Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất các gam chuẩn cho RT PCR, ứng dụng trong chẩn đoán cúm và kiểm định công hiệu vắc xin sởi (Trang 25 - 27)

Vai trò phòng thí nghiệm là chẩn đoán kịp thời cho lâm sàng và báo cáo thông tin về sự xuất hiện và lưu hành các chủng virus cúm trong cộng đồng. Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm cúm gồm i/. chẩn đoán trực

tiếp phát hiện hình thể virus (phân lập và xác định virus cúm, xác định phân

típ cúm A), phát hiện kháng nguyên virus (miễn dịch huỳnh quang

(Immunofluorescence Assay - IFA) xác định cúm A, cúm B hay phân típ cúm A hoặc ELISA xác định cúm A, cúm B, cúm C), phát hiện vật liệu di truyền

của virus (RT-PCR xác định cúm A, cúm B, cúm C hay phân típ cúm A); ii/.

chẩn đoán gián tiếp phát hiện kháng thể bằng các phương pháp huyết thanh

học (Hình 1.4). Đáng chú ý, RT-PCR cho phép chẩn đoán nhanh, đặc hiệu, và có tính sàng lọc cả cúm A và phân típ cúm A [2],[38],[19].

Trong chẩn đoán cúm, ngoài xác định kiểu gen, các đột biến quyết định

tính kháng thuốc đối với các thuốc kháng virus thì chẩn đoán cúm bằng RT- PCR có thể áp dụng kỹ thuật khuếch đại cổ điển hoặc định lượng trực tiếp, có

thể sử dụng phản ứng đơn mồi hoặc đa mồi phát hiện đồng thời hơn 1 phân

típ hay chi (A/H3N2, A/H1N1, A/H1N1pdm09, cúm B), và xác định chính

xác phân típ (H1 cúm mùa (A/H1N1), N1 cúm mùa (A/H1N1), H1 đại dịch

(A/H1N1pdm09), N1 đại dịch (A/H1N1pdm09), H3 cúm mùa (A/H3N2), N2

phát hiện đồng thời virus cúm mùa A (A/H3N2 và A/H1N1), virus cúm B cùng các virus khác như virus hợp bào hô hấp ở người (human respiratory syncytial virus - hRSV) hoặc virus gây viêm phổi ở người (human

metapneumovirus - hMPV)...[19],[20],[38].

Hình 1.4. Sơ đồ chẩn đoán phòng thí nghiệm của cúm. Nguồn: Dựa theo sơ đồ của Naffakh N., Van der Werf S.,

Cộng hòa Pháp [38].

Trên thực tế, mỗi nước và mỗi phòng thí nghiệm có thể tự xây dựng các thường quy chẩn đoán, sử dụng các cặp mồi, đầu dò khác nhau và tự tiến

hành thẩm định chất lượng mồi và tối ưu phản ứng. Điều này rất khó để lựa

chọn cặp mồi và đầu dò phù hợp cho mỗi phòng thí nghiệm nên hiện nay một

số các phòng thí nghiệm lớn đã tiến hành nghiên cứu thẩm định và xác nhận

tất cả các cặp mồi và đầu dò đã công bố để khuyến cáo cho các phòng thí

Kháng thuốc kiểu hình Phân lập virus RT-PCR (4-8h) A,B,C Phân típ IFA (2-3h) A,B (Phân típ) ELISA (1-4h) A,B,C HA (2-6 ngày) HI/HAI A,B Phân típ Biến chủng Giải trình tự Biến chủng

Kháng thuốc kiểu gen

75-100% 65-69% 65-100% 100%

nghiệm trên phạm vi toàn cầu. Thông thường, quy trình chẩn đoán cúm (bao

gồm cả xác định phân típ) được xây dựng, thẩm định, và xác nhận bởi các tổ

chức hay phòng thí nghiệm lớn và được khuyến cáo cho mạng lưới cúm khu

vực hay toàn cầu (WHO, CDC - Hoa Kỳ, Viện Pasteur Paris - Cộng hòa Pháp, Trung tâm nghiên cứu Cúm Khu vực Châu Âu - Vương quốc Anh....).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất các gam chuẩn cho RT PCR, ứng dụng trong chẩn đoán cúm và kiểm định công hiệu vắc xin sởi (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)