Căn cứ vào nội dung công cụ, dụng cụ được chia thành
2.1.4.2. Đối với những vật tư xuất kho
Công ty áp dụng phương pháp tính giá trị vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân tháng (bình quân cả kỳ dự trữ):
Giá đơn vị bình = Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ Giá thực tế Giá trị Chi phí
Vật liệu = Vật liệu xuất + chế biến Nhập Kho cho chế biến
Ví dụ: Trong phiếu nhập kho số 3 ngày 22/08/2012, Anh Cảnh nhập vào kho của công ty 2.000 kg thép phi 6, đơn giá chưa thuế suất thuế GTGT 10%: 15.000 đồng theo hóa đơn số 0062611 ngày 22/08/2012 của công ty TNHH TM & DV Bich Phương. Dựa vào phiếu xuất kho được kế toán của công ty lập đã tính như sau. Giá xuất kho tính theo phương pháp bình quân tháng như sau:
Đơn giá thép phi 6 xuất kho
= 24.000.000 + 30.000.000 = 15.429 đồng/kg
1.500 + 2.000
Ở công ty, vật liệu xuất kho chủ yếu là dùng cho thi công các công trình. Nguyên vật liệu của công ty gồm nhiều chủng loại, việc xuất dùng diễn ra thường xuyên trong ngành cho từng bộ phận sử dụng là các đội công trình. Việc xuất vật liệu được căn cứ vào nhu cầu thi công và định mức tiêu hao NVL trên cơ sở các đơn đặt hàng đang được ký kết. Sau khi có lệnh sản xuất của giám đốc, phòng kế hoạch tổ chức thực hiện tiến độ sản xuất, theo dõi sát sao tiến độ thi công các công trình và tiến độ thực hiện các hợp đồng.
Sau khi đối chiếu khối lượng nguyên vật liệu trên phiếu xuất kho tại cột số lượng yêu cầu đối với khối lượng nguyên vật liệu thực tế có trong kho, thủ kho sẽ ghi vào phiếu xuất kho ở cột số lượng thực xuất và ký xác nhận. Sau đó thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu.
Công cụ dụng cụ xuất dùng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thi công và một số nhu cầu khác. Căn cứ vào chứng từ xuất kho công cụ, dụng cụ. Kế toán tập hợp phân loại theo các đối tượng sử dụng rồi tính ra giá thực tế xuất dùng. Do công cụ, dụng cụ có tính chất cũng như giá trị, thời gian sử dụng và hiệu quả của công tác mà việc tính toán phân bổ giá trị thực công cụ, dụng cụ xuất dùng vào các đối tượng sử dụng có thể một hoặc nhiều lần.
Có những loại công cụ, dụng cụ phân bổ hai lần nên khi xuất dùng tiến hành phân bổ ngay 50% giá trị thực tế công cụ, dụng cụ xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó và khi báo hỏng sẽ tiến hành phân bổ nốt giá trị còn lại của công cụ dụng cụ.