II. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và một số chỉ tiêu đánh
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian
Bảng 05: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua. ĐVT: Đồng Năm So sánh 2004/2003 2005/2004 Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Số tuyệt đối (%) Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối(%) 1.Doanh thu BH & CCDV 34.503.080.059 30.991.046.443 47.123.339.924 -3.512.033.616 -10,18 16.132.293.481 52,05
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về BH &CCDV 34.503.080.059 30.991.046.443 47.123.339.924 -3.512.033.616 -10,18 16.132.293.481 52,05 4. Gía vốn hàng bán 34.042.752.991 30.518.558.220 46.216.154.774 -3.524.194.771 -10,35 15.697.596.554 51,44 5. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 460.327.068 472.488.223 907.185.150 12.161.155 2,64 434.696.927 92 6.Doanh thu từ HĐTC 72.890.928 64.996.780 93.420.491 -7.894.148 -10,83 28.423.711 43,73 7. Chi phí tài chính 61.266.759 85.839.167 184.622.225 24.572.408 40,11 98,783.058 115,08
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty biến động tăng giảm không đồng đều. Cụ thể là:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2004 giảm so với năm 2003 là 3.512033.616 đồng, tương ứng với giảm 10,18%. Sang năm 2005 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao gần 50 triệu, tăng 16.132.293.481 đồng so với năm 2004, tương đương tăng 52,05%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sản lượng xuất khẩu tăng, chứng tỏ công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường.
- Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty hầu như không có.
Đặc biệt là khoản mục thuế xuất khẩu, công ty được hưởng mức thuế ưu
đãi với thuế suất xuất khẩu 0%, đây là lợi thế của công ty.
- Chính vì vậy mà doanh thu thuần của công ty cũng chính là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
- Gía vốn hàng bán năm 2004 vẫn giảm so với năm 2003 là 10,35%. Sang năm 2005 thì lại tăng 15.697.596.554 đồng, tương ứng tăng 51,44% so với năm 2004. Ởđây ta không thểđánh giá là tốt hay xấu vì mặt hàng thuỷ sản có tính thay đổi theo mùa vụ.
Qua bảng trên ta nhận thấy năm 2004 giảm so với năm 2003 ở tất cả
các khoản mục, dường như chỉ có các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2004, 2005 đều tăng so với năm 2003. Qua đây chứng tỏ
công ty đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của mình, và phù hợp với việc công ty đang mở rộng quy mô sản xuất của mình, công ty đã
đang cho xây dựng phân xưởng nhằm mở rộng cơ sở sản xuất của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
93.374.940 đồng so với năm 2003 tương ứng giảm 62,45%. Năm 2005 thì lại tăng 25.230.391 đồng, tương ứng tăng 44,94 % so với năm 2004.
- Do vậy thuế phải nộp nhà nước năm 2004 thấp hơn so với năm 2003 là 8.088.767 đồng, tương ứng giảm 50,72%. Sang năm 2005 lại tăng so với năm 2004 là 11.123.529 đồng, tương ứng tăng 141,54%.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 là 85.286.173 đồng, tương ứng giảm 63,85%. Năm 2005 lại thì tăng 14.103.862 đồng so với năm 2004, tương ứng tăng 29,21% .
Tóm lại: trong tình hình khó khăn ấy nhưng công ty hoạt động vẫn có hiệu quả cao, năm 2005 tiếp tục tăng so với năm 2004. Điều này chứng tỏ thế mạnh của công ty trong việc chiếm lĩnh cũng như củng cố
thị trường.
3. Một số chỉ tiêu đánh giá.
a. Các chỉ tiêu về hoạt động của công ty
Phản ánh hiệu quả nguồn lực của công ty. Nó bao gồm số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay vốn, số vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân.
Bảng 06: Bảng các chỉ số hoạt động của công ty thời kỳ 2003- 2005 Năm So sánh 2004/2003 2005/2004 Chỉ tiêu Kí hiệu ĐVT 2003 2004 2005 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Gía vốn hàng bán 1 đồng 34.042.752.991 30.518.558.220 46.216.154.774 2. Doanh thu thuần 2 đồng 34.503.080.059 30.991.046.443 47.123.339.924 3. Hàng tồn kho bình quân 3 đồng 1.629.948.805 1.151.892.459 1.493.450.357 4. Vốn kinh doanh bình quân 4 đồng 5.275.629.389 5.400.699.880 6.379.748.990 5. Các khoản phải thu bình quân 5 đồng 387.206.708,50 283.343.511,50 1.040.385.521
6. Số vòng quay hàng tồn kho 6=1/3 vòng 20,89 26,49 30,95 5,61 26,85 4,45 16,80
7. Vòng quay tổng vốn 7=2/4 vòng 6,54 5,74 7,39 - 0,80 -12,26 1,65 28,72
8. Vòng quay các khoản phải thu 8=2/5 vòng 89,11 109,38 45,29 20,27 22,75 -64,08 - 58,59
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy:
- Trong cả 3 năm 2003, 2004 và năm 2005 thì vòng quay hang tồn kho tăng lên rõ rệt, năm 2004 tăng 5,6 vòng so với năm 2003, tương ứng tăng 26,81%, sang năm 2005 tiếp tục tăng 4,46 vòng, tương ứng tăng 16,84% so với năm 2004. Chứng tỏ năm sau doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn, giảm được vốn dự trữ, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi hàng hoá dự
trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hang tồn kho của doanh nghiệp thành hàng ứđọng. Đó cũng là dấu hiệu tốt của doanh nghiệp
- Bên cạnh đó vòng quay tổng vốn của doanh nghiệp biến động năm 2004 giảm so với năm 2003 12,26%, sang năm 2005 lại tăng 1,65 vòng so với năm 2004, tương ứng tăng 28,72%. Đồng thời, vòng quay các khoản phải thu cũng biến động năm 2004 tăng 22,75 % so với năm 2003, sang năm 2005 lại giảm 58,59% so với năm 2004. Chính vìvậy nó làm cho kỳ thu tiền bình quân cuả doanh nghiệp cũng biến động theo. Qua đó ta thấy doanh nghiệp càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn đó là một dấu hiệu không tốt cho doanh nghiệp. Vì khi đó đồng vốn của doanh nghiệp không được sử dụng vào để sản xuất kinh doanh mà bịứđọng. Do
đó doanh nghiệp cần có biện pháp thu hồi vốn bị chiếm dụng.
b. Phân tích khả năng sinh lời của công ty.
Là đưa ra những chỉ số phản ánh hiệu quả chung về quản lý, cho biết lợi nhuận đạt được trên đồng doanh thu, chi phí,… công ty bỏ ra. Nó bao gồm: doanh lợi doanh thu (ROS), doanh lợi tổng vốn (ROI), doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE).
Bảng 07: Bảng phân tích khả năng sinh lời của công ty.
ĐVT: Đồng
Năm
Chỉ tiêu Kí hiệu
2003 2004 2005
1. Doanh thu thuần 1 34.503.080.059 30.991.046.443 47.123.339.924 2.Lợi nhuận sau thuế 2 133.563.838 48.277.665 62.381.527 3.Vốn chủ sở hữu 3 2.237.098.550 2.327.026.508 2.381.751.289 4. Tổng vốn kinh doanh 4 5.275.629.389 5.400.699.880 6.379.748.990
5. Doanh lợi doanh thu (%) 5=2/1*100 0,39 0,16 0,13
6. Doanh lợi tổng vốn (%) 6=2/4*100 2,53 0,89 0,98
Nhận xét: Qua bảng trê n ta thấy:
- Doanh lợi doanh thu trong các năm 2003, 2004 và 2005, tương
ứng là 0,39; 0,16; 0,13. Cho thấy trong các năm đó cứ tạo ra 100 đồng doanh thu thì thu được tương ứng là 0,39; 0,16: 0,13 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Doanh lợi tổng vốn trong các năm 2003, 2004 và 2005 tương ứng là 2,53; 0,89; 0,98. Cho biết trong năm đó cứ bỏ ra 100 đồng vốn vào sản xuất kinh doanh thì thu được tương ứng là 2,53; 0,89; 0,98 đồng lợi nhuận sau thuế
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 tương ứng là 5,97; 2,07; 2,62. Có nghĩa là trong các năm đó bỏ ra 100
đồng vốn chủ sở hữu vào sản xuất kinh doanh thì thu được 5,97; 2,07; 2,62 đồng lợi nhuận sau thuế.
Nhìn chung trong 3 năm công ty làm ăn có hiệu quả khả năng tạo ra lợi nhuận tương đối cao.
4 .Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới: a. Những khó khăn và thuận lợi của Công ty:
v Thuận lợi:
Là một đơn vị hạch toán độc lập nên Công ty TNHH Huy Quang chủ động trong việc đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty nhất là về vốn kinh doanh.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ và có trình độ tạo cho Công ty có khả
năng nhạy bén trong thu mua, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sự điều hành nhạy bén của ban giám đốc Công ty, sự hăng say lao động của cán bộ công nhân lao động đã đưa Công ty phát triển hơn, hoàn thành chỉ tiêu
được giao làm tiền đềđể công ty tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của những năm tiếp theo.
Hơn nữa, trong những năm qua Công ty đã tận dụng tốt lợi thế
sẵn có của Công ty về thị trường tiêu thụ ổn định, các bạn hàng truyền thống lâu năm, nguồn cung ứng đầu vào tương đối ổn định
Công ty đã nhận được bằng khen của Bộ thương mại về thành tích xuất khẩu.Việc chế biến thuỷ sản của Công ty theo hệ thống quản lý chất lượng HACCP (Hazard Analysis Critical Contrl Point), SSOP,GMP nên đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước như: Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc....Công tác chế biến hàng thuỷ sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và được cấp giấy chứng nhận Quản lý chất lượng HACCP.
v Khó khăn:
Trong những năm gần đây thị trường thuỷ sản có nhiều biến
động, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.Cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng, mực là sản phẩm chủ lực chiếm hơn 95% giá trị xuất khẩu của Công ty.
Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thuỷ
sản của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt
đòi hỏi Công ty phải có các biện pháp đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ. Khó khăn lớn nhất mà Công ty gặp phải là vấn đề nguyên liệu. Do trữ lượng nguyên liệu giảm đồng thời do việc khai thác bừa bãi ở ven biển và thềm lục địa bằng các hình thức lưới điện, thuốc nổ... làm cho nguyên liệu ngày càng cạn kiệt. Ngoài ra chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường nên trữ lượng thuỷ sản cũng giảm sút.Do đó vấn đề đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu là vấn đề cấp thiết hàng đầu quyết
Nguồn nguyên liệu chính của Công ty chủ yếu là được cung cấp bởi các chi nhánh, cơ sở ở các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Vũng Tàu, Khánh Hoà,... và chủ yếu ở Bình Thuận. Do đó Công ty cũng gặp không ít khó khăn và tốn kém nhiều chi phí trong công tác vận chuyển, bảo quản,…
Hơn nữa trong khi doanh thu gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, do cơ cấu mặt hàng của công ty rất đơn
điệu, trong khi đó chi phí phục vụ cho khâu bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại tăng lam cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Chính vì vậy mà doanh nghiệp nên đa dạng hoá mặt hàng của công ty mình, vì cùng một chi phí đó mà phục vụ cho nhiều mặt hàng thì lợi nhuận thu về sẽ cao hơn
b. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới:
Từ những thuận lợi và khó khăn, hoà vào xu hướng phát triển chung của đất nước, cùng với năng lực sản xuất, khách hàng, thị trường,
đặc điểm của sản phẩm...Công ty tiếp tục ổn định và phát triển với phương châm: “Mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh cạnh tranh và phát triển Công ty”.
Do đó mục tiêu trước mắt của Công ty là phải cố gắng giữ vững thị trường đã có, từng bước mở rộng các thị trường mới. Ưu tiên xuất khẩu sang các thị trường truyền thống mà ổn định của Công ty.
Đểđạt được phương châm trên Công ty đã đề ra một số mục tiêu phát triển trong tương lai:
+ Tiếp tục mở rộng hướng sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu đa dạng về sản phẩm mặt hàng, chủng loại. Tận dụng lợi thế của Công ty là chuyên sản xuất về hàng khô trong khi đó tất cả các Công ty xuất khẩu hải sản khác đều chạy theo việc sản xuất các mặt hàng đông.
Do đó sản phẩm của Công ty có nhiều thuận lợi trong công tác tiêu thụ. So với thị trường Khánh Hoà thì mặt hàng khô của Công ty có chất lượng cao, và đạt được doanh thu số cao khi xuất khẩu sang Hàn Quốc so với các doanh nghiệp khác trong Tỉnh.
+ Công ty đã và đang có dự án xây dựng, mở rộng thêm phân xưởng chế biến để phục vụ cho công tác chế biến và xuất khẩu sản phẩm.
+ Triển khai các vệ tinh cung ứng thu mua nguyên liệu tại các
địa phương, các tỉnh lân cận, các vùng có các ngư trường trọng điểm quan trọng có nguyên liệu phù hợp với sản phẩm của Công ty. Kết hợp giữa thu mua nguyên liệu cho chế biến tại Công ty và bạn hàng gia công, sơ chế tại chỗở vùng nguyên liệu trọng điểm.
+ Mở rộng giao dịch trên thị trường quốc tế, hướng thị trường xuất khẩu sang các nước EU, Bắc Mỹ.... Đa dạng hoá khách hàng, khai thác mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả, tăng cường năng lực sản xuất để
chủđộng ký hợp đồng với số lượng lớn lâu dài tạo điều kiện tăng doanh thu, tăng kim ngạch xuất khẩu và mang lại lợi nhuận cho Công ty.
+ Vận dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện thiết bị tạo sựđồng bộ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Chú trọng công tác đào tạo và khuyến khích cán bộ nhân viên tự học tập, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh cuả Công ty.
B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH HUY QUANG – NHA TRANG – KHÁNH HÒA
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm 1. Năng lực sản xuất của công ty 1. Năng lực sản xuất của công ty
Lao động - vốn - khoa học công nghệ là 3 yếu tố cơ bản quyết
định sự thắng lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và vấn
đề tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Những yếu tố này thể hiện năng lực sản xuất của công ty mạnh hay yếu, từđó quyết định quy mô chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
a. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố thiết yếu đảm bảo cho quá trình sản xuất -kinh doanh có hiệu quả. Nó quyết định đến sự thành bại của công ty. Bởi chỉ có lao động mới tạo ra sản phẩm có giá trị lớn hơn giá trị
ban đầu của nó. Lực lượng lao động có trình độ cao, năng động trong quản lý, vững vàng kinh nghiệm trong sản xuất, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Vì vậy viêc quản lý cũng như xác định nhu cầu lao động là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp được đúng người đúng việc và đối phó linh hoạt với sự thay đổi của thị trường, tránh trường hợp nơi thừa lao động nơi thiếu lao động hoặc chất lượng không đáp ứng
được nhu cầu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi trình độ tay nghề của lao động cao mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Mặt khác lao động trong ngành chế biến thủy sản còn mang nặng tính thủ công, chưa có trang thiết bị hiện đại hay còn ở mức hạn chế tối thiểu, chưa phù hợp với nền công nghiệp hóa hiện nay. Chính vì vậy mà
chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của đội ngũ cán bộ
công nhân viên toàn công ty và đây cũng là một thử thách lớn đối với chất lượng sản phẩm.
Vậy vai trò của cán bộ quản lý, lao động rất quan trọng mà đặc biệt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng đó công ty đã rất quan tâm đến vấn đề nhân sự.
Bảng 08: Tình hình quản lý lao động tại công ty
ĐVT: Người Năm 2004 2005 Chênh lệch năm 05/04 Chỉ tiêu