NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 80 - 82)

II. CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SDĐ

1. Đất chuyên trồng lúa nước sang

3.6. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

3.6.1. Những tồn tại , hạn chế trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 của thành phố Tuyên Quang hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 của thành phố Tuyên Quang

Nhìn chung việc quản lý và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã đạt được những kết quả nhất định . Quá trình sử dụng đất đã tuân theo phương án quy hoạch được phê duyệt và dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng triệt để, hợp lý và hiệu quả quỹ đất đai, đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát

triển đô thị, phù hợp với quan điểm phát triển chung của thành phố và của tỉnh. Tuy nhiên , qua điều tra , đánh giá kết quả quản lý và thực hiện q uy hoạch sử dụng đất của thành phố còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế chủ yếu sau đây:

- Công tác lập quy hoạch còn thiếu sự đồng bộ giữa quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; có những dự án quy hoạch không sát với thực tế, tính khả thi thấp;

- Việc quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt chưa chặt chẽ, tình trạng lấn chiếm, tự chuyển mục đích trái phép không đúng quy hoạch vẫn còn xảy ra và chưa được xử lý nghiêm ngay từ cơ sở;

- Việc tổ chức công khai, xác định mốc giới quy hoạch được duyệt ngoài thực địa còn hạn chế; việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch triển khai còn chậm;

- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về đất đai còn hạn chế. Một số cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai còn yếu về năng lực, nhất là đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là:

- Hệ thống pháp luật về đất đai mới ban hành, các văn bản hướng dẫn chưa hoàn thiện; nhiều nội dung quy định của pháp luật chưa phù hợp nên quá trình triển khai phải chỉnh sửa, bổ sung, dẫn đến khó khăn khi thực hiện;

- Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý đất đai nhất là việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch sử dụng đất còn rất hạn chế;

- Tài liệu điều tra cơ bản về đất đai còn thiếu, chất lượng kém do không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên;

- Một số cấp uỷ, chính quyền cấp xã chưa hoàn thành nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở cả 02 cấp còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, quá trình thực hiện còn có sai sót. Công tác kiểm tra quản lý quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã chưa thực hiện thường xuyên;

- Một bộ phận không nhỏ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất; cố tình không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất; không thực hiện di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất; không thực hiện đúng thủ tục hành chính khi thực hiện quyền của người sử dụng đất; sử dụng đất không đúng mục đích…

3.6.2. Giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 của thành phố Tuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 80 - 82)