Chất lượng tia phun và các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Bài giảng slide Nguyên lý ĐCĐT Đại học Chương 4. Hình thành hỗn hợp trong động cơ đốt trong (Trang 55 - 61)

b. Hệ thống phun xăng điện tử

4.3.1. Chất lượng tia phun và các nhân tố ảnh hưởng

Chất lượng phun biểu thị bằng độ phun nhỏ (phun tơi) và độ phun đều.

Độ phun nhỏ được đánh giá bằng đường kính trung bình của hạt . Giả thiết các hạt đều có dạng cầu.

Độ phun đều là đại lượng đặc trưng cho mức độ đồng đều về kích thước hạt. đối với phương pháp hòa khí hỗn hợp thể tích yêu cầu độ phun nhỏ và độ phun đều cũng phải cao.

Chương 4. Hình thành hỗn hợp trong động cơ đốt trong

4.3.1. Chất lượng tia phun và các nhân tố ảnh hưởng

Chương 4. Hình thành hỗn hợp trong động cơ đốt trong

Trục hoành biểu thị bán kính hạt r, trục tung biểu thị giá trị hàm f là tỉ lệ (%) số hạt có bán kính r trên tổng số tất cả các hạt .

Đường 1: thể hiện vừa nhỏ vừa đều.

Đường 2: không nhỏ và không đều

Đường 3: không nhỏ nhưng đều.

Hình 4-15: Đặc tính phun nhiên liệu

4.3.1. Chất lượng tia phun và các nhân tố ảnh hưởng

Như vậy, hai nhánh của đặc tính càng dốc hoặc hiệu số giữa rmin và r max càng nhỏ thì độ phun đều càng tốt, đỉnh đặc tính càng gần trục tung thì độ phun nhỏ càng cao.

Đặc tính phun cũng có thể biểu thị thông qua đường đặc tính tổng tương đối thể hiện tỉ số tương đối e = , với i là tổng số hạt có bán kính từ 0 đến r và it là tổng số tất cả các hạt (đường 1 hình 4-15b) và đường đặc tính tần suất tương đối biểu thị đạo hàm e'= (đường 2 hình 4-15b). Chương 4. Hình thành hỗn hợp trong động cơ đốt trong t i i

Chương 4. Hình thành hỗn hợp trong động cơ đốt trong

4.3.1. Chất lượng tia phun và các nhân tố ảnh hưởng

Chất lượng phun chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố ảnh hưởng như áp suất phun, tính chất vật lý của môi trường phun và của nhiên liệu, kết cấu và kích thước lỗ phun.Khi áp suất phun càng lớn thì tốc độ lưu động của nhiên liệu qua lỗ phun càng lớn, nhiên liệu càng được xé nhỏ và đều, chất lượng phun càng tốt. Trong hệ thống nhiên liệu comonrail, áp suất phun có thể lên tới 2000 bar nên hạt rất nhỏ và đều.

Tăng mật độ không khí làm tăng sức cản nên nhiên liệu bị xé nhỏ và đêu hơn. Tuy nhiên áp suất trong buồng cháy động cơ điêzen cuối kỳ nén chỉ thay đổi trong phạm vi 30 - 50 bar nên ít ảnh hưởng tới chất lượng phun.

Chương 4. Hình thành hỗn hợp trong động cơ đốt trong

4.3.1. Chất lượng tia phun và các nhân tố ảnh hưởng

Sức căng mặt ngoài, độ nhớt của nhiên liệu càng lớn làm cho lực cản khi xé nhỏ tăng nên độ phun nhỏ và độ phun đều càng giảm.

Đường kính lỗ phun càng nhỏ mép lỗ phun sắc cạnh thì hạt càng nhỏ và đều.

Khi tăng tốc độ động cơ tốc độ nhiên liệu qua lỗ phun nhỏ và đều. Đối với hệ thống nhiên liệu điều khiển lượng nhiên liệu cung cấp tại bơm cao áp, khi đó áp suất phun cũng tăng nên chất lượng phun càng được cải thiện

Chương 4. Hình thành hỗn hợp trong động cơ đốt trong

Một phần của tài liệu Bài giảng slide Nguyên lý ĐCĐT Đại học Chương 4. Hình thành hỗn hợp trong động cơ đốt trong (Trang 55 - 61)