2005
Tiêu thụ sản phẩm là công việc thường xuyên và liên tục cuả các doanh nghiệp, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh, là yếu tố quan trọng góp phần gia tăng lợi nhuận đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn, đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường, đến tay người tiêu dùng. Đây là công việc không dễ mà còn gặp nhiều khó khăn.
dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn đối với các doanh nghiệp không được chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên nếu đã tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp khâu tiêu thụ gặp khó khăn là do doanh nghiệp đã không tạo ra được mối quan hệ tốt với khách hàng tức là không nắm được nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ không thu được phần vốn của mình để
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với sự phát triển nhanh chóng của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu về tiêu dùng thực phẩm nói chung, thực phẩm thuỷ
sản nói riêng ngày một tăng. Trong bối cảnh đó, Công ty TNHH Huy Quang đã xác định là phải đẩy mạnh và phát triển hơn nữa công tác tiêu thụ nhằm tăng quy mô, mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới.
Công ty TNHH Huy Quang cũng như các doanh nghiệp khác đều phải chuẩn bị chu đáo đầu ra cho sản phẩm của mình trước khi quyết định kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch khác. Khi tiến hành kí hợp đồng tiêu thu sản phẩm cho khách hàng công ty phải dự tính được mức lời bao nhiêu ứng với sự biến động của thị trường. Để tiến hành sản xuất được lô hàng kéo theo nhiều vấn đề liên quan: tài chính, lao động, nguyên liệu, máy móc… tất cả yếu tố này ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh công tác tiêu thụ là một việc làm hết sức quan trọng bởi vì nó không chỉ quyết định đến kết quả và hiệu qủa sản xuất kinh doanh mà nó còn xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, qua đó tạo ra sức cạnh tranh với các đối thủ.
Gần đây các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ngày một xuất hiện nhiều trên thị trường nước ta hết sức đa dạng và phong phú với nhiều quy mô hoạt động và sản xuất kinh doanh. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp này làm cho tính chất cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay
gắt, đây quả là trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Bảng 10: Bảng các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm.
So sánh
2004/2003 2005/2004
Chỉ tiêu vị tính Đơn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) 1 Sản lượng Kg 199.985,50 159.613,22 238.311,52 -40.372,28 -20,19 78.698,30 49,31 -Trong nước Kg 7.835,50 3.670,70 4.672,00 -4.164,80 -53,15 1.001,30 27,28 -Xuất khẩu Kg 192.150 155.942,52 233.639,52 -36.207,48 -18,84 77.697 49,82 2 Doanh số VNĐ 34.503.080.059 30.991.046.443 47.123.33.924 -3.512.033.616 -10,18 16.132.293.481 52,05 -Kim ngạch USD 2.155.762 1.898.214,29 2.927.974,78 -257.547,71 -11,95 1.029.760,49 54,25 3.Lợi nhuận VNĐ 149.511.759 56.136.819 81.367.210 -93.374.940,00 -62,45 25.230.391 44,94
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, các chỉ tiêu năm 2004 so với năm 2003 đều giảm, đặc biệt lợi nhuận giảm rất nhiều. Nhưng sang năm 2005 các chỉ tiêu đều tăng so với năm 2004. Cụ thể:
- Năm 2004 so với năm 2003, về sản lượng giảm 40.372,28 kg so với năm 2003, tương ứng giảm 20,19%. Trong đó chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ trong nước giảm mạnh, giảm 53,15%, đồng thời sản lượng xuất khẩu cũng giảm 36.207,48 kg, tương ứng giảm 18,84%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm gây nên tình trạng thiếu nguyên liêụ cho công ty. Do đó mà doanh thu của công ty cũng giảm so với năm 2003, giảm 3.512.033.616 đồng, tương
ứng giảm 10,18% so với năm 2003. Vì sản lượng xuất khẩu giảm nên kéo theo kim ngạch xuất khẩu cũng giảm 257.547,71USD, tương ứng giảm 11,95%. Lợi nhuận của công ty giảm một lượng rất lớn 93.374.940 đồng, tương ứng giảm 62,45% so với năm 2003. Nguyên nhân như ta đã nói trong phần trên một phần là do doanh thu giảm, bên cạnh đó năm 2004 công ty đã chi cho chi phí về quản lý là rất lớn.
- Sang năm 2005 thì các khoản mục đều tăng hơn so với năm 2004, chứng tỏ công ty đã có biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Sản lượng tiêu thụ của công ty tăng 78.698,3 kg, tương ứng tăng 49,31%. Trong đó chủ yếu là do sản lượng xuất khẩu tăng 77.697 kg, tương ứng tăng 49,72%, công ty cũng đã quan tâm đến vấn đề tiêu thụ nội địa nên sản lượng cũng đã tăng 27,28% so với năm 2004. Chính vì vậy mà doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng 16.132.293.481 đồng, tương ứng tăng 52,05% so với năm 2004. Do sản lượng xuất khẩu tăng làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 1.029.760,49 USD, tương ứng tăng 54,25%. Nên lợi nhuận của công ty năm 2005 tăng 25.230.391 đồng, tương ứng tăng 44,94% so với năm 2004.
Bảng 11: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2003 – 2005 ĐVT: VNĐ So sánh Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2004 Chỉ tiêu
Giá trị T(%) ỉ lệ Giá trị T(%) ỉ lệ Giá trị T(%) ỉ lệ Số tuyệt đối Sđốố ti(%) ương Số tuyệt đối Sđốố ti(%) ương Doanh thu xuất khẩu 33.368.459.059 96,71 29.820.176.439 96,22 46.329.243.924 98,31 -3.548.282.620 -10,63 16.509.067.490 55,36 Doanh thu nội địa 1.134.621.000 3,29 1.170.870.004 3,78 794.096.000 1,69 36.249.004 3,19 -376.774.004 -32,18
Tổng 34.503.080.059 100 30.991.046.443 100 47.123.339.924 100 -3.512.033.616 -10,18 16.132.293.481 52,05
Nhận xét:
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy qua 3 năm 2003, 2004, 2005 doanh thu của công ty biến động không ngừng , năm 2004 giảm 3.512.033.620 đồng, tương đương giảm 10,63% so với năm 2003, sang năm 2005 lại tăng 16.132.293.490 đồng, tương đương với tăng 52,36% so với năm 2004. Cụ thể:
- Năm 2004 doanh thu xuất khẩu giảm 3.548.282.620 đồng hay là giảm 10,63% nhưng doanh thu nội địa lại tăng 36.249.004 đồng hay là tăng 3,19%. Như vậy năm 2004 doanh thu tiêu thụ giảm chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu giảm.
- Năm 2005 doanh thu tăng lên chủ yếu là doanh thu từ hoạt
động xuất khẩu tăng 16.509.667.490 đồng, tương đương với tăng 55,36%, còn doanh thu nội địa thì lại giảm 376.774.004 đồng, tương đương với giảm 32,18% so với năm 2004. Như vậy là sang năm 2005 doanh thu tăng lên không phải là do tiêu thụ nội địa mà do hoạt động xuất khẩu tăng làm cho doanh thu tiêu thụ toàn công ty tăng theo. Qua thực tế ta thấy doanh thu chủ yếu của công ty qua 3 năm trên là doanh thu từ hoạt
động xuất khẩu.
- Năm 2003 tổng doanh thu của công ty là 34.503.080.059
đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 33.368.459.059 đồng, chiếm 96,71% trong tổng doanh thu. Trong khi đó doanh thu nội địa chỉ chiếm 3,29%.
- Năm 2004 tổng doanh thu là 30.991.046.439 đồng. Trong
đó doanh thu xuất khẩu chiếm 96,22% trong tổng doanh thu, còn doanh thu từ tiêu thụ nội địa chỉ là 1.170.870.004 đồng, chiếm 3,78% trong tổng doanh thu.
- Năm 2005 tổng doanh thu của công ty là 47.123.339.924
98,31% tổng doanh thu của công ty, còn doanh thu nội địa giảm xuống chỉ còn 1,69% tổng doanh thu.
Như vậy, từ kết quả phân tích trên ta thấy Công ty TNHH Huy Quang chỉ chú trọng đến mặt hàng xuất khẩu ít quan tâm đến tiêu thụ nội
địa. Chính vì vậy công ty phải có phương hướng để cân đối dần giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Bởi vì hiện nay xu hướng tiêu dùng thuỷ sản nội
địa đang tăng ,vì sau hàng loạt các dịch cúm gia cầm, đến lở mồm long móng ở trâu bò, thì người dân đã chuyển hướng sang dùng hàng thuỷ sản rất nhiều. Công ty nên quan tâm để tìm hướng phát triển trong tương lai.
1.Tình hình tiêu thụ nội địa
Trong nền kinh tế thị trường giữa các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hơn nữa việc xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường lớn như Mỹ, EU gặp rất nhiều khó khăn vì đây vốn là những thị trường khó tính, đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó hàng rất dễ bị trả lại hoặc bị khiếu nại. Trong khi đó nhu cầu thuỷ sản trong nước ngày càng tăng, Việt Nan được đánh giá là quốc gia có dân số đông và cuộc sống của người dân đang dần được nâng cao. Bên cạnh đó, sau hàng loạt các dịch bệnh về giam súc, gia cầm thì thị hiếu của người dân chuyển sang dùng hàng thuỷ sản rất nhiều. Hơn nữa khi thu nhập của người dân đã được nâng lên thì nhu cầu của người dân cũng khắt khe hơn, họ yêu cầu những sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị dinh dưỡng cao, họ sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để mua những sản phẩm đó. Trước xu hướng đó, công ty cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề tiêu thụ nội
địa.
Các mặt hàng công ty tiêu thụở thị trường nội địa chủ yếu là 2 mặt hàng mực khô và cá khô, đó đồng thời cũng là 2 mặt hàng chính của công ty. Chính vì vậy mà doanh thu tiêu thụ nội địa của công ty rất thấp. Do đó công ty cần có kế hoạch để mở rộng mặt hàng của công ty nhằm đáp ứng
2.Tình hình tiêu thụ ở thị trường nước ngoài
Công ty TNHH Huy Quang, với chức năng mua bán và chế biến hải sản xuất khẩu, tuy mới thành lập trong thời gian ngắn (6 năm) nhưng công ty đã rất thành công trong lĩnh vực này. Hằng năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty luôn chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng doanh thu của công ty. Kim ngạch xuất khẩu của công ty cao hay thấp nói lên tình hình xuất khẩu của công ty mạnh hay yếu. Trong những năm gần đây tuy kim ngạch biến động không đều nhưng vẫn ở mức cao, công ty đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước. Để thấy rõ hơn ta xem bảng sau:
Bảng 12: Bảng tình hình xuất khẩu của công ty thời gian qua.
ĐVT : USD
năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh
2004/2003 2005/2004
Chỉ tiêu
Giá trị tỉ trọng % Gía trị tỉ trọng % giá trị tỉ trọng %
Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) XKTT 2.155.762 100 1.898.214,29 100 2.927.974,78 100 -257.547,71 -11,95 1.029.760,49 54,25
XKUT
Tổng 2.155.762 100 1.898.214,29 100 2.927.974,78 100 -257.547,71 -11,95 1.029.760,49 54,25
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty qua 3 năm trên 100% là xuất khẩu trực tiếp. Năm 2004 giảm 257.547,71 USD, tương ứng giảm 11,95% so với năm 2003. Sang năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 1.029.760,49 USD, tương ứng tăng 54,25% so với năm 2004.
Mặc dù trước đây ( năm 2001, 2002) công ty có tham gia xuất khẩu ủy thác cho một công số công ty khác. Song thời gian này, công ty không còn thực hiện phương thức xuất khẩu này nữa, bởi hiện nay nền kinh tếđất nước đã xác định xuất khẩu là mũi nhọn cho phát triển kinh tế
trong đó xuất khẩu trực tiếp là chương trình mang tính chiến lược. Do đó, Nhà nước có những chính sách ưu đãi về thuế, vốn … tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng khả năng xuất khẩu trực tiếp. Mặt khác một số
mặt hàng cuả công ty nhân xuất khẩu ủy thác cho công ty khác chất lượng chưa đảm bảo… do đó ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với các bạn hàng do vậy công ty đã quyết định chấm dứt việc xuất khẩu theo phương thức này. Thay vào đó công ty đã ra sức đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mang lại hiệu quả cho công ty. Trong tương lai công ty sẽ nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Sản lượng sản phẩm xuất khẩu
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản ngày càng tăng trong và ngoài nước, công ty đã không ngừng ra sức tăng sản lượng xuất khẩu. Trước tình hình nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, do đó sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của công ty có sự giảm sút. Cụ thể như sau:
Bảng 13: Sản lượng xuất khẩu thuỷ sản xuất khẩu của Công ty năm 2003 – 2005 ĐVT: Kg So sánh Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2004 Tên
Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Số tuyệt
đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Mực khô 189.726 98,7 155.782 99,9 216.608 92,7 -33.945 -17,9 60.826 39,05 Cá khô 2.424 1,26 161 0,1 16.952 7,26 -2.263 -93,4 16.791 10.429,19 Cá bò tẩm 2.500 14,7 2.500 Cá cơm 13.972 82,4 13.972 Cá mai 161 100 480 2,83 161 319 198,14
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng sản lượng xuất khẩu của công ty có sự biến động không đều, năm 2004 giảm so với năm 2003 là 36.207,5 kg, tương ứng giảm 18,84%. Sang năm 2005 lại tăng 77.617 kg so với năm 2004, tương ứng tăng 49,77%. Trong đó có hai mặt hàng chính là Mực khô và Cá khô. Cụ thể:
- Năm 2003 có 192.150 kg thuỷ sản xuất khẩu thì:
+ Mặt hàng Mực khô là 189.726 kg, chiếm 98,74% trong tổng sản lượng xuất khẩu cả năm, chiếm vị trí chủ yếu trong mặt hàng xuất khẩu của công ty.
+ Về cá khô chiếm tỉ trọng rất nhỏ là 1,26% trong tổng sản lượng xuất khẩu với sản lượng xuất khẩu là 2.424 kg. Toàn bộ số cá này là cá ruồi khô
- Năm 2004 thì sản lượng xuất khẩu đạt 155.942,52 kg. Trong đó: + Mặt hàng Mực khô đạt sản lượng là 155.781,52 kg, chiếm 99,9% giảm 33.944,48 kg, tương đương giảm 17,89% so với năm 2003.
+ Cá khô đạt 161 kg chiếm 0,1% trong tổng sản lượng xuất khẩu, giảm 2.263 kg so với năm 2003, tương ứng giảm 93,36%.Trong đó cá mai khô chiếm 100% sản lượng xuất khẩu
- Năm 2005 thì sản lượng xuất khẩu đạt 233.559,52 kg, tăng 77.617 kg so với năm 2004, tương đương với tăng 49,77%. Trong đó:
+ Mặt hàng Mực khô là 216.607,52 kg chiếm 92,74% trong tổng sản lượng xuất khẩu, tăng 60.826 kg, tương ứng với tăng 39,05% so với năm 2004.
+ Mặt hàng Cá khô chiếm 7,26% trong tổng sản lượng xuất khẩu, tăng 16.791 kg so với năm 2004, sản lượng tăng hơn 1000 lần so với năm
2004. Trong năm này công ty đã có nhiều đơn đặt hàng hơn và cơ cấu mặt hàng cũng đa dạng hơn, cá cơm khô chiếm đa số 82,4% tổng sản lượng cá khô xuất khẩu, cá bò tẩm chiếm 14,7% tổng sản lượng cá khô xuất khẩu, cá mai chiếm 2,83% tổng sản lượng cá khô xuất khẩu trong năm 2005
Do công ty không có các chương trình quảng cáo sản phẩm của công ty mình, mà khách hàng đến với công ty qua giới thiệu của các khách hàng truyền thống nên khi nào có đơn đặt hàng thì công ty tiến hành sản xuất sản phẩm, họ đặt hàng gì thì công ty làm mặt hàng đó. Vì vậy mà các loại hàng về cá khô cũng rất đa dạng, nhưng sản phẩm chính của công ty vẫn là mực khô và cá khô. Qua đây ta thấy khâu tìm kiếm khách hàng của công ty rất thụ động, đây là một nhược điểm của công ty nên khắc phục
Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu của công ty qua 3 năm có sự
biến động tăng giảm không đều, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nguyên liệu biến động không đồng đều, nhưng nói chung là không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty bởi vì trước tình hình khó khăn chung của ngành mà công ty vẫn duy trì sản lượng cao là rất tốt.
b. Cơ cấu mặt hàng theo giá trị
Sau khi xem xét chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu của công ty, ta thấy