- Không tai biến chiếm 86,2% Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa
4.2.3. Số lần đặt Combitube và tỷ lệ thành công (bảng 3.9)
Trong 29 BN có 26 trường hợp chúng tôi đặt được Combitube ngay trong lần đặt đầu tiên, chiếm 89,7% và có 3 trường hợp phải đặt lần hai mới thành công, chiếm 10,3%. Kkhông có trường hợp nào thất bại.
Kết quả của chúng tôi có tỷ lệ thành công ở lần đặt đầu thấp hơn Keller và cs [37] với 19/20 trường hợp (95%).
So với Tanigawa (1998) [64] tỷ lệ thành công ngay lần đặt đầu của chúng tôi cao hơn. Ông nghiên cứu trên 1594 ca cấp cứu NTH được đặt Combitube tại Nhật Bản, thành công trong lần đặt đầu là 82,4%, thất bại 6,9%. Kết quả của chúng tôi không có trường hợp nào thất bại, có thể do mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn. Tác giả Tanigawa còn so sánh giữa 3 thiết bị là Combitube, mặt nạ thanh quản và EGTA (esophageal gastric tube airway), tỷ lệ thành công lần đặt đầu lần lượt là 82,4%, 72,5 và 82.7% (p <0,0001), tỷ lệ thất bại 6,9%, 10,5% và 8,2% (p <0,0001). [64]
Cũng cao hơn kết quả của Christenson JM (2002), khảo sát trên 760 BN NTH được đặt Combitube, 79,7% thành công lần đặt đầu, 15,7% cho lần đặt hai, tỷ lệ thành công là 95,4%. [18]
Kết quả thành công ở lần đặt đầu của chúng tôi thấp hơn kết quả của một số tác giả sau (tiến hành trên BN gây mê):
Frass M (2003) [24], đặt thành công lần đầu là 95,4%. Còn nghiên cứu của Rabitsch W và cs (2004) [51] tỷ lệ này là trên 96%.
Urtubia R, Aguila C (2000) [66] tỷ lệ thành công trong lần đặt đầu là 100% khi tiến hành gây mê cho 25 BN. Tuy nhiên tất cả các BN đều được sử dụng đèn soi thanh quản để gạt lưỡi (chứ không phải soi thanh môn).
Đỗ Huy Đính (2004), [1] tỷ lệ đặt được ngay trong lần đặt đầu là 100% trên 50 BN gây mê trước phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức.
Như vậy trên những BN gây mê, tỷ lệ đặt Combitube thành công cao hơn so với trên những BN NTH. Có lẽ BN, người tiến hành thủ thuật cũng như dụng cụ và thuốc đã được chuẩn bị tốt hơn so với các tình huống cấp cứu NTH.
Tuy nhiên tỷ lệ thành công còn tuỳ thuộc vào người đặt Combitube. Nếu nghiên cứu được thực hiện bởi một người thực hiện thủ thuật, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn so với được tiến hành bởi nhiều người, vì tính thành thạo cao hơn. Kết quả cũng bị ảnh hưởng bởi việc người đặt là bác sĩ chuyên ngành (gây mê, cấp cứu, hồi sức) hay là bác sĩ chưa được huấn luyện, các cộng tác viên cấp cứu (paramedics, emergency medical assistants).