Một số bệnh thường gặp ở nấm Hoàng chi :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất nấm hoàng chi trên giá thể bã mía kết hợp mùn cưa truyền thống (Trang 31)

Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh)

Cơ chất dùng nuôi cấy hoặc trồng nấm rất giàu dinh dưỡng nên có thể là thức ăn

cho nhiều loại vi sinh vật khác nhau. Dưới đây là vài loại nấm mốc thường gặp :

Bảng 2.6: Vài loài nấm mốc thường gặp trong nuôi trồng nấm

STT Tên nấm mốc Đặc điểm biểu hiện Hậu quả trên nấm

1

Cephalosporium spp. (Bệnh gợn

sóng màu hung)

Tơ nám màu hung xuất hiện vài ngày sau khi quả thể rì các giọt nước màu

nâu. Đôi khi thành lớp màng mỏng

bao lấy phiến nấm. Bao từ sinh ra

gom trong các dịch nhày. Sống ký

sinh hoặc hoại sinh

Tai nấm bệnh không bị biến dạng nhung nơi vết bênh chuyển sang đen, chất lượng

giảm

2

Dactylium dendroides

(Bệnh mạng nhện)

Tơ phù lên quả thể như mạng nhện ban đầu màu trắng sau đó chuyển

sang hồng rồi vàng. Đỉnh bào tử hình

trưng và sinh theo dạng chùm. Một

số ký sinh nấm lớn.

Tai nấm, đặc biệt là phiến, bị mềm nhũn, đôi khi trở nên cứng.

Thịt nấm chuyển sang nâu. 3 Monilia spp (new ospora spp) (Bệnh mốc cam)

Tơ mọc dày, màu chuyển sang vàng hoặc cam. Cơ quan sinh sản dạng

khối khối màu cam (có khi đục thủng

cả túi nhựa) hoại sinh.

ức chế sự tăng trưởng của tơ nấm, làm tơ không mọc được. nguyên liệu

phủ trắng sau chuyển sang vàng và cam 4 Mycogone perniciosa (Bệnh nốt ruồi)

Tơ ngắn cuộn đầu, màu trắng quanh

tai nấm. Hậu bào tử hình thành sau vài ngày, màu sẫm (làm vết bệnh có

màu nâu). Bệnh lan truyền bằng đỉnh

bào tử. ký sinh trên nấm lớn.

Quả thể chết non.

Tai nấm mền nhũn

và chuyển sang màu kem. Bề mặt tai nấm

có những giọt màu nâu do nhiễm trúng

tạo mùi hơi khó chịu

5 Pertticillium spp. (Bệnh mốc xanh)

Tơ mảnh, mọc sát cơ chất và co cụm

lại. vết bệnh lúc đầu có màu trắng

chuyển sang màu lục tối, sống hoại

sinh

Ức chế sự tăng trưởng của tơ, nhất là bào ngư. Làm

giảm sản lượng

nấm.

6 Trichoderma spp. (Bệnh mốc xanh)

Tơ mảnh, mọc bung dạng bông trên

cơ chất. vết bệnh trải rộng nhanh, bào tử thành dể, mịn, lúc đầu có màu trắng chuyển sang lục lam. Nấm sống

hoại sinh, một số ký sinh trên nấm

lớn. Bệnh lan do bào tử.

Ức chế mạnh lên sự tăng trưởng của tơ

7 Vertticillium

fungicota

Tơ phát triển trên bề mặt tai nấm, tạo

nhiều lỗ hang và các vết nứt. hiện tượng bện khác với vi khuẩn là không nhầy nhớt và hôi thối. Sống ký

sinh trên nấm lớn, bệnh ta do ruồi và

người hái nấm

Tai nấm biến dạng

và ngừng tăng trưởng, phẩm chất

Trong đó, vi khuẩn và nấm mốc có tốc độ sinh sản nhanh, đặc biệt bào tử nấm

mốc phát tán rộng nên khả năng lây nhiễm của chúng thường nhiều hơn. Ở đa số trường hợp ghi nhận được, thì nấm trồng có khả năng ức chế một phần mầm bệnh,

thậm chí bao chụp lên vết bệnh và vẫn ra tai nấm bình thường, tất nhiên sản lượng

nấm sẽ giảm sút so với không bệnh. Nếu trường hợp nhiễm kèm theo ẩm độ nguyên liệu cao hoặc pH acid (chua) có thể ức chế tơ nấm ăn lan và bệnh phát triển gây hư

hỏng toàn bộ cơ chất. Hoặc nhầy nhớt (nhiễm trùng) hoặc đổi màu từng vùng hay biến đổi đều khắp (nấm mốc), lúc này tơ nấm không mọc được và dĩ nhiên cũng

không tạo được quả thể.

a: Mốc cam xuất hiện ở miệng bịch phôi b: Bịch phôi bị nấm râu (nấm nhầy)

Hình 2.9 Một số bệnh do mốc gây ra cho nấm

(Nguồn: Lê Duy Thắng)

Biểu hiên của một số bệnh ở nấm trồng :

hại của nó và nhất là ngăn chặn nguồn bệnh lây lan không chỉ trong một đợt nuôi

trồng mà có thể nhiều đợt tiếp theo.

Một số biểu hiện bệnh trong trồng nấm và biện pháp khắc phục :

Tùy theo biểu hiện của bệnh mà có phương pháp khắc phục (Bảng 2.7). Bảng 2.7 Một số biểu hiện bệnh trong trồng nấm và biện pháp khắc phục : STT Hiện trạng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1

Tơ không mọc

hoặc không bám vào cơ chất

– Nguyên liệu quá ẩm

– Nguyên liệu bị ngộ độc do mạt cưa

có chất đầu, chất thơm. Bổ sung đạm không đúng cách, nồng độ amoniac (NH4) cao trong cơ chất. Nhiễm tạp trước khi cấy giống

– Giống yếu, già hoặc chết

– Nhiệt độ không thích hợp (nóng

hoặc lạnh quá)

– Xem lại độ ẩm ban đầu

– Kiểm tra nguyên liệu và quá trình chế

biến

– Thay giống tốt hơn

– Che ủ (nếu lạnh)

thông thoáng (nếu

nóng)

2

Tơ mọc chậm và

thưa hoặc rối nùi. Một số trường

hợp ngừng nửa

chừng

– Nguyên liệu không đạt yêu cầu

(pH acid (chua) hoặc kiềm, độ ẩm cao, đọng nước ở đáy. Đôi khi cũng do hơi khô)

– Nguyên liệu bị nhiễm khuẩn

– Giống thoái hóa (ít xảy ra so với 2

lý do trên)

– Kiểm tra khâu chế

biến nguyên liệu

– Xem lại khâu khử

trùng – Thay giống tốt hơn 3 Tơ mọc đều nhưng không ra nấm – Giống thoái hóa

– Nhiệt độ không thích hợp (cao quá

hoặc đôi khi thấp quá)

– Tơ chưa đủ trưởng thành (ra nấm) – Độ ẩm không đủ hoặc hơi khô

– Thay giống tốt hơn

– Theo dõi nhiệt độ,

tạo điều kiện cho

nấm kết nụ

– Thiếu thông thoáng gian (sau khi tơ nấm đầy), rồi mới đem ra tưới

– Giữ độ ẩm không

khí trên 85% bằng cách phun nước.

– Xem lại điều kiện

nhà trồng (tăng độ thoáng khí) 4 Quả thể kết nụ nhưng không lớn hoặc chết non – Giống thoái hóa

– Nguyên liệu bó (rơm) hoặc nén

(mạt cưa hay cơ chất khác) không

chặt. Tai nấm dễ mất rễ và tàn lụi.

– Thiếu dinh dưỡng

– Nhiều tai nấm cùng xuất hiện và cạnh tranh nhau.

– Dinh dưỡng giảm qua quá trình thu hái nhiều lần

– Thay giống mới – Tăng độ nén cho mô – Bổ sung dinh dưỡng – Hạn chế số tai nấm phát triển cùng lúc (rạch hoặc mở túi một phần)

– Tưới dinh dưỡng

hoặc kết thúc quá

trình thu hoạch

5 Tai nấm bị nhũn trước khi thu hái

– Nhiễm bệnh (nấm mốc, vi khuẩn

hoặc côn trùng...)

– Tưới nước trực tiếp và quá mạnh

lên tai nấm (nhất là nấm rơm và bào ngư) – Cách ly nguồn bệnh, sử dụng thuốc để trị – Tránh tưới nước thành giọt lên tai nấm. 6 Cuống nấm dài và nhỏ ; mũ nấm – Nơi nuôi trồng bị ngộp (nồng độ thán khí CO2 cao) – Thông thoáng, nhất là chân nhà

không phát triển – Thiếu ánh sáng trồng – Cung cấp đủ ánh sáng cho nấm (ánh sáng khuếch tán) 7 Tai nấm dị dạng

(bông cải, teo đầu,

khô cứng, chết non...) – Nhiễm bệnh (nấm mốc, côn trùng, nhện nấm...) – Nước tưới bị phèn, mặn

– Ẩm độ không khí hơi khô

– Nhiệt độ thay đổi đột ngột (lạnh

quá hoặc nóng quá)

– Xác định bệnh,

cách ly và xử lý

thuốc

– Kiểm tra nước tưới

bằng giấy pH (độ

phèn) hoặc cảm quan (độ mặn)

– Nâng độ ẩm bằng

cách phun tưới nước

– Che chắn thích

hợp nhất là nơi có sự thay đổi nhiệt độ

nhiều giữa ngày và

đêm.

8 Sản lượng kém

– Cơ chất thiếu dinh dưỡng

– Nhiễm bệnh

– Giống yếu hoặc thoái hóa

– Thời tiết thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột

– Thu hái không đúng cách (tách tai nấm hay hái không cẩn thận ảnh hưởng đến các tai nấm bên cạnh

hoặc thừa gốc gây nhiễm cho nấm đợt 2 hoặc 3...)

– Thêm dinh dưỡng đầy đủ

– Vệ sinh môi trường kỹ hơn trước

và sau mỗi đợt nuôi

trồng

– Thay giống tốt hơn

– Che chắn thích

hợp

– Xem lại cách thu

Việc sử dụng thuốc không phải là biện pháp tối ưu, nó thường dẫn đến các

hậu quả xấu như :

Gây độc cho người tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

Ảnh hưởng đến nấm trồng, làm tơ yếu dễ nhiễm bệnh hơn. Trong nhiều trường

hợp tơ bị chết hoặc quả thể ngừng tăng trưởng.

Giảm chất lượng sản phẩm : nấm có thể tích lũy các chất độc của thuốc và sản

phẩm của nó hoặc tai nấm trở nên độc cho người sử dụng.

Làm mất cân bằng sinh thái : thuốc diệt mầm bệnh nhưng đồng thời cũng diệt cả

các sinh vật có lợi, bao gồm những “thiên địch” của đối tượng gây bệnh hay những

kẻ thù của chúng. Thí dụ: kiến ăn nhện mạt (mites). Vì vậy khi bệnh phát triển trở

lại, thì lan truyền rất nhanh và hậu quả nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần.

– Sự lờn thuốc : việc sử dụng thường xuyên thuốc diệt khuẩn, diệt côn trùng, nhất là tình hình lạm dụng thuốc trong trồng nấm hiện nay có thể dẫn đến hậu quả là vi trùng, nấm mốc hoặc côn trùng quen dần với thuốc (lờn thuốc). Đến khi dịch bệnh

phát triển khó chặn đứng.

Tuy nhiên, vì thuốc vẫn là cách dập dịch bệnh nhanh và hữu hiệu nhất, nên trong trồng nấm vẫn phải dùng một số thuốc để phòng ngừa và điều trị các bệnh ở nấm.

Một số biện pháp phòng bệnh trong nuôi trồng nấm:

Biện pháp tích cực nhất nhằm tránh những tổn thất do dịch hại gây ra là tổ chức

phòng ngừa. Việc ngừa bệnh bao gồm nhiều vấn đề :

. Chọn địa điểm

Nơi trồng nấm nên xa nguồn bệnh như cống rãnh, rác rưởi, lá cây mục, phế liệu

trồng nấm, chuồng trại chăn nuôi... Ngoài ra, cũng nên tránh các nơi có nhiều bụi, như nhà máy xay xát, chế biến nông sản, cưa xẻ gỗ...

. Hợp lý hóa qui trình sản xuất

Việc bố trí kho nguyên liệu, nơi dự trữ sản phẩm (nấm khô), phòng cấy,

– Người chăm sóc không nên đi từ phòng này sang phòng khác, nhất là sau khi vào phòng trồng.

Phòng ủ cần thoáng và ánh sáng vừa phải, bịch phôi không chồng chất lên nhau

để tránh nấm mốc, côn trùng có điều kiện ẩn náu và phát triển.

– Nhà trồng nên tưới tập trung, tránh làm theo kiểu gối đầu thành nhiều đợt, bệnh đợt trước có thể lây sang đợt sau.

. Xử lý môi trường và nguyên liệu

– Trước và sau mỗi đợt nuôi trồng cần vệ sinh kỹ nhà trồng, như : nền đất, dàn kệ hoặc kèo cột. Việc xử lý nên tiến hành cùng lúc và trước khi nuôi trồng ít nhất là hai ngày, như phun thuốc diệt côn trùng trên vách, rải thuốc diệt tuyến trùng trên nền (nền đất hoặc cát), quét vôi cộng muối hoặc nhớt cặn lên các dàn cột (gỗ, tầm

vông).

– Thu dọn nguyên liệu rơi vãi, không quét tấp vào một góc nào đó, lâu ngày sẽ gây

nhiễm.

– Cơ chất đã không khử trùng thì thôi, còn ngược lại phải hấp thật kỹ, vì bên trong có nhiều thành phần thích hợp cho mầm bệnh mọc nhanh hơn bình thường.

. Ngăn chặn bệnh lây lan

Trường hợp bệnh đã xảy ra (bệnh lây lan) phải cô lập ngay khu vực bệnh, như cách ly nguồn bệnh và phun thuốc diệt. Phun ngừa khu vực xung quanh, theo

dõi kiểm tra thường xuyên hơn.

Bình thường chưa thấy bệnh xảy ra cũng phải có kế hoạch chăm sóc định kỳ để

có thể phát hiện sớm mầm bệnh, kịp ngăn chặn trước khi lây lan.

– Nhà trồng, nhà ủ hay cơ sở nói chung, càng ít người lạ ra vào càng tốt. Đặc biệt là

CHƯƠNG 3 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài :

a. Địa điểm :

Đề tài được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học của Viện

nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường, trường Đại học Nha Trang.

b. Thời gian :

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2011. 3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm:

3.2.1. Vật liệu và phương pháp :

3.2.1.1. Vật liệu nghiên cứu:

 Mẫu giống nấm

Nguồn mẫu giống nấm Hoàng chi Ganoderma colossum Fr. (viết tắt là Fr.)*

để thực hiện các thí nghiệm của đề tài nhận được từ Viện công nghệ sinh học và môi

trường, mẫu đã được nuôi cấy khoảng 2 tuần tuổi. Chọn các ống nghiệm có tơ phát

triển tốt, đều và thuần chủng, chưa có hiện tượng lão hóa: tơ nấm màu trắng, tơ phát

triển bình thường không bị rối, không có xuất hiện các điểm nấm mốc , tơ khỏe chưa bị chuyển sang màu vàng chứng tỏ tơ nấm bị già.

Hình 3.1 : Mẫu giống nấm

 Bã mía

Bã mía được thu gom tại các quán giải khát trên địa bàn thành phố Nha Trang. Sau

đó được phơi khô, cắt nhỏ rồi ngâm với nước vôi (2%) để khử trùng , để ráo, ủ 4- 5 ngày để phối trộn với các thành phần khác cho vào túi PE ( Polyetylen).

 Dụng cụ và thiết bị: tại phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của Viện Công nghệ sinh học và Môi trường gồm:

- Bình tam giác, ống nghiệm, đĩa petri.

- Tủ cấy : hãng Telstar, Tây Ban Nha

- Que cấy, đèn cồn, nút bông, giấy báo, dây thun, dao mổ, kéo, panh, túi PE chịu

nhiệt.

- Nồi hấp Autoclave : (hãng Sturdy industrial Đài Loan)

- Tủ sấy: (hãng Binder, Đức)

- Lò vi sóng : (hãng LG, Hàn Quốc) - Cân điện tử.

- Phòng ủ sợi, nhà nuôi.

Dụng cụ trước khi sử dụng được sấy ở 1600C trong 2 giờ.  Hóa chất :

- Agar

- KH2PO4, Peptone, MgSO4, Glucose: (tiệm hóa chất Tam Hưng)

3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1. Khảo sát tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm G. Colossum.

trên môi trường thạch (PGA cải tiến : Potato Glucose Agar)

 Mục đích: xác định tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm chịu ảnh hưởng bởi các

 Tiến hành thí nghiệm

 Pha chế môi trường PGA cải tiến với các thành phần dinh dưỡng như ở Bảng

3.1. Khoai tây, cà rốt, giá đỗ rửa sạch, cắt nhỏ, nấu chín, lọc kỹ lấy nước, sau đó

cho các thành phần còn lại vào nấu tiếp, điều chỉnh đến 1 lít, đợi nguội khoảng

60 – 700C, cho vào ống nghiệm, đĩa petri. Khử trùng bằng nồi Autoclave nhiệt độ 1210C, 1 atm trong 20 phút, để nguội.

Bảng 3.1. Thành phần của môi trường PGA cải tiến

Thành phần Hàm lượng Nước chiết (*) Glucose Agar KH2PO4 Peptone MgSO4 1 lít 20 g 20 g 1 g 1 g 1 g

(*) Nước chiết gồm: 200 g khoai tây, 100 g cà rốt và 100 g giá đỗ.

 Dùng que cấy, dao mổ và pank tách lấy phần thạch có tơ nấm, rồi cắt thành từng

miếng độ 6mm2, cấy vào đĩa petri, ủ tối ở nhiệt độ 26 ± 20C. Hình vẽ mô tả:

 Quan sát và đo tốc độ lan tơ nấm định kỳ 2 ngày/1 lần, rút ra nhận xét kết luận.

Thí nghiệm 2. Khảo sát tốc độ ăn sâu của nấm Ganoderma colossum

trên môi trường hạt lúa

 Mục đích: xác định tốc độ ăn sâu của tơ chịu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ và độ ẩm.

 Tiến hành thí nghiệm

Ngâm lúa khoảng 12 giờ, loại bỏ hạt lép, để ráo nước. Sau đó đun cho đến khi hạt

nứt đều, rửa sạch và để cho ráo nước, bổ sung thêm CaCO3 (2%) chất này giúp

điều chỉnh PH và độ ẩm cho lúa, sau đó cho lúa vào ống nghiệm với lượng bằng

nhau theo công thức môi trường hạt. Đem hấp khử trùng trong Autoclave ở

1210C, 1 atm trong 60 phút.

Công thức môi trường hạt:

o Thóc hạt; 88%

o Cám: 10%

o Vôi: 2%

o Nước: đủ ẩm 60- 65%

Dùng que cấy, dao và pank tách lấy phần thạch có tơ nấm thành những mẫu

khoảng 6mm2 cấy vào môi trường hạt, ủ tối ở nhiệt độ phòng.

Hình 3.3: Cách cấy chuyền qua môi trường hạt

Thí nghiệm 3. Khảo sát sự sinh trưởng phát triển hệ sợi nấm và sự hình thành quả

thể trên cơ chất hỗn hợp mùn cưa phối trộn với bã mía phế thải

 Mục đích: Khảo sát đánh giá phát triển và sự hình thành quả thể trên môi trường cơ chất phối trộn với bã mía.

 Tiến hành thí nghiệm

 Phối trộn cơ chất theo tỷ lệ như Bảng 3.2, ủ qua đêm, tiến hành đóng bịch cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất nấm hoàng chi trên giá thể bã mía kết hợp mùn cưa truyền thống (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)