Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh huy quang - nha trang - khánh hoà (Trang 42 - 50)

I. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Huy Quang

3.Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty

a. Cơ cấu tổ chức quản lý:

Ta đã biết cơ cấu tổ chức quản lý là tổ hợp các bộ phận khác nhau có quan hệ với nhau, được chuyên môn hoá và có quyền hạn nhất

định, bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo chức năng quản lý.Và Công ty TNHH Huy Quang tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng.

Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Huy Quang.

Ghi chú: : chỉđạo trực tiếp : quan hệ nghiệp vụ

Nhận xét: Qua sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty ta thấy bộ máy tổ chức gọn nhẹ, chặt chẽ và hiệu quả, giữa lãnh đạo và các phòng ban có mối quan hệ trực tuyến, các phòng ban khác có vai trò tham mưu trợ lý và cố vấn cho Giám đốc. Giữa các phòng ban với nhau có mối quan hệ chức năng hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

v Chức năng và quyền hạn của các phòng ban:

· Hội đồng thành viên: Cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty là Hội đồng thành viên, gồm 2 thành viên tham gia góp vốn, có quyền và nghĩa vụ sau: HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH KT THANH TOÁN NH KT VẬT TƯ KT TỔNG HỢP TỔ VẬN CHUYỂN QUẢN ĐỐC PX

Quyết định phương hướng phát triển của công ty, quyết định việc tăng giảm vốn điều lệ, phương thức thời điểm huy động vốn. Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% giá trị được ghi trong sổ kế toán của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, sửa

đổi bổ sung điều lệ Công ty.

Các thành viên có quyền và nghĩa vụ sau:

- Thành viên được chia lợi nhuận sau khi công ty đã nộp thuế, hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật tương ứng với phần vốn góp vào Công ty. Có quyền xem các sổ sách báo cáo, được ưu tiên góp vốn thêm vào Công ty khi tăng vốn điều lệ.

- Các thành viên phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ về tài sản khác, tuân thủ điều lệ của Công ty, chấp nhận quyết định của hội đồng thành viên.

· Giám đốc: Hội đồng thành viên (HĐTV) bầu một thành viên làm chủ tịch Hội đồng thành viên có thể là Giám đốc Công ty. Giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau:

- Ký các quyết định.

- Triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐTV, giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định của HĐTV.

- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. - Ban hành quyết định nội bộ Công ty bổ, miễm nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐTV.

- Ký kết các Hợp đồng nhân danh Công ty.

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hay sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.

- Giám đốc không được lạm dụng địa vị, quyền hạn để sử

dụng tài sản Công ty để phục vụ lợi ích riêng.

- Khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ

tài sản khác đến hạn trả thì phải thông báo tình hình tài chính Công ty cho các thành viên và chủ nợ biết. Phải chịu thiệt hại xảy ra đối với các chủ

nợ, kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty.

· Phó giám đốc: là người giúp Giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý, đôn đốc công nhân làm viếc. Thực hiện các quyết định sa thải và tuyển dụng nhân viên theo sự chỉ đạo và uỷ nhiệm của Giám đốc.

· Phòng kinh doanh: Có vai trò rất quan trọng mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, có nhiệm vụ đề ra các biện pháp, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giao hàng, chào hàng, đề xuất các ý kiến có liên quan đến việc thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và tham mưu ký kết các Hợp

đồng kinh tế.

· Phòng kế toán: chịu trách nhiệm về công tác quyết toán tài chính của Công ty và có trách nhiệm sau:

- Tổ chức ghi chép theo dõi các số liệu kế toán, sổ sách chứng từ

trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng chếđộ tài chính và kế toán hiện hành

- Cân đối thu chi một cách hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Báo cáo lên Giám đốc về tình hình sử dụng vốn, tài sản của Công ty.

- Đề nghị giải quyết các hiện tượng ứđọng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

- Báo cáo thống kê tài chính định kỳ và bất thường trong Công ty.

Công ty sử dụng hình thức kế toán tập trung. Tất cả các công việc kế như phân loại kiểm tra các chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, lập báo cáo thông tin kinh tế... đều tập trung thực hiện ở

phòng kế toán.

· Quản đốc phân xưởng: Phân xưởng là nơi chuyên sản xuất, chế biến hàng hoá thủy sản.Quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ báo cáo cho phòng kinh doanh các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn hàng tại xưởng. Khi có các chứng từ kế toán phát sinh thì chuyển cho phòng kế toán để ghi nhận nghiệp vụ phát sinh.

· Tổ chức vận chuyển: Vì Công ty là đơn vị bán hàng theo hình thức xuất khẩu trực tiếp nên phải tổ chức một đội lái xe vận chuyển hàng hoá đến các cảng để thực hiện việc xuất khẩu.

b. Cơ cấu tổ chức sản xuất:

v Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức sản xuất là một nhân tố quan trọng quyết định tình hình sản xuất và phát triển của Công ty. Mặt khác do đặc tính của nguyên liệu thuỷ sản là mau hư hỏng và chất lượng nguyên liệu quyết định phần lớn chất lượng sản phẩm. Do đó muốn sản xuất đạt chất lượng cao đòi hỏi Công ty phải không ngừng đầu tư, cải tiến công nghệ,

đảm bảo tính nhanh chóng kịp thời.

Sơ đồ 02: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

Công ty TNHH Huy Quang Phục vụ sản xuất Sản xuất chính Sản xuất phụ trợ

-Bộ phận phục vụ sản xuất: Bộ phận này được tổ chức nhằm bảo

đảm cung ứng bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm, bảo quản, phục vụ cho sản xuất. Ở công ty, biện pháp này gồm:

+ Kho: là nơi chứa thành phẩm chờ xuất kho và nguyên liệu + Đội vận chuyển: chuyên chở hàng cho công ty.

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Đây là bộ phận không sản xuất ra sản phẩm chính nhưng có tác dụng bảo đảm cho sản xuất chính được tiến hành liên tục. Bao gồm:

+Trạm điện: cung cấp điện cho toàn phân xưởng.

+ Tổ cơ khí: có nhiệm vụ bảo dưỡng máy móc, sửa chữa những hỏng hóc có thể xảy ra.

- Sản xuất chính: Đây là bộ phận sản xuất ra sản phẩm chính của công ty chỉ có một phân xưởng chuyên sản xuất các mặt hàng khô: mực khô và cá khô

S ơ đ ồ 03: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm khô của Công ty

- Nhận xét : Qua sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm khô ta thấy khá chặt chẽ và gọn nhẹ. Các khâu của qui trình sản xuất có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo cho sản phẩm làm ra luôn

đạt chất lượng cao nhất

v Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

· Thu mua nguyên liệu: Tổ thu mua nguyên liệu có nhiệm vụ

thu mua nguyên liệu từ các đại lý, cơ sở, chi nhánh ở các tỉnh khác mang về.

· Tiếp nhận nguyên liệu: Sau khi nguyên liệu về đến xưởng thì tổ tiếp nhận nguyên liệu nhận nguyên liệu.

· Sơ chế: Tổ sơ chế rửa sạch nguyên liệu, đối với nguyên liệu là mực phải xẻ, lột da cho sạch.

· Phân loại: Sau khi nguyên liệu được rửa sạch tiến hành phân loại kích cỡ.

· Phơi, sấy khô: Nguyên liệu sau khi được sơ chế và phân loại thì tổ phơi có nhiệm vụ phơi khô nguyên liệu, nếu không đủ nắng thì

Thu mua nguyên liệu Tiếp nhận nguyên liệu Bảo quản lạnh Sơ chế Đóng gói, bảo quản Kiểm tra chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổ sấy khô phải sấy khô nguyên liệu bằng quạt máy. Sau đó cán phẳng nguyên liệu.

· Đóng gói, bảo quản: Đảm nhận công việc đống gói sản phẩm. Bảo quản sản phẩm tại kho lạnh.

v Tổ chức hoạt động chế biến thuỷ sản:

- Do sản phẩm của Công ty chủ yếu là mực và cá nên việc chế biến sản phẩm phải theo đúng qui trình chế biến. Công ty đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP. Vì thế

chất lượng sản phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường Châu Á và Hoa Kì...

Sơ đồ 04: Sơ đồ quy trình chế biến hàng bán thành phẩm tại phân xưởng

Tên sản phẩm : Mực ống lột da( nguyên liệu) Nguyên liệu

Xẻ, lột da, rửa sạch

Sấy

Cán phẳng, vô PE

- Qui trình chế biến:

+ Giai đoạn chế biến : tiếp nhận nguyên liệu tại cảng mỗi ngày. Nguyên liệu tươi được bảo quản độ ẩm < -50 C. Mực : nguyên liệu được nhân công xẻ, lột da, loại bỏ tạp chất (mắt, túi, da,...). Sau đó đem rửa sạch 3 lần bằng nước biển tự nhiên.

+ Giai đoạn sấy: nguyên liệu được gánh từ phòng sấy cách nơi tiếp nhận khoảng 50 m. Nguyên liệu được sấy ở nhiệt độ từ 400 đến 500 C bằng quạt gió và than. Thời gian sấy từ khoảng 4 đến 5 giờ tuỳ theo loại nguyên liệu lớn hay nhỏ.

+ Giai đoạn cán phẳng, vô PE: sau khi sấy xong sản phẩm được làm nguội bằng quạt trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút, sản phẩm

được cán phẳng, phân loại tuỳ theo kích cỡ, rồi kiểm tra chất lượng ( KCS), và bỏ vào túi PE trước khi cho vào kho lạnh.

+ Giai đoạn bảo quản bằng kho lạnh: mực lột da, bán thành phẩm

được bỏ vào kho lạnh nhiệt độ từ -18 đến -200 C

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh huy quang - nha trang - khánh hoà (Trang 42 - 50)