Giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2020 của thành phố Tuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 82 - 84)

II. CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SDĐ

1. Đất chuyên trồng lúa nước sang

3.6.2. Giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2020 của thành phố Tuyên

Quang

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại , hạn chế trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2005 - 2010, để quy hoạch sử dụng đất đạt kết quả cao hơn , khắc phục được những tồn tại, yếu kém như đã nêu, thành phố Tuyên Quang cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

* Giải pháp về kinh tế:

- Cần bố trí đủ, kịp thời kinh phí cho công tác lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Huy động mọi nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án trong phương án quy hoạch sử dụng đất được duyệt;

- Rà soát lại quy hoạch tổng thể các khu đô thị; các khu dịch vụ cho phù hợp thực tế; có quy chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, tập trung mọi nguồn lực để sử dụng có hiệu quả đất trong các khu, cụm công nghiệp; khu đô thị; các khu dịch vụ đã triển khai hoặc đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai.

* Giải pháp về chính sách:

- Thành phố cần có các chính sách thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn; tạo mọi điều kiện tốt cho nhà đầu tư trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để triển khai dự án...; có như vậy mới tránh được tình trạng dự án “treo”;

- Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành các chính sách như giảm thuế, tăng thời gian cho thuê đất,… để khuyến khích các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại các khu vực theo quy hoạch được duyệt.

* Giải pháp về tổ chức:

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai một cách sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để người dân dễ dàng thực hiện quyền đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển mục đích sử dụng đất;

- Phối hợp với các Sở, ban ngành chức năng của tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sau khi

được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tránh để tình trạng dự án thực hiện chậm tiến độ hoặc trở thành dự án "treo", còn nhân dân thì không có đất sản xuất.

* Giải pháp nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất:

- Phải thực hiện trước và làm tốt, nâng cao chất lượng lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị cho giai đoạn 15 - 20 năm khi lập quy hoạch sử dụng đất thì sẽ hạn chế tình trạng phát sinh các công trình, dự án ngoài quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

- Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng khung khống chế các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa quy hoạch sử dụng đất của cấp trên với cấp dưới để có căn cứ thực hiện theo đúng quy định tại Điều 21 Luật Đất đai năm 2003;

- Cần nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu, loại đất phù hợp, không quá chi tiết đi vào từng công trình cụ thể phù hợp cho cấp huyện, xã. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất là phải xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài, để đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính chỉ đạo vĩ mô trong phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Khoanh định và xác định chức năng của những khu vực có sử dụng đất với quy mô lớn, dễ gây xáo trộn; xác định những khu vực dự kiến phát triển, khu vực hạn chế phát triển, khu vực cần bảo vệ. Trên cơ sở đó thiết lập ranh giới cho một số loại sử dụng đất chính như khu vực chuyên trồng lúa nước để bảo đảm an ninh lương thực theo Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP của Chính phủ, khu vực trồng cây ăn quả; khu vực phát triển công nghiệp; khu đô thị; khu dân cư nông thôn; khu phát triển dịch vụ thương mại, du lịch,...; các khu vực cần bảo vệ, tôn tạo…

* Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch:

- Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chấp hành các quy định về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch; cần tạo mọi điều kiện tốt cho nhà đầu tư, nhưng không nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư; tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý đất đai cho cán bộ cấp huyện, xã;

- Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra và giám sát của Hội đồng nhân dân và người dân từ khâu lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của các cấp;

- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm phát luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các danh mục công trình để phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kịp thời tình trạng dự án "treo".

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 82 - 84)