- Các Ban Quản lý điện và các Đội kỹ thuật, Đội xây dựng:
6. Chi phí bán hàng
2.2.2.1. Phân tích hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn Bảng 2.6: Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển
Bảng 2.6: Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển
Bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm
2009 Năm Năm 2010 Năm 2010/2009 Năm 2009/2008 Số tiền % Số tiền % 1. Tài sản ngắn hạn 28,957 32,556 39,109 6,553 20.13 3,599 12.43 2. Tài sản dài hạn 21,482 25,548 30,984 5,436 21.28 4,066 18.93 3. Nợ phải trả ngắn hạn 29,800 28,823 36,891 8,068 27.99 (977) -3.28 4. Nợ phải trả dài hạn 8,020 9,862 12,464 2,602 26.38 1,842 22.97 5. Vốn chủ sở hữu 12,619 19,419 20,738 1,319 6.79 6,800 53.89 6. Các khoản phải thu ngắn hạn 9,989 14,088 24,693 10,605 75.28 4,099 41.04 8. Phải trả người bán 5,750 4,585 5,760 1,175 25.63 (1,165) -20.26 9. Phải trả công nhân viên 200 283 266 (17) -6.01 83 41.50 10. Chi phí phải trả 5,700 9,120 8,702 (418) -4.58 3,420 60.00 11. Các khoản phải trả, phải nộp khác 6,875 2,908 1,978 (930) -31.98 (3,967) -57.70 12. Hàng tồn kho 13,206 8,928 4,726 (4,202) -47.07 (4,278) -32.39 12. nguồn vốn dài hạn 20,639 29,281 33,202 3,921 13.39 8,642 41.87 13. Vốn lưu chuyển ((1) - (3)) (843) 3,733 2,218 (1,515) -40.58 4,576 -542.82 14. Nhu cầu vốn lưu chuyển ((12) + (6) -
(8) - (9) - (10) - (11)) 4,670 6,120 12,713 6,593 107.73 1,450 31.05
Qua bảng trên ta thấy, năm 2008 nguồn vốn dài hạn (20.639 triệu đồng) của công ty < tài sản dài hạn (21.482 triệu đồng). Do vậy để tài trợ cho số tài sản dài hạn của mình công ty phải sử dụng một bộ phận của nguồn vốn ngắn hạn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Đặc biệt là trong năm 2008 số vốn lưu chuyển < 0. Công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công ty rơi vào cân bằng xấu và tiềm ẩn một rủi ro cao. Nguyên nhân là do năm 2008 sự khủng hoảng tài chính vẫn còn ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của công ty. Hơn nữa Công ty lại mới cổ phần hóa. Vì vậy mà số vốn huy động trong dài hạn là không tốt. Nhưng việc này đã được khắc phục trong năm 2009. Vào cuối năm 2008 thì khủng hoảng tài chính đang dần phục hồi và đến năm 2009 thì đã ổn định hơn. Do vậy mà việc huy động vốn của công ty năm 2009 là tốt hơn.
Năm 2009 nguồn vốn dài hạn của công ty là 29.281 triệu đồng, tăng 8.642 triệu đồng tương ứng với tốc độ là 41,87%. Trong năm 2009 này thì nguồn vốn dài hạn > tài sản dài hạn là 3.733 triệu đồng. Một bộ phận nguồn vốn dài hạn được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Công ty đang ở trong trạng thái cân bằng bền vững, tương đối an toàn. Nếu như trong năm 2008 Công ty có nguy cơ rơi vào tình trạng mất thanh toán trong ngắn hạn thì đến năm 2009 Công ty đã đảm bảo được khả năng thanh toán cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguyên nhân là do trong năm 2009 Công ty đã huy động được vốn tốt hơn.
Đến năm 2010 thì nguồn vốn dài hạn của công ty tăng lên 33.202 triệu đồng tức là tăng 3.921 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 13,39%. Điều này cho thấy trong năm 2010 nguồn vốn dài hạn không những dùng để tài trợ cho tài sản dài hạn, mà một bộ phận nguồn vốn dài hạn sẽ được công ty dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Công ty năm 2010 vẫn đang ở trạng thái cân
Để đánh giá tốt hơn khả năng thanh toán của công ty ta xét thêm nhu cầu vốn lưu chuyển. Năm 2009 nhu cầu vốn lưu chuyển của công ty là 6.120 triệu đồng, năm 2010 là 12.713 triệu đồng. Năm 2010 so với 2009 tăng là 6.593 triệu đồng tương ứng tăng 107,73%. Nhu cầu vốn lưu chuyển cả 2 năm của công ty đều lớn hơn vốn lưu chuyển. Đặc biệt năm 2010, nhu cầu vốn lưu chuyển lớn hơn gần 6 lần so với vốn lưu chuyển (2.218 triệu đồng). Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của của công ty không được đảm bảo. Do đó công ty sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Nguyên nhân là do để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất của mình công ty cần vay nợ hoặc chiếm dụng nhiều hơn. Vì vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.
Dựa vào bảng phân tích, vốn lưu chuyển năm 2010 so với 2009 có tốc độ giảm (40,58%) lớn hơn còn tốc độ tăng của nhu cầu vốn lưu chuyển lại quá cao (107,73%). Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2010 so với 2009 là xấu.
Tóm lại, theo quan điểm luân chuyển vốn thì tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là chưa tốt. Tuy năm 2009, 2010 Công ty đã huy động được một số vốn để trang trải cho tài sản dài hạn của mình. Nhưng chủ yếu lại là vay và chiếm dụng. Và số vốn này không đủ để thảo mãn cho nhu cầu vốn lưu chuyển của Công ty dẫn đến tình trạng không đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Công ty cần xem xét và có những biện pháp tích cực để có đủ nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán của mình.
Biểu 2.6: Biểu đồ so sánh vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển giai đoạn 2008 – 2010
2.2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo mối quan hệ Tài sản -Nguồn vốn Nguồn vốn
Xem xét tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty theo quan điểm mối quan hệ giữa Tài sản - Nguồn vốn (hay còn gọi là quan điểm cân bằng Tài sản - Nguồn vốn)
Xét cân bằng tài chính 1: Vốn chủ sở hữu = Tài sản ngắn hạn + Tài
sản dài hạn.
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm Nguồn vốn chủ sở
hữu
Tài sản ngắn hạn + tài sản dài
hạn Chênh lệch
2008 12.619 28.957 – 9.989 + 21.482 (27.831)
2009 19.419 32.556- 14.088 + 25.548 (24.597)
2010 20.738 39.109 – 24.693 + 30.984 (24.662)
Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy, năm 2008 Nguồn vốn chủ sở hữu (12.619 triệu đồng) của công ty nhỏ hơn Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn (40.450 triệu đồng) nên có thể nói rằng vốn chủ sở hữu của công ty không đủ
để tài trợ cho tài sản. Do vậy để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của mình công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Công ty thiếu vốn là 27.831 triệu đồng, trong khi đó công ty lại bị chiếm dụng là 9.989 triệu đồng.
Năm 2009, do quy mô của Công ty được mở rộng hơn nên số tài sản mà Công ty phải đầu tư là lớn hơn. Tổng tài sản ngắn hạn và dài hạn mà công ty đầu tư là 44.016 triệu đồng tăng 3.566 triệu đồng so với năm 2008. Vì vậy mà nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng được bổ sung thêm (chủ yếu bằng vốn góp của chủ đầu tư) để tài trợ cho số tài sản này. Tuy nhiên, tổng tài sản của công ty lại lớn hơn số nguồn tài trợ nên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng không đủ để tài trợ cho tài sản của mình. Số vốn công ty thiếu là 24.597 triệu đồng, số thiếu đã có sự giảm đi là 3.234 triệu đồng (27.831– 24.597), tuy công ty vẫn phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác để trang trải cho hoạt động của mình nhưng cũng đã giảm việc đi đáng kể. Tuy nhiên, công ty cũng vẫn bị đơn vị khác chiếm dụng là 14.088 triệu đồng.
Năm 2010, quy mô của Công ty vẫn tiếp tục mở rộng, công ty vẫn tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu lên nhưng vẫn chưa đủ vốn để tài trợ cho tài sản, do tổng tài sản cần tài trợ lên tới 45.400 triệu đồng tức là tăng 1.384 triệu đồng mà số vốn chủ công ty bổ sung thêm chỉ có 1.319 triệu đồng vẫn còn thiếu 24.662 triệu đồng tăng lên so với năm 2009 là 83 triệu đồng (24.662 – 24.579). Vì vậy, công ty vẫn tiếp tục đi vay hoặc đi chiếm dụng để bổ sung cho phần vốn còn thiếu đó. Đồng thời, trong năm 2010 khoản vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng lên là 24.693 triệu đồng. Tình hình tài chính của công ty trong kỳ không ổn định. Công ty cần tăng cường biện pháp hợp lý để thu hồi các khoản nợ phải thu để trang trải cho hoạt động của mình.
Biểu 2.7: Biểu cân đối giữa vốn chủ sở hữu và tài sản (Đơn vị tính: Triệu đồng)
Muốn biết để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào sẽ tiếp cân bằng 2.
Xét cân bằng tài chính 2: Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp = Tài
sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm Nguồn vốn chủ sở hữu + vốn vay hợp pháp Tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn Chênh lệch 2008 12.619 + 3.468 + 7.955 28.957 – 9.989 + 21.482 (16.408) 2009 19.419 + 7.490 + 9.735 32.556- 14.088 + 25.548 (7.372) 2010 20.738 + 15.370 + 12.268 39.109 – 24.693 + 30.984 2.976
Nhìn vào bảng phân tích trên cho thấy:
Năm 2008, theo cân đối 1 công ty thiếu vốn là 27.831 triệu đồng, nên công ty phải đi vay thêm cả trong ngắn hạn và dài hạn là 11.423 triệu đồng. Vậy tổng vốn chủ và vốn vay mà công ty có là 24.042 triệu đồng. Công ty vay chủ yếu của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải phòng để phục vụ cho các công trình đầu tư, cải tạo và phát triển lưới điện hạ thế nông thôn. Do công trình cần vốn đầu tư lớn. Vì vậy, công ty vẫn còn thiếu là 16.408 triệu đồng nên công ty phải chiếm dụng thêm để trang trải cho số còn thiếu của mình. Vì thiếu vốn công ty đã đi vay nhưng vẫn chưa đủ, công ty phải chiếm
dụng vốn của đơn vị khác, nhưng đồng thời công ty lại để đơn vị khác chiếm dụng vốn của mình. Đặc biệt là trong ngành cung cấp điện nông thôn. Do đặc điểm của ngành là sử dụng trước trả sau mà vốn của công ty bị chiếm dụng là 9.989 triệu đồng. Công ty cần xem xét lại việc quản lý vốn của mình.
Năm 2009 theo cân đối 1, công ty thiếu vốn là 24.597 triệu đồng, nên công ty phải đi vay thêm cả trong ngắn hạn và dài hạn là 17.225 triệu đồng. Vậy tổng vốn chủ và vốn vay mà công ty có là 36.644 triệu đồng. Tuy nhiên công ty vẫn còn thiếu là 7.372 triệu đồng do quy mô của công ty trong kỳ mở rộng hơn so với năm 2008. Trong năm 2008, công ty đã bổ sung thêm vốn góp từ chủ đầ tư nhưng vẫn không đủ, công ty lại tiếp tục vay thêm mà vẫn thiếu 16.408 triệu đồng. Số vay thêm trong năm 2009 chỉ đủ để tài trợ cho số tài sản thiếu trong năm 2008. Do mở rộng quy mô nên công ty cần lượng tài sản lớn hơn. Vì vậy mà số vốn vay đó không đủ nên bên cạnh việc vay thêm thì công ty vẫn tiếp tục phải chiếm dụng thêm để trang trải cho số còn thiếu của mình.
Năm 2010 theo cân đối 1, công ty thiếu vốn là 24.662 triệu đồng, nên công ty phải đi vay thêm cả trong ngắn hạn và dài hạn là 27.638 triệu đồng. Vậy tổng vốn chủ và vốn vay mà công ty có là 48.376 triệu đồng. Do quy mô của công ty năm 2010 càng mở rộng hơn nữa. Mặc dù đã được bổ sung thêm vốn chủ sở hữu từ các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính nhưng công ty vẫn vay thêm vốn để tài trợ cho tài sản còn thiếu của mình. Nhưng số vốn mà công ty vay thêm lại nhiều hơn số vốn cần thiết. Vì thế mà công ty đã bị đơn vị khác chiếm dụng một số vốn khá lớn là 24.693 triệu đồng. Công ty cần có biện pháp để thu hồi số vốn bị chiếm dụng và có kế hoạch huy động và sử dụng vốn tốt hơn.
Biểu 2.8: Biểu cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp với tổng tài sản
Cả ba năm xét trên, công ty sau khi bổ sung thêm vốn và đã đi vay vẫn còn thiếu vốn. Hay nói cách khác, lượng tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty lớn hơn số vốn chủ và vốn vay. Riêng năm 2010 công ty có đủ số vốn trang trải cho hoạt động của minh. Đồng thời số dư của công ty thì bị đơn vị khác chiến dụng. Công ty cần xem xét lại vấn đề này. Để có đủ tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh công ty cần phải đi chiếm dụng. Xét tiếp cân bằng tài chính 3.
Xét cân bằng tài chính 3: Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp + Nguồn vốn thanh toán = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn + Tài sản thanh toán
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm Nguồn vốn chủ sở hữu + vốn vay hợp pháp + nguồn vốn thanh toán
Tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn + tài sản thanh toán 2008 12.619 + 3.468 + 7.955 + 26.397 18.968 + 21.482 + 9.989 2009 19.419 + 7.490 + 9.735 + 21.460 18.468 + 25.548 + 14.088 2010 20.738 + 15.370 + 12.268 + 21.717 14.416 + 30.984 + 24.693
Dựa vào bảng phân tích trên công ty sau khi đi vay và chiếm dụng đã có đủ số vốn để tài trợ cho tài sản của mình. Tuy nhiên số vốn mà công ty đi vay và chiếm dụng qua các năm là không giống nhau.
Năm 2008, sau khi đi vay không đủ vốn tài trợ cho tài sản của mình thì công ty đã chiếm dụng thêm một khoản vốn là 26.397 triệu đồng. Nhưng thực tế công ty đã chiếm dụng vượt quá mức nhu cầu của mình, do vậy số chiếm dụng này của công ty lại bị chiếm dụng bởi đơn vị khác.
Cũng như năm 2008, năm 2009 sau khi đi vay và đi chiếm dụng công ty cũng đã đủ vốn để tài trợ cho tài sản của mình. Công ty đã chiếm dụng một số vốn (21.460 triệu đồng) thực tế quá mức nhu cầu cần thiết. Vì vậy mà số vốn đó lại bị các đơn vị khác chiếm dụng.
Năm 2010, sau khi đi vay công ty đã đủ vốn trang trải cho tài sản, nhưng công ty vẫn đi chiếm dụng thêm số vốn là 21.717 triệu đồng. Số vốn chiếm dụng này nhiều hơn so với thực tế cần thiết. Do vậy đã gây nên sự lãng phí trong việc sử dụng vốn.Vì vậy mà công ty lại bị chiếm dụng. Như vậy, việc điều hành công ty vẫn chưa hợp lý. Tuy số vốn mà công ty chiếm dụng có xu hướng giảm qua các năm nhưng số vốn mà công ty bị chiếm dụng lại tăng lên nhiều qua các năm. Vì vậy công ty cần phải điều chỉnh lại công tác quản lý tài chính của mình cho hợp lý. Để đánh giá khả năng đi chiếm dụng cũng như tình hình bị chiếm dụng vốn của công ty, xét tiếp cân bằng tài chính 4.
Cân bằng tài chính 4: Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp - Tài sản
ngắn hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản thanh toán ngắn hạn + Tài sản thanh toán dài hạn - Nguồn vốn thanh toán ngắn hạn - Nguồn vốn thanh toán dài hạn.
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm
Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp - Tài sản ngắn hạn
– Tài sản dài hạn
Tài sản thanh toán ngắn hạn + Tài sản thanh toán dài hạn - Nguồn vốn
thanh toán ngắn hạn - Nguồn vốn thanh toán dài hạn.
2008 12.619 + 3.468 + 7.955 – 18.968 – 21.482 = (16.408) 18.968 – 21.482 = (16.408) 9.989 – 26.332 – 65 = (16.408) 2009 19.419 + 7.490 + 9.735 – 18.468 - 25.548 = (7.372) 14.088 – 21.333 – 127 = (7.372) 2010 20.738 + 15.370 + 12.268 – 14.416 – 30.984 = 2.976 24.693 – 21.521 – 196 = 2.976
Qua bảng phân tích trên ta thấy, 2 năm 2008, 2009 thì vốn chủ sở hữu + vốn vay hợp pháp < Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Tài sản thanh toán ngắn hạn + Tài sản thanh toán dài hạn < Nguồn vốn thanh toán ngắn hạn + Nguồn vốn thanh toán dài hạn. Điều đó chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn