Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu nợ phải trả

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu nguồn vốn và thực trạng đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần điện nước lắp máy hải phòng (Trang 46 - 50)

- Các Ban Quản lý điện và các Đội kỹ thuật, Đội xây dựng:

2.2.1.1.Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu nợ phải trả

6. Chi phí bán hàng

2.2.1.1.Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu nợ phải trả

Bảng 2.3: Bảng phân tích sự biến động của các chỉ tiêu nợ phải trả

 Qua bảng phân tích ta thấy nợ phải trả của Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải phòng năm 2008 là 37.820 triệu đồng chiếm 74,98% tổng nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2009 là 38.685 triệu đồng chiếm 66,58% tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Ta thấy năm 2009 so với 2008 nợ phải trả có xu hướng tăng lên với số tiền là 865 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 2,29%, nhưng tỷ trọng của nợ phải trả lại có xu hướng giảm là 8,40%.

Trong nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nợ dài hạn. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, còn nợ dài hạn lại có xu hướng tăng. Năm 2008 là 37.820 triệu đồng chiếm 74,98%, năm 2009 nợ ngắn hạn là 38.685 triệu đồng chiếm 66,58%. Năm 2009 so với năm 2008 nợ ngắn hạn giảm 977 triệu đồng tương ứng với 3,28%, đồng thời tỷ trọng cũng giảm 9,48%. Trong đó nợ dài hạn năm 2008 là 8.020 triệu đồng chiếm 15,90%, năm 2009 là 9.862 triệu đồng chiếm 16,97%. Tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn tỷ trọng nợ dài hạn, tốc độ tăng của nợ dài hạn lại có xu hướng tăng còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm. Tốc độ tăng của nợ dài hạn năm 2009 so với 2008 là 22,97%, còn nợ ngắn hạn năm 2009 so với 2008 là giảm 3,28%. Điều này cho thấy công ty đang tăng cường trong vay dài hạn để ổn định nguồn vốn kinh doanh và giảm bớt áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Đây là một xu hướng tốt. Cụ thể:

Trong nợ ngắn hạn, vay và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng. Năm 2008 là 3.468 triệu đồng chiếm 6,88% trong tổng vốn, năm 2009 là 7.490 triệu đồng chiếm 12,89% trong tổng vốn. Vay và nợ ngắn hạn năm 2009 so với 2008 tăng 4.022 triệu đồng tương ứng tăng 115,97% do công ty vay thêm để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời các khoản nợ dài hạn của công ty cũng đến hạn trả làm cho vay và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên. Các khoản phải trả, phải nộp khác năm 2008 là 6.875 triệu đồng chiếm 13,63%; năm 2009 là 2.908 triệu đồng chiếm 5,0%. Các khoản phải trả, phải nộp khác năm 2009 so

với 2008 giảm 3.967 triệu đồng tương ứng giảm 57,70%, đồng thời tỷ trọng cũng giảm 8,63%. Nguyên nhân là do trong năm 2009 Công ty đã tiếp tục trả công trình điện lưới hạ thế nông thôn tại 7 xã Vĩnh Bảo mà trong năm 2007 công ty đã huy động vốn đầu tư hơn 2 tỷ đồng và thanh toán bù trừ với cổ đông Nhà nước hơn 1 tỷ đồng.

Các chi phí phải trả năm 2009 so với 2008 tăng 3.420 triệu đồng tương ứng tăng 60%. Nguyên nhân chủ yếu do công ty phải phải trích trước chi phí công trình xây dựng và xây lắp. Bên cạnh đó còn tăng các khoản trích trước tiền lương, tiền khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, tiền thù lao của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, sửa chữa TSCĐ.

Các khoản phải trả người bán có xu hướng giảm. Các khoản phải trả người bán năm 2009 so với 2008 giảm từ 5.750 triệu đồng xuống 4.584 triệu đồng tức giảm 1.165 triệu đồng tương ứng giảm 20,26%, về tỷ trọng cũng giảm 3,51%. Năm 2009 trong khi các khoản phải trả có xu hướng giảm thì các khoản phải thu lại có xu hướng tăng lên, đặc biệt là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng. Khoản phải thu khách hàng tăng 7.623 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2009 Công ty tăng phải thu Công trình kho tồn chứa ga Minh Quang của Công ty TNHH đầu tư Minh Quang với giá trị là 5000 triệu đồng, còn lại là tiền phải thu bán điện của Xí nghiệp điện nông thôn là hơn 3000 triệu đồng. Nhưng đến thời điểm cuối năm Công ty đã thu lại được tiền bán điện hơn 700 triệu đồng. Do vậy mà thời điểm cuối năm 2009 chỉ còn phải thu khách hàng là 7.623 triệu đồng. Các khoản phải thu tăng, các khoản phải trả giảm, Công ty cần có biện pháp để thu hồi lại số nợ của mình.

Bên cạnh đó thì các khoản phải nộp cho Nhà nước, các phải trả công nhân viên từ năm 2008 đên 2009 có xu hướng tăng.

Như đã phân tích ta có thể thấy rằng, trong nợ ngắn hạn thì các khoản mà công ty vay hợp pháp chiếm có 6,88% năm 2008 nhưng đã tăng lên 12,89% năm 2009, còn lại chủ yếu là công ty đi chiếm dụng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của công ty và ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với khách hàng, công nhân viên và Nhà nước. Công ty cần có biện pháp để cơ cấu nợ ngắn hạn của mình hợp lý hơn.

Năm 2009, Nợ dài hạn của Công ty đang có xu hướng tăng cả về số tiền lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của Công ty. Nợ dài hạn tăng chủ yếu là do vay và nợ dài hạn. Vay và nợ dài hạn năm 2008 là 7.955 triệu đồng chiếm 15,77%; năm 2009 là 9.735 triệu đồng chiếm 16.75%. Vay và nợ dài hạn năm 2009 so với 2008 tăng lên cả về số tiền và tỷ trọng. Vay và nợ dài hạn tăng với số tiền là 1.780 triệu đồng tương ứng tăng 22,38%, đồng thời tỷ trọng cũng tăng 0,98%. Nguyên nhân chủ yêú là do công ty vay dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư – phát triển chi nhánh Hải phòng để phục vụ công trình đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện hạ thế Vĩnh Bảo có tổng giá trị vay là 18,115 tỷ đồng và giải ngân hàng năm theo tiến độ công trình.

Các mục khác trong nợ dài hạn cũng có xu hướng tăng cả về số tiền lẫn tỷ trọng. Tuy nhiên sự tăng đó là không đáng kể.

Đến năm 2010, Nợ phải trả vẫn có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối đồng thời tăng lên cả về số tương đối và tăng một cách đột biến thêm 10.670 triệu đồng tương ứng tăng 27,58% điều này làm cho tỷ trọng nợ phải trả tăng 70,41%, tăng 3,83% so với mức 66,58% năm 2009. Nguyên nhân sự thay đổi trên chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn. Theo bảng phân tích trên năm 2009 cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 66,58 đồng, trong đó hoàn toàn là nợ ngắn hạn 49,61 đồng còn 16,97 đồng là nợ dài hạn; còn trong năm 2010 cứ 100 đồng tài sản thì 70,41 đồng tài trợ từ nợ phải trả, trong đó chủ yếu là tài trợ từ nợ ngắn hạn 52,63 đồng và 17,78 đồng là từ nợ

dài hạn. Như vậy kết cấu nợ phải trả năm 2010 thay đổi so với năm 2009. Trong kỳ nợ phải trả tăng lên là 10.670 triệu đồng tương ứng tăng 27,58%, trong đó nợ ngắn hạn tăng lên 27,99%, còn nợ dài hạn tăng lên 26,38%.

Nợ ngắn hạn của Công ty tăng về kết cấu chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn tăng 7.880 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 105,21%. Nguyên nhân do công ty tiếp tục vay thêm để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó còn là do sự thay đổi giá trị của các khoản phải trả người bán, các khoản phải nộp cho Nhà nước cũng có xu hướng tăng. Phải trả người bán tăng 1.175 triệu đồng tương ứng tăng 25,63%; thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước cũng tăng 25,32% tương ứng với số tiền là 299 triệu đồng. Nguyên nhân là do Công ty mua cáp điện để phục vụ công trình của công ty con chưa thanh toán và phải trả cổ tức cho các cổ đông Nhà nước tăng.

Bên cạnh đó thì các chi phí phải trả năm 2010 so với 2009 lại có xu hướng giảm với số tiền là 494.606.064đ tương ứng giảm 5,423%. Nguyên nhân là do Công ty đã kết chuyển chi phí phải trả công trình Bến Gót, Cát Hải sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Nợ dài hạn của công ty cũng có xu hướng tăng. Nợ dài hạn tăng chủ yếu là do vay và nợ dài hạn tăng 26,02% tương ứng với 2.533 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do Công ty vay Ngân hàng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất của Công ty.

Nếu không có khoản nợ nào quá hạn thanh toán thì điều đó cho thấy Công ty đã chấp hành tốt kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng, quan tâm đến việc giữ uy tín trong quan hệ với khách hàng.

Tóm lại, Nợ phải trả của công ty đã có những sự biến đổi tích cực về cơ cấu. Công ty nên có những biện pháp tích cực hơn nữa để cơ cấu nợ phải trả của công ty tốt hơn.

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu nguồn vốn và thực trạng đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần điện nước lắp máy hải phòng (Trang 46 - 50)