Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh huy quang - nha trang - khánh hoà (Trang 71 - 74)

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm

4. Môi trường kinh doanh

Ở những nước có nền kinh tế chưa phát triển như Việt Nam thì sự

phát triển thủy sản mang tính tự phát, thiếu ổn định, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Để hướng thủy sản tiếp cận với thị trường thế giới có hiệu quả

và được chấp nhận thì vai trò của nhà nước rất quan trọng. Trước đây việc xuất khẩu sản phẩm nói chung và xuất khẩu sản phẩm thủy sản nói riêng là rất khó khăn, các sản phẩm của nước ta mặc dù có chất lượng, có thểđáp ứng các thị trường song để xuất sang các thị trường đó đòi hỏi các

sản phẩm của ta phải có chứng chỉ do cơ quan, các tổ chức có thẩm quyền cấp. Đây là rào cản của rất nhiều doanh nghiệp, một phần cũng vì nhà nước chưa quan tâm thích đáng đến ngành thủy sản.

Sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sự thay đổi của cơ chế

chính sách pháp luật có thể đem lại cho công ty những thuận lợi và khó khăn nhất định. Cụ thể là nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hưởng mức thuếưu đãi với thuế suất xuất khẩu là 0%, đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp thủy sản nói riêng và công ty nói riêng. Tuy nhiên, việc kinh doanh trong điều kiện luật thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, hoàn thuế luôn thay đổi gây không ít khó khăn cho công ty.

Bên cạnh đó Công ty đã sử dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP và SSOP, GMP đạt tiêu chuẩn xuất sang các thi trường như Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc…

Hơn nữa cùng với sự mở cửa hội nhập quốc tế của đất nước cũng tạo những thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp.

Lộ trình hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) vào ngày 01/07/2002 mở ra một bước ngoặt cho nền kinh tế

cũng như ngành thủy sản, là cơ hội lớn mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nó tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá giữa các nước với mức thuế ưu đãi. Song bên cạnh đó công ty cần xem xét khi thuế quan giảm thì khả năng cạnh tranh, tiêu thụ của công ty như thế nào? Liệu có ảnh hưởng gì tới tiêu thụ không? Đểđứng vững trên thị trường, nâng cao hiệu quả tiêu thụ thì công ty cần phải đưa ra những giải pháp phù hợp.

Cùng với sự kiện nổi bật trong thời gian sắp tới là Việt Nam ra nhập WTO, khi Việt Nam ra nhập tổ chức quốc tế này nó sẽ mang đến những cơ

và cho ngành thủy sản nói riêng. Những cơ hội và thách thức với ngành thủy sản đều liên quan đến thị trường. Đây là một trong những vấn đề quan trọng

đối với ngành thủy sản, cũng như hầu hết các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực nói chung. Khi gia nhập sẽ tạo những thuận lợi về môi trường kinh doanh, doanh nghiệp có cơ hội tốt để tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, chi phí dịch vụ sẽ giảm.... Bên cạnh đó còn có những thách thức đối với ngành thủy sản nước nhà, chủ yếu là do những nhược điểm của ngành thủy sản tạo nên những thách thức đó. Nhược điểm lớn nhất của ngành thủy sản hiện nay là sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu. Nói rõ hơn, khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa theo kịp được khu vực chế biến xuất khẩu. Sự mất cân đối này xuất phát từ

nhiều yếu tố như trình độ tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng và chất lượng cũng như sự phối hợp giữa hai khu vực còn yếu. Một thách thức nữa đối với hàng thủy sản Việt Nam đó là vấn đề thương hiệu, ngành thủy sản phải đối mặt với các mặt hàng thủy sản của Việt Nam hiện nay xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Như

vậy cần phải làm thế nào để tạo thương hiệu riêng cho hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường. Đó là những vấn đề có tầm quan trọng khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Khi gia nhập tổ chức quốc tế này thì vấn đề rào cản thương mại sẽ trở nên gay gắt hơn. Chính vì vậy ta cần phải

đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm...Như vậy khi gia nhập tổ chức này Việt Nam không những có những cơ hội tốt mà cả những thách thức, nhưng nhìn chung cơ hội nhiều hơn nên ta phải biết nắm bắt cơ hội.

Những sự kiện trên cho thấy rõ hơn về sự ảnh hưởng to lớn của môi trường kinh doanh đối với công ty TNHH Huy Quang. Một vấn đề

mà ta không thể phủ nhận là: Môi trường kinh doanh ổn định sẽ gây trở

ngại đối với sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty chỉ có thể nghiên cứu và nắm vững môi trường kinh doanh để nâng cao khả năng của mình,

phù hợp với xu thế thời đại là nền tảng đẩy mạnh hơn công tác tiêu thụ

của công ty mình.

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh huy quang - nha trang - khánh hoà (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)