- Các Ban Quản lý điện và các Đội kỹ thuật, Đội xây dựng:
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN NƯỚC LẮP MÁY HẢI PHÒNG.
3.2.1.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm tăng lợi nhuận, giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu.
- Tăng được một phần vốn chủ làm cho tỷ trọng vốn chủ cũng tăng lên - Chi phí tăng do chi phí chiết khấu thanh toán
- Giảm được lãi vay ngắn hạn, chi phí lãi vay
3.2.1.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm tăng lợi nhuận,giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu. giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu.
a) Tăng doanh thu
Mục tiêu: Tăng lợi nhuận để Công ty có đủ vốn đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh đồng thời giảm bớt các khoản nợ phải trả, tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận để lại.
Cơ sở thực hiện: tăng doanh thu nhưng giá vốn không đổi hoặc giảm xuống nhằm tiết kiệm chi phí nhất định để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
o Doanh thu năm 2010 đạt 78.841 triệu đồng bằng 101,08% tức là tăng 1,08% kế hoạch doanh thu năm 2010 và lợi nhuận sau thuế đạt 106,26% tức là tăng 6,26% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2010.
o Dự kiến doanh thu năm 2011 tăng lên 20% so với năm 2010 Giải pháp
Đối với ngành kinh doanh điện nông thôn: Tốc độ tăng doanh thu bình quân 60%/năm
+ Nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng kinh doanh mạng lưới điện nông thôn.
+ Công ty nên đầu tư, nâng cấp, mở rộng địa bàn và công suất tiêu thụ, đồng thời hỗ trợ vốn trong việc đầu tư thiết bị mới. Công ty không ngừng đầu tư phát triển trạm và lưới điện truyền tải mới, tăng công suất sử dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển của các hộ tiêu thụ.
+ Thường xuyên nâng cao năng lực quản lý, và hiệu quả đầu tư. Đối với ngành sản xuất cáp điện.
Doanh thu bình quân giảm 5,6%/năm
+ Các máy móc, thiết bị cần được chú ý đầu tư mới,
+ Các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cần nhiều kinh nghiệm thương trường. Vì vậy phải thường xuyên đào tạo các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
+ Tổ chức hợp lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ giảm rất nhiều các khoản chi phí, do đó có ảnh hưởng tích cực đến việc hạ thấp giá thành, đồng thời doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận cũng được thực hiện nhanh chóng khiến cho Công ty đủ vốn để thỏa mãn các nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với ngành xây lắp
Doanh thu bình quân giảm 26%/năm
+ Thực hiện các chiến lược đấu thầu hợp lý, không nên bỏ thầu quá thấp, khi lập giá bỏ thầu cần tính toán, tận dụng những điều kiện, lợi thế của mình,
có biện pháp tổ chức thi công thích hợp, tận dụng hết mọi khả năng, điều kiện hiện có của Công ty.
+ Không ngừng cải tiến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, có phương pháp tỉi chức sản xuất và tổ chức quản lý để đẩy nhanh tốc độ xây dựng giảm khối lượng xây dựng dở dang, tập trung thi công dứt điểm từng hạng mục công trình, công trình. Thực tế Công ty phải tập trung thi công những công trình mà chủ đầu tư có đủ vốn thanh toán. Chủ động bàn giao, thanh toán, phải làm đầy đủ các thủ tục, biên bản bàn giao, ... nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán.
+ Đội ngũ lãnh đạo công ty cần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hợp đồng.
+ Hoàn thiện bộ máy quản lý, cán bộ quản lý các công trình – yếu tố then chốt.
Đối với văn phòng:
Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, đầu tư các thiết bị quản lý hiện đại: máy di động, máy vi tính, đầu tư một số phần mềm quản lý kinh doanh. Nối mạng vi tính cục bộ cho một số đơn vị trong doanh nghiệp, nối mạng internet để tìm hiểu thị trường, biến động thị trường góp phần tăng cao khả năng quản lý của cán bộ.
Kết quả dự kiến
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Dự kiến So sánh
Doanh thu 78.841 94.609 15.768
Lợi nhuận trước thuế 3.128 3.754 627
Thuế TNDN 781 938 157
Lợi nhuận sau thuế 2.347 2.816 469
Vốn chủ sở hữu 20.738 23.194 2.816
Để tăng Tổng doanh thu của Công ty, cũng như đã đề cập trong các giải pháp làm giảm tỷ trọng nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, Công ty cần phải
tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, đó là: tăng cường cơ sở hạ tầng, có máy móc thiết bị tốt, nâng cao tay nghề của các cán bộ kỹ thuật,...
Để giảm tối thiểu chi phí, Công ty cần lập các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ một cách cụ thể, khoa học, đảm bảo chất lượng và số lượng. Có như thế thì Công ty mới có thể giảm được sự lãng phí về vật lực và nhân lực thường gặp ở các doanh nghiệp Nhà nước truyền thống.
Cụ thể kế hoạch kinh doanh nhằm tăng doanh thu như sau: * Chiến lược thị trường
Với chiến lược thị trường Tổng Công ty chú trọng đến chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng Tổng Công ty cần phải biết khách hàng muốn gì? Khi nào muốn? Muốn thỏa mãn như thế nào?
- Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Qua phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm ta nhận thấy nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng cao. Điều này là do sự phát triển của nền kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa được thúc đẩy nhanh... nhu cầu tiêu thụ điện của đại bộ phận dân chúng ngày càng cao. Hầu hết các đồ dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình đều sử dụng đến điện. Đối với ngành sản xuất cáp điện, khi nhu cầu về điện sinh hoạt của người dân ngày càng tăng thì đó cũng là một cơ hội lớn cho ngành sản xuất cáp điện. Đối với ngành xây lắp thì quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây đã tạo tiền đề phát triển cho việc xây dựng và nâng cấp những hệ thống đường xá, giao thông công cộng, khu dân cư, nhà xưởng văn phòng cho thuê... Hạ tầng cơ sở của Việt Nam theo đánh giá còn kém phát triển so với các nước trong khu vực, gây cản trở cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Việc phát triển hạ tầng cơ
Điều này tạo ra một thị trường vững chắc và tiềm năng cho ngành xây dựng phát triển. Vì vậy, công ty đã đề ra biện pháp là:
+ Xây dựng và tổ chức bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng của những kênh thông tin về phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, quan tâm đến ý kiến phản hồi của khách hàng.
- Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng để làm tiền đề cho việc tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, biết được họ muốn gì để nghiên cứu giải quyết thỏa mãn những mong muốn đó.
Đối với sản phẩm dây cáp điện chất lượng luôn phải đặt lên hàng đầu, nắm bắt được điều này người sản xuất cần đưa ra các sản phẩm phù hợp.
* Chiến lược cạnh tranh
Công ty đã có những ưu thế nhất định về lợi thế cạnh tranh với những vị trí hiện đang chiếm giữ trên thị trường đặc biệt là thị trường trong nước. Sản phẩm của công ty đã tạo dựng được lòng trung thành của nhiều khách hàng.
Lợi thế cạnh tranh của công ty chủ yếu dựa vào chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm tương đối đạt yêu cầu đối với đại bộ phận khách hàng song cũng có thể do các sản phẩm cạnh tranh chưa đủ mạnh, việc tiêu dùng các sản phẩm thay thế chưa trở thành thói quen của người tiêu dùng. Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, điều kiện tài chính và năng lực tích lũy là tương đối lớn mạnh. Khả năng giảm giá thành sản phẩm là hoàn toàn có thể kiểm soát được chỉ có vấn đề là cách thức phân bổ và quản lý các nguồn lực.
Công ty áp dụng các chiến lược cạnh tranh:
* Chiến lược chi phí thấp:
Công ty hoàn toàn có thể theo đuổi chiến lược này đối với các sản phẩm trên với nhiều lý do:
- Công ty là đơn vị có thương hiệu và uy tín trên thị trường, được nhiều bạn hàng biết đến. Bên cạnh đó Công ty lại có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu công nghệ và cải tiến thiết bị phù hợp với thực tế Việt Nam, đầu tư giá thành rẻ, sức cạnh tranh cao, áp dụng phương thức quản lý phù hợp. Về mặt tài chính vay đầu tư ít, chủ yếu Công ty sử dụng vốn tự có từ nguồn khấu hao đầu tư trở lại.
- Quy mô sản xuất lớn, thu mua nguyên vật liệu, vật tư đầu vào với sản lượng lớn. Do đó có những ưu đãi về việc giảm giá đầu vào. Đồng tời nguồn cung cấp đầu vào là tương đối ổn định.
- Phát huy điều kiện hiện tại về khả năng nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh.
- Đã và đang tích cực nghiên cứu sản xuất các loại nguyên liệu với giá thành rẻ và thay thế nhập khẩu.
- Tự động hóa sản xuất, giảm lao động tiến đến giảm giá thành.
- Sự đoàn kết nhất trí cao trong ban lãnh đạo Công ty, sự quyết tâm nỗ lực khắc phục mọi khó khăn của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự tin tưởng và yên tâm công tác trong công nhân lao động, sự kết hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể trong Công ty.
Thực hiện chiến lược này sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của Công ty lưu thông nhanh, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Ngoài ra, Công ty còn áp dụng các chiến lược về đối thủ cạnh tranh, đầu tư các máy móc thiết bị, đào tạo độ ngũ cán bộ, nhân công...
b) Sử dụng các khoản ứng trước của khách hàng
Khi công ty ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ nhất là hợp đồng xây dựng. Thường trong hợp đồng quy định sau khi hợp đồng được ký và có hiệu lực thì bên khách hàng sẽ ứng trước cho công ty một khoản để thực hiện các
ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, từ đó ssẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận là nguồn quan trọng để trả nợ.
c)Phát hành cổ phiếu
* Mục tiêu: Tăng thêm số lượng cổ phiếu phát hành. Phát hành thêm số lượng cổ phiếu sẽ tăng được số vốn của chủ sở hữu, làm hệ số nợ giảm xuống. Điều đó tạo điều kiện để Công ty mở rộng quy mô cũng như việc thu hút đầu tư đồng thời tăng thêm khả năng vay vốn và mức độ tín nhiệm cho công ty. Đồng thời, giúp cho công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanhmà không phải lo lắng “gánh nặng” nợ nần.
* Cơ sở thực hiện: Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty ở trên cho thấy hệ số nợ của công ty đang ở mức cao. Vì vậy, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu làm giảm hệ số nợ và tăng vốn chủ sở hữu.
Năm 2008, tỷ trọng nợ phải trả là 74,98% tổng nguồn vốn Năm 2009, tỷ trọng nợ phải trả là 66,6% tổng nguồn vốn Năm 2010, tỷ trọng nợ phải trả là 70,41% tổng nguồn vốn - Công ty nên chia đợt phát hành cổ phiếu làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu + Giai đoạn 2: Phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông mới
+ Giai đoạn 3: Niêm yết trên sàn giao dịch mà công ty đăng ký phát hành - Loại cổ phiếu mà công ty nên phát hành là cổ phiếu phổ thông
d) Tăng cường hợp tác, mở rộng hướng đầu tư
Bằng cách liên doanh với các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài ngành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và tôn trọng tính độc lập trong các quyết định của từng bên để tạo ra một liên danh lớn trong nhiều lĩnh vực. Các thành viên sẽ góp vốn đầu tư vào các dự án mà một trong các bên làm chủ đầu tư. Từ đó giải quyết được những khó khăn về vốn, tạo cơ hội nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận từ đó làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty.