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất đai cao được thể hiện khá rõ nét ở sự phân hoá của thảm thực vật và điều kiện khí hậu.
Theo Tổng cục thống kê, tỉnh Thái Nguyên hiện có 172.631,82 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 48,84% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, rừng sản xuất là 91.687,58 ha (25,94%); rừng phòng hộ là 52.332,23 ha (14,81%); rừng đặc dụng là 28.612,01 ha (8,10%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hệ thống thực vật Thái Nguyên rất phong phú và đa dạng với nhiều họ, loài khác nhau. Theo số liệu điều tra , tính riêng thực vật hoang dại có 71 họ và 522 loài, còn trong rừng thứ sinh có 46 họ và 235 loài. Thái Nguyên có đủ các loài từ lâm sản quý hiếm như: Đinh, Lim, Sến, Táu… đến các loại lâm sản khác như tre, nứa, các loại cây lấy củ, quả…
Rừng Thái Nguyên từ xưa đã nổi tiếng về đặc sản, cây thuốc và động vật hoang dã. Trong rừng có nhiều loài quý, hiếm và hệ động vật độc đáo. Theo số liệu điều tra, Thái Nguyên có khoảng 422 loài, 91 họ, 28 bộ của 4 lớp động vật: chim, thú, bò sát, ếch nhái. Nhưng hiện nay có nguy cơ nhiều loài thú bị tiêu diệt. Riêng về thú hoang dã: hổ, báo, gấu đã bị tuyệt chủng; khỉ, vọoc, chim rừng và các loài bó sát đều còn lại không dáng kể.
Theo dự báo, hệ thực vật Thái Nguyên ít nhất phải có trên 2000 loài. Mặc dù rừng của Thái Nguyên bị khai thác quá mức nhưng còn không it những loài quý hiếm như: Nghiến, Lát Hoa, Săm Bông, Sến Mật, Kim Dao, Pơmu…
Tóm lại tài nguyên sinh vật đã bị con người làm cạn kiệt cùng với việc phá rừng làm nương rẫy và săn bắn một cách tự nhiên.