So sánh chi phí nuôi trồng trên 2 loại giá thể mùn cưa và bã mía trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất nấm hoàng chi trên giá thể bã mía kết hợp mùn cưa truyền thống (Trang 56)

túi nguyên liệu và đề xuất quy trình trồng:

a. So sánh chi phí nuôi trồng trên 2 loại giá thể mùn cưa và bã mía trên một túi nguyên liệu:

Để làm rõ hơn về chi phí nuôi trồng trên 2 loại giá thể, tôi đưa ra Bảng 4.4 Bảng 4.4 So sánh chi phí nuôi trồng trên 2 loại giá thể mùn cưa và bã mía trên

một túi nguyên liệu 1,2 kg:

Nguyên liệu Chi phí trồng trên mùn cưa

không ( đơn vị tính :vn đồng) Chi phí trồng trên bã mía (vn đồng) Cám Vôi Phân Dây thun Cổ nút Túi PE Công đóng bịch Mùn cưa Bã mía 120 20 25 2 28 150 280 175 120 20 25 2 28 150 280 0 Tổng cộng 800 625

Theo kết quả nghiên cứu trên ta thấy được mỗi bịch cơ chất trồng trên bã mía sẽ tiết kiệm được = 800- 625 = 175 đồng, trong khi mỗi một túi PE 1,2 kg cơ chất bã

mía sẽ cho khoảng 40- 45 g nấm Hoàng chi Như vậy ta thấy được nấm Hoàng chi

trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mạt cưa =

30 40 100 * ) 30 40 (   = 14% ( tức là mạt

cưa đạt từ 25- 30 g nấm khô/ 1,2 kg cơ chất mạt cưa). Một tấn mùn cưa giá 150.000 – 200.000 đ/tấn, trong khi đó nguồn bã mía hầu như cho không, dân chỉ mất chi phí

vận chuyển. Hiện giá 1 kg nấm Hoàng chi trên thị trường hiện nay không dưới

400000 đồng. Mỗi năm có thể trồng được 3 vụ thì mỗi năm có thể thu được từ 200 - 400 triệu đồng.

b. Đề xuất quy trình trồng: Duới đây là quy trình đề xuất của chúng tôi sau khi

tiến hành nghiên cứu

Thuyết minh quy trình trồng:

- Bã mía: bã mía được chọn là loại bã mía sau khi sử dụng nhưng không được để quá lâu, thường là trong vòng 24 giờ phải thu gom về, sau khi thu gom thì tiến hành rửa qua 1-2 lần với nước sạch, sau đó đem phơi khô, cắt nhỏ. Tiến hành ngâm qua

Bã mía Túi nguyên liệu PE Túi phôi Phơi khô Làm ẩm với nước vôi 2% Ủ đống 4-5 ngày, bổ sung thêm phân DAP Khử trùng 1210C Cấy giống Nuôi ủ 20-25 ngày Mở cổ nút, tưới đón quả thể Mùn cưa Làm ẩm với nước vôi 2% Ủ đống 15-20 ngày. Quả thể

nước vôi (2%) để khử trùng, điều chỉnh PH qua đêm( 12 giờ), vớt ra để ráo và đem ủ

với phân DAP trong vòng 4-5 ngày.

- Mùn cưa: chọn loại mùn cưa gỗ mềm không chứa tinh dầu và độc tố, tiến hành bổ sung độ ẩm, vôi( 2%) đến khi dùng tay vo nắm mùn cưa không thấy nước chảy ra

là được, ủ cho đến khi mùn cưa hoai mục( thường là 3-4 tuần).

- Khi xử lý nguyên liệu xong thì phối trộn nguyên liệu theo như Bảng 3.2 tỉ lệ 45% mùn cưa: 45% bã mía để đạt trọng lượng mỗi túi la 1,2-1,5kg, đem hấp khử

trùng ở 1210C trong 4 giờ, để nguội và cấy lượng giống vừa đủ.

- Đem ủ tơ trong nhà ủ, đảm bảo nhiệt độ dao động từ 22- 280C trong 25 ngày. - Khi tơ đã lan kín túi và tơ bắt đầu ngả vàng thì tháo bớt nút bông, lúc này quả

thể đầu tiên xuất hiện, giữ chế độ phun sương đảm bảo độ ẩm môi trường 80- 90% cho sự phát triển quả thể.

- Từ khi quả thể xuất hiện đến khi vòng viền trắng hết, quả thể dày tối đa thì tiến hành thu hái đợt 1: dùng dao cắt sát cuống nấm, sau đó dùng bông tẩm nước vôi để

khử trùng vết cắt tránh nhiễm bệnh do dụng cụ cắt, quả thể đem phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40OC - 45OC. Bảo quản ở nơi khô ráo.

- Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô.

- Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2.

- Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng

foocmôn với nồng độ 0,5-1%.

* Kỹ thuật nuôi trồng nấm trên bã mía khác với kỹ thuật trồng nấm trên rơm

rạ, bông, phế thải. Thành phần chính của bã mía chủ yếu là Xenluloza và lignin rất

khó phân giải. Hơn nữa lượng đường trong mía bao giờ cũng nhiều, dễ hấp dẫn các

vi sinh vật khác, đặc biệt là nấm mốc. Vì thế trước khi sử dụng cần phơi khô để bớt đường và các axit hữu cơ. Quá trình lên men cần các nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, tần số đảo trộn. Việc đảo trộn ngoài ưu điểm cung cấp ôxy, còn làm

giảm sự lên men yếm khí, tránh được việc hình thành các axit hữu cơ trung gian có

hại cho nấm. Mặt khác, thông qua các giai đoạn ủ chất đường bị biến đổi. Sản phẩm

tạo thành trong quá trình này là những phần tử đường đơn như glucoza, rất cần cho

sự biến dưỡng của nấm. Yêu cầu sau khi được lên men nguyên liệu bã mía phải có đặc tính sau:

- Không có mùi khai hoặc hôi.

- Tơi xốp.

- Màu hơi nâu sẫm (nếu có màu đen hoặc nâu tối chứng tỏ vi sinh vật đã sử dụng

hết năng lượng của nguyên liệu, làm giảm năng suất trồng nấm) vì vậy khâu xử lý

nguyên liệu trước khi trồng là khâu hết sức quan trọng ảnh hương tới năng suất nấm thu được sau này.

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận :

Dựa vào những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra được một số kết luận

sau đối với nấm Hoàng chi:

- Nấm Hoàng chi là một trong những loại nấm có giá trị dược liệu cao và được thị trường rất ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam để có thể hiểu rõ các đặc điểm sinh lý của loài nấm này.

- Qua nghiên cứu và so sánh, chúng tôi nhận thấy tơ nấm Hoàng chi phát triển tốt ở

khoảng nhiệt độ từ 200C - 300C. Tơ nấm phát triển tốt, đẹp. Xuất hiện quả thể trong

túi PE sau 35 ngày nuôi cấy. Thời điểm cấy chuyền giữ giống hay cấy sang môi trường khác từ ngày thứ 12 – 14 là thích hợp nhất khi tơ nấm được nuôi cấy ở

khoảng nhiệt độ 22 – 280C. Trong khi khoảng nhiệt độ sinh trưởng phát triển của

nấm Hoàng chi phù hợp với thời tiết tại tỉnh Khánh Hòa nên việc phát triển nghề

trồng nấm đang là triển vọng phát triển kinh tế tại tỉnh.

- Trên môi trường giá thể tổng hợp, tơ nấm phát triển tương đối tốt ở mẫu Fr35-45% so với mẫu đối chứng, riêng các mẫu khác, khả năng lan tơ chậm và kém hơn mẫu đối

chứng khá nhiều, do đó khó áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, với kinh phí đề tài có hạn, chúng tôi chưa kiểm tra được một số thành phần trong quả thể nấm công việc

này còn tiếp tục trong thời gian tới.

5.2 Đề nghị:

Trên cơ sở những kết luận trên đây và triển vọng các nghiên cứu còn đang tiếp

tục, chúng tôi có một số đề nghị sau:

- Kiểm tra, xác định thành phần dinh dưỡng, thành phần dược chất và hoạt tính dược

lý của nấm Hoàng chi ra thể quả trên bịch cơ chất bã mía so với thể quả mọc trên bịch cơ chất bình thường.

- So sánh kết quả, đánh giá giá trị của 2 loại nấm xem loại nào có giá trị dược liệu, hoạt chất cao hơn, trong mẫu mọc trên bã mía có xuất hiện độc tố hay các thành phần

gây hại tới cơ thể người hay không.

- Cần có kế hoạch khảo sát nhiều hơn, tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống để

hoàn thiện quy trình sản xuất nấm trên bã mía nhằm giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí chuyển giao công nghệ cũng như chi phí sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1/ Ngô Anh, Trần Đình Hùng (2005), ‘‘Một số nấm dược liệu được nuôi trồng

thành công tại Thừa Thiên Huế’’ Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4- 5 trang 68- 70.

2/ Nguyễn Lân Dũng (2004). Công nghệ nuôi trồng nấm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tập (1) trang 10- 40.

3/ Cao Đăng Nguyên (2010), ‘‘Xác định một số hợp chất trong nấm Hoàng chi’’, Tạp chí khoa học , NXB Đại Học Huế số 57 trang 102- 105.

4/ Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh ( 1996) , Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, nhà NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, trang 25- 50

5/ Lê Xuân Thám(1998), Nấm Linh chi cây thuốc quý, NXB Khoa học và Kỹ

thuật.

6/ Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

7/ Ngô Cao Văn (2010), Nghiên cứu nuôi trồng nấm bào ngư PLEUROTUS SPP.

trên cơ chất bã cà phê, Đồ án tốt nghiệp, Đại Học Nha Trang.

8/ Lê Lan Phương (2004), ‘‘ Trồng nấm linh chi trên bã mía’’, Tạp chí Khoa học

công nghệ số 120.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

9/ Choi, Seung Hee, Kim Byong Kak, Ha Won Kim, Jin Hwan Kwak, Eung Chil

Choi, Young Choong Kim, Young-Bok Yoo, Yong Hwan Park(1992), Studies on

Protoplast Formation and Regeneration of Ganoderma lucidum . Archives of Pharmacal Research, 10 (3), 158-158.

10/ Choi, Seung Hee, Kim Byong Kak, Ha Won Kim, Jin Hwan Kwak, Eung Chil Choi, Young Choong Kim, Young-Bok Yoo, Yong Hwan Park(1992), Studies on

Protoplast Formation and Regeneration of Ganoderma lucidum. .Archives of Pharmacal Research, 10 (3), 158-158.

TÀI LIỆU INTERNET

11/ Http://agriviet.com/nd/142-trong-nam-linh-chi-tren-ba-mia/ 12/ Http://www.hanoimoi.com.vn/forumdetail/Cong_nghe/14599/tr7891ng- th7847n-d4327907c-tren-ba-mia.htm 13/ Http://xlsh.blogspot.com/2005/10/ni-r-hn-v-nm-linh-chi-vng-nm-hong-chi.html 14/ Http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=3160396 15/ Http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa 16/ Http://linhchi.co.kr/home/cong-dung-cua-nam-linh-chi/ 17/ Http://www.namlinhchido.com/tu-van-san-pham/90-ky-thuat-trong-nam-linh- chi-.html 18/ Http://www.namlinhchiviet.com/nam-linh-chi-vang-viet-nam.html

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giá trị thống kê về tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm của nấm Hoàng chi

Ganoderma colossum trên môi trường thạch PGA.

Phụ lục1: Bảng đo tốc độ lan tơ của nấm Hoàng chi Ganoderma colossum trên môi

trường thạch PGA. (mm)

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày

4 10 28 47 87 5 10 27 48 90 5 10 29 49 88 6 10 31 46 91 5 11 28 50 86 5 9 28 49 89 6 10 29 47 92 5 10 31 57 89 4 10 32 47 89

Phụ lục 2: Giá trị thống kê về tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm của nấm Hoàng chi

Ganoderma colossumtrên môi trường hạt.

Phụ lục 2: Bảng đo tốc độ lan tơ của nấm Hoàng chi Ganoderma colossum trên

môi trường hạt (mm)

2 ngày 7 ngày 12 ngày 17ngày 22 ngày

7 28 57 87 97 6 28 52 84 98 7 31 56 87 100 7 30 54 83 120 7 29 56 85 120 8 27 50 84 130 7 28 55 85 97 9 29 54 85 117 8 30 60 86 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất nấm hoàng chi trên giá thể bã mía kết hợp mùn cưa truyền thống (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)