Cơ sở tâm lí học và giáo dục học của việc đặt câu hỏi trong dạy học

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học nội dung Quan hệ vuông góc trong không gian (Hình học 11) (Trang 29 - 112)

Cơ sở tâm lí học

Neil Postman [24] cho rằng câu hỏi là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật như ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và theo ông điều cơ bản nhất là làm thế nào để học cách đặt câu hỏi một cách hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Norah Morgan Juliana Saxton (2006) cũng nhận định: Chúng ta biết rằng, dù với kế hoạch nào, các phương pháp dạy học nào thì kĩ năng đặt câu hỏi của GV sẽ mang lại những cách thức học tập khác nhau.

Việc đặt câu hỏi phải phụ thuộc vào nội dung của môn học, phụ thuộc vào năng lực học tập của HS. Câu hỏi tốt là những câu hỏi có tính thách thứcHS và giúp các HS phát triển tư duy và sự sáng tạo trong quá trình học.

Để giúp HS phát triển tư duy và sự sáng tạo trong quá trình học thì việc đặt câu hỏi của GV cần nắm được ba bước phát triển của các em:

- Điều các em biết và đang nghĩ (Nhận thức)

- Cảm giác của các em với điều các em biết và đang nghĩ (Cảm xúc) - Các em làm gì với những cái các em biết, nghĩ và cảm giác (Hành động -Động thái)

Norah Morgan Juliana Saxton (2006) cho rằng, nếu chúng ta không biết ba ngưỡng phát triển trên của học sinh, thì không thể đặt câu hỏi tốt được. Bởi câu hỏi tốt là câu hỏi kết nối giữa tình cảm và trí tuệ của học sinh.

Ivan Hannel (2005) đã cụ thể hóa quá trình nhận thức làm cơ sở cho việc đặt câu hỏi bằng giàn giáo nhận thức với ý nghĩa như một ẩn dụ thông thường về khái niệm của việc làm thế nào để sắp xếp các câu hỏi tạo ra sự học tập hiệu quả. Bởi theo ông, đầu óc ghi nhận thông tin theo trình tự và thông tin cũng được trình bày theo các bước cụ thể. Người học chỉ có thể học nếu họ muốn học. HS tham gia tích cực vào bài học không có nghĩa là chỉ nói, cảm nhận bài học, hành động, mà còn hành động theo sáng kiến của bản thân. Các em hiểu rằng mình có quyền và trách nhiệm cung cấp thông tin, các ý tưởng và thể hiện cảm xúc về bài học, về quá trình học.

Cơ sở giáo dục học

Sử dụng câu hỏi trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS còn phù hợp với nguyên tắc phát huy tính tích cực và tự giác trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo dục, vì nó gợi được động cơ học tập của chủ thể, phát huy nội lực bên trong, giúp người học có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, làm cho việc giải quyết vấn đề không chỉ còn trong phạm trù của phương pháp dạy học mà còn mang sắc thái của phạm trù mục tiêu, góp phần phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Để tạo ra tính tích cực chủ động của HS trong giờ học, GV phải sử dụng một hệ thống câu hỏi, nói khác đi giáo viên phải biết cách buộc HS phải lắng nghe, suy nghĩ, xem xét và phản ứng và làm theo hướng dẫn của GV, chăm chú vào công việc, có khả năng cách kiểm soát tài liệu của bài học, tự tin vượt qua các thách thức của bài học, có các ý tưởng sáng tạo mới, biến các thông tin trên sách vở thành kiến thức riêng của mình, biết cách chia sẻ thông tin, sẵn sàng bảo vệ ý kiến của mình.

1.2.4. Đặc điểm của câu hỏi phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

Neil Posman cho rằng, kiến thức của chúng ta là kết quả của các câu hỏi. Hay nói cách khác, hỏi và trả lời là công cụ để phát triển trí tuệ quan trọng. Nếu trong giờ học các em không có thời gian để thảo luận hay tư duy, thì chắc chắn rằng chúng ta đã có lỗi rất lớn đối với các em và trong giáo dục. Ta thừa nhận việc đặt câu hỏi là một biện pháp nhằm khơi dậy, phát huy, tính tích cực, chủ động của HS trong học tập. Nhưng việc đặt câu hỏi không phải bao giờ cũng thuận chiều, không phải cứ có câu hỏi là tạo được sự chủ động tích cực của người học. Việc giáo viên không được đào tạo một cách có bài bản về phương pháp sư phạm „ vấn đáp hiệu quả trong các giờ học‟ đã làm giảm khả năng tham gia của HS nói chung, làm hạn chế việc khuyến khích đa dạng các câu trả lời, làm cho một số HS trở nên bế tắc trong các kỳ thi. Vì vậy, việc tìm hiểu, xác định đặc điểm của câu hỏi hiệu quả là rất cần thiết.

Bloom cho rằng, chúng ta chỉ có thể đưa ra các đánh giá nếu chúng ta biết được các sự kiện, hiểu, áp dụng, phân tích và tổng hợp các sự kiện. Vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vậy, theo bậc thang phát triển của tư duy, thì câu hỏi phải đi từ đơn giản đến phức tạp (từ nhớ đến đánh giá) theo kiểu:

- Câu hỏi đòi hỏi trình độ tư duy cao, câu hỏi không yêu cầu tư duy - Câu hỏi đóng, câu hỏi mở

- Câu hỏi gây sự chú ý, câu hỏi gợi mở và chính xác hóa thông tin, câu hỏi giúp học sinh hiểu sâu bài học…

- Câu hỏi trực tiếp, câu hỏi không trực tiếp - Câu hỏi chính, câu hỏi phụ

- Câu hỏi ghi nhớ, câu hỏi sáng tạo

Câu hỏi phát huy tính tính tích cực, chủ động của HS là câu hỏi biết gợi trí tưởng tượng, hiếu kì và sự tò mò của học sinh và sau mỗi câu hỏi thì ý đồ của GV đã được thực hiện và tạo ra sự ngạc nhiên cho người học.

Mức độ hiệu quả của câu hỏi không chỉ được xác định bởi mục đích của câu hỏi, tức là hỏi cái gì mà cần xem xét chất lượng câu trả lời của học sinh. Do đó, để có được câu hỏi có hiệu quả cao, khi đặt câu hỏi, GV cần chú ý đến ba đặc điểm lớn sau:

+) Câu hỏi có khả năng khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời +) Câu hỏi giúp hình thành ở HS khả năng tư duy độc lập

+) Câu hỏi buộc HS phải thể hiện nhu cầu và thử nghiệm các ý tưởng.

1.2.5. Thiết kế và sử dụng câu hỏi có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Dạy học là một môn nghệ thuật và người giáo viên là một nghệ sĩ, để giờ dạy đạt hiệu quả cao, thu hút được nhiều học sinh thì giáo viên phải biết cách đặt câu hỏi một cách nghệ thuật. Theo tiến sĩ Ivan Hannel thì HS có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào của bạn. Nhưng không phải bất cứ câu hỏi nào cũng có thể sử dụng. Câu hỏi cần giúp HS tư duy, đưa ra các bằng chứng xác thực có giá trị minh họa cho câu trả lời. Một câu trả lời đơn giản không chứa bất cứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một nỗ lực trí tuệ nào là một câu trả lời không có giá trị. Câu trả lời của HS phải hợp lí, có giá trị với việc học tập của các em, đưa ra các bằng chứng chứng minh các em hiểu câu hỏi và hiểu những gì mình đang trả lời.

Từ những nhận định của tiến sĩ Ivan Hannel và theo [5] ta có 5 quy tắc cần tuân thủ trong quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài giảng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động củaHS.

Quy tắc 1 : HS luôn cần kiến thức và đến trường là để học tập.

Quy tắc 2 : HS hoàn toàn có khả năng suy nghĩ độc lập, nhưng vẫn rất cần sự hướng dẫn.

Quy tắc 3 : Câu hỏi phải có khả năng khuyến khích HS tham gia vào quá trình học tập.

Quy tắc 4 : Câu hỏi phải giúp HS tư duy, đưa ra những bằng chứng xác thực có giá trị để minh họa cho câu trả lời.

Quy tắc 5 : Phải tạo được môi trường thích hợp và biết duy trì nó để nâng cao tính hiệu quả của câu hỏi.

Trên đây là những quy tắc có tính định hướng cho việc đặt câu hỏi, nhưng đặt câu hỏi như thế nào để tuân thủ được những quy tắc trên thì giáo viên phải sử dụng những kĩ thuật đặt câu hỏi nhất định. Trong một tiết dạy học ta không thể đặt quá nhiều câu hỏi cho người học, các câu hỏi không được sử dụng một cách tùy tiện, mà cần tuân thủ theo các quy định sau:

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu

- Giúp HS sử dụng vốn từ một cách phong phú.

- Đa dạng hóa các câu hỏi với các loại câu hỏi như câu hỏi ghi nhớ, câu hỏi hiểu, câu hỏi áp dụng, câu hỏi phân tích, câu hỏi tổng hợp.

- Sử dụng những cụm từ nhất định cho mỗi loại câu hỏi. - Sử dụng các phương tiện giao tiếp khác ngoài ngôn ngữ.

- Không nên có các biểu hiện tiêu cực với HS trong lúc các em đang trả lời như nhăn mặt, cười…, mà nên dùng các cử chỉ âu yếm, lời nói động viên, khuyến khích các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tránh tự trả lời thay HS câu hỏi của giáo viên đặt ra. - Không khen xã giaoHS.

- Không ép HS trả lời theo ý nghĩ của giáo viên.

- Không đưa ra câu hỏi khi HS đã mệt hoặc mất tập trung.

Tuy vậy, khi đã có trong tay hệ thống câu hỏi đáp ứng được những yêu cầu trên, để câu hỏi đạt hiệu quả cao người GVcần phải:

Biết lắng nghe, kiên nhẫn chờ câu trả lời, cùng suy nghĩ, cùng hành động và cùng hợp tác để trả lời câu hỏi.

Có các phương pháp dạy học khác nhau cho mỗi phần của bài học, có các phương pháp dạy học khác nhau cho các đối tượng HS và phù hợp với phương pháp dạy học mới.

Như vậy, việc sử dụng các câu hỏi hiệu quả phát huy tính tích cực chủ động của học sinh đòi hỏi người GV phải thay đổi phương pháp dạy học của mình, thay đổi cách đánh giáHS. Trong các bài học khác nhau thì sử dụng hệ thống câu hỏi khác nhau, tuy nhiên phải tuân thủ các quy định của việc đặt và sử dụng câu hỏi.

1.3. Thực trạng sử dụng câu hỏi trong dạy học môn Toán ở trƣờng THPT

1.3.1. Thực trạng về câu hỏi và kĩ năng đặt câu hỏi của giáo viên trong dạy học môn Toán học môn Toán

Hiện nay, ở nhiều trường phổ thông các thầy cô giáo vẫn dạy học theo cách thuyết trình, đàm thoại là chủ yếu. Một số thầy cô được hỏi cho biết phương pháp dạy học nói chung và dạy toán nói riêng vẫn là: Thầy thuyết trình, tri thức được truyền thụ dưới dạng có sẵn, GV không sử dụng câu hỏi hoặc sử dụng thì là các câu hỏi không trọng tâm, không hiệu quả, các câu hỏi không có yếu tố tìm tòi, phát hiện, các câu hỏi không khích lệ được tính sáng tạo, chủ động và ham tìm hiểu của HS nên trong nhiều tiết học thầy áp đặt, trò thụ động, hoạt động dạy học chỉ thiên về dạy, yếu về học, thiếu các hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tự giác, tính tích cực và sáng tạo củaHS, giáo viên không kiểm soát được việc học của các em còn HS không có hứng thú học tập, lười suy nghĩ và không tự giác học tập.

Thực tế hiện nay cho thấy đa số việc dạy học mới chỉ dừng lại ở mục đích truyền thụ cho HS một khối lượng kiến thức nào đó và qua đó hình thành cho HS những kiến thức, kĩ năng nhất định. GV chưa biết cách sử dụng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của HS trong giờ học, sử dụng câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho các em để các em chủ động tiếp cận kiến thức mới, do đó HS có thể làm rất thành thạo các bài toán theo một thuật giải có sẵn, quen thuộc song khả năng sáng tạo của các em trong các bài toán lại hết sức hạn chế.

1.3.2. Thực trạng hiệu quả của các câu hỏi được sử dụng trong dạy học Toán của giáo viên Toán của giáo viên

Qua tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và lấy ý kiến thăm dò của HS chúng tôi nhận thấy:

Trong giờ học thầy cô giáo rất ít khi đặt câu hỏi, hoặc có cũng chỉ là những câu hỏi thường không có hiệu quả cao, không trọng tâm do thói quen dạy học theo lối thuyết trình, quen áp đặt kiến thức choHS, hơn nữa trong một tiết học chỉ có 45 phút nên thời gian dành cho câu hỏi không nhiều, vì lẽ đó mà HS không có nhiều thời gian suy nghĩ để trả lời nên chất lượng của câu trả lời là không cao hay HS không kịp trả lời.

Một giờ học được đánh giá là tốt, là thành công nếu người GV biết sử dụng hợp lí một công cụ dạy học tích cực đó là hệ thống các câu hỏi. Tuy rằng trong giờ học GV đã dùng một số câu hỏi để dẫn dắt HS nhưng đa số các câu hỏi đó đều chưa đạt yêu cầu câu hỏi hiệu quả hay câu hỏi tốt vì GV chưa được đào tạo bồi dưỡng bài bản cách đặt và sử dụng câu hỏi. Vì thế để câu hỏi thực sự là công cụ dạy học vừa là công cụ để tổ chức các hoạt động học tập tích cực, sáng tạo của HS thì giáo viên cần được tập huấn, hưóng dẫn về cách đặt và sử dụng câu hỏi trong dạy học giúp nâng cao hiệu quả dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4. Vấn đề dạy học hình học không gian lớp 11 ở trƣờng THPT và sự cần thiết sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học nội dung này

1.4.1. Dạy học nội dung hình học không gian lớp 11 ở trường THPT

Môn Toán nói chung, hình học không gian nói riêng là môn học không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức toán học cơ bản, những quan hệ hình học vốn có trong thực tế mà nó còn là một môn học giúp HS rèn luyện tư duy, đặc biệt là tính trừu tưọng và trí tưởng tượng không gian. Tuy nhiên, nó lại là một môn học khó (khó dạy đối với giáo viên, khó học với học sinh).

Trong thực tế,HS không thích học, hay sợ học hình học không gian. Hơn nữa, phần hình học không gian lớp 11 không là trọng tâm trong các kì thi (tốt nghiệp, đại học) nên việc dạy và học nội dung hình học không gian 11 không được chú trọng nhiều, giáo viên không đầu tư nhiều vào nội dung này nên không truyền thụ được cho HS phương pháp học mang tính đăc thù của bộ môn, do đó không gây được hứng thú cho các em.

Như vậy qua thực tiễn giảng dạy, thông qua dự giờ trao đổi với đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy, hoạt động dạy toán ở nước ta hiện nay và đặc biệt là môn hình học không gian lớp 11 đang tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người với thực trạng lạc hậu và cũ kĩ của phương pháp dạy học. Vì vậy để HS ham mê thích thú học tập môn hình học không gian lớp 11 chúng ta cần phải có hình thức thay đổi phương pháp dạy học môn toán đặc biệt là bộ môn hình học không gian 11.

1.4.2. Sự cần thiết sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học nội dung này

- Xuất phát từ định hướng đổi mới PPDH: tri thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm và câu hỏi chính là một tình huống để GV thực hiện ý đồ sư phạm của mình thành mục tiêu học tập của HS.

Ví dụ: Cho tứ diện đều ABCD có H là trung điểm của AB. Hãy tính góc giữa các cặp véc tơ sau:

a) 𝐴𝐵 và 𝐵𝐶

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HS đã biết xác định góc giữa hai véc tơ trong chương trình hình học phẳng ở lớp 10, qua ví dụ trên GV muốn dùng kiến thức cũ trong hình học phẳng để xây dựng nên khái niệm mới là tích vô hướng của hai véc tơ trong

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học nội dung Quan hệ vuông góc trong không gian (Hình học 11) (Trang 29 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)