Xác định nhu cầu tài sảnlưu động.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quảng cáo và công nghệ thái bình (Trang 44 - 47)

Bảng A2: Cơ cấu tài sảnlưu động của công ty.

3.5.1.1. Xác định nhu cầu tài sảnlưu động.

Trong kế hoạch của công ty, nhu cầu tài sản lưu động được xác định như sau:

* Bước 1: Công ty tính toán những chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu dự kiến. Những chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bản kế hoạch sản xuất, những hợp đồng đó kí kết cho năm tới. Như vậy, cách xác định những chỉ tiêu này là tương đối chính xác và hợp lý.

* Bước 2: Công ty dự kiến vòng quay tài sản lưu động trong năm tới trên cơ sở hoạt động của các năm trước và triển vọng phát triển của Công ty.

* Bước 3: Tài sản lưu động bình quân được xác định bằng công thức: Tài sản lưu động bình quân = Doanh thu dự kiến : Vq TSLĐ dự kiến.

Ta có thể thấy điều này trong bảng tính toán tài sản lưu động: do Công ty xác định vòng quay tài sản lưu động là 6 nên khối lượng tài sản lưu động

bình quân dự kiến là 10.104.958.833 đồng.

Để đảm bảo tính chính xác trong xác định nhu cầu tài sản lưu động, Công ty nên tính nhu cầu tài sản lưu động theo phương pháp trực tiếp. Nội dung của phương pháp này là dựa vào cách phân loại tài sản lưu động theo công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng khâu của quá trình sản xuất: dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tính nhu cầu vốn cho từng khâu sau đó tổng hợp sẽ được nhu cầu toàn bộ tài sản lưu động trong kỳ.

Ưu điểm của phương pháp này là xác định được lượng tài sản lưu động cần thiết của từng khâu do đó đảm bảo độ chính xác cao và tiết kiệm, giúp cho việc quản lý sử dụng vốn ở từng khâu tốt hơn.

•Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ vật tư sản xuất.

Đối với dự trữ nguyên vật liệu, nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu được xác định theo công thức sau:

Vdt = Fn * Ndt

Trong đó:

-Vdt : Số vốn cần thiết tối thiểu để dự trữ nguyên vật liệu. -Fn : Chi phí nguyên vật liệu sử dụng bình quân một ngày. -Ndt : Số ngày cần thiết dự trữ nguyên vật liệu.

b) Xác định nhu cầu tài sản lưu động cho khâu sản xuất.

Tài sản lưu động cho khâu sản xuất gồm có: vốn cho sản phẩm đang chế tạo( sản phẩm dở dang) và vốn chi phí chờ phân bổ.

- Xác định nhu cầu tài sản lưu động cho sản phẩm dở dang: Vdd = Pn * Ck * Hs

- Vdd : Vốn dự trữ sản xuất cần thiết tối thiểu cho sản phẩm dở dang. -Pn : Chi phí sản xuất bình quân một ngày.

- Ck :Chu kỳ sản xuất sản phẩm ( ngày). - Hs : Hệ số sản phẩm dở dang.

c) Xác định nhu cầu tài sản lưu động cho thành phẩm ( khâu lưu thông ). Do đặc thù của hoạt động xây lắp nên sản phẩm xuất ra ( thành phẩm ) được tiêu thụ ngay, không có thời gian dự trữ.

Vtp = Zn * Ntp

Trong đó:

•Vtp : Vốn thành phẩm dự trữ cần thiết tối thiểu.

•Zn : Giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày.

•Ntp : Số ngày dự trữ thành phẩm.

Như vậy qua mô hình rõ ràng ta thấy, để tính toán nhu cầu tài sản lưu động, Công ty cần phải có sự phân công cụ thể nhiệm vụ tính nhu cầu tài sản lưu động cho từng xí nghiệp, từng công trình lớn để đảm độ chính xác trong kết quả, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mỗi xí nghiệp.

3.5.1.2. Tìm kiếm và lựa chọn các nguồn tài trợ cho tài sản lưu động.

Bằng việc so sánh nhu cầu tài sản lưu động bình quân cho kỳ kế hoạch với nguồn vốn lưu động hiện có, Công ty xác định được lượng tài sản lưu động thừa hoặc thiếu.

Trong trường hợp số tài sản lưu động thừa so với nhu cầu, Công ty cần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng.

Thực tế của công ty cho thấy lượng tài sản lưu động luôn thiếu so với nhu cầu và được công ty tài trợ từ nguồn vay Ngân hàng. Vấn đề ở đây là nguồn tài trợ cho lượng tài sản lưu động thiếu hụt là quá ít, công ty ít có sự lựa chọn chủ động và linh hoạt. Một trong những biện pháp để giải quyết vấn

đề này là:

Công ty cần chủ động nghiên cứu hướng phát hành trái phiếu nhằm thu hút vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán trong tương lai gần.

Hơn nữa, một nguồn vốn rất quan trọng mà công ty cần tận dụng tối đa là các khoản tín dụng thương mại do các doanh nghiệp khác cấp cho và khoản tiền ứng trước của khách hàng cho các hợp đồng có giá trị lớn. Đây là những nguồn có tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn và có ưu điểm nổi bật là chi phí rẻ, tính ổn định cao.

3.5.1.3. Theo dõi và có những đánh giá, điều chỉnh thường xuyên trong quá trình thực hiện.

Trong thực tế sản xuất của công ty nhu cầu tài sản lưu động cho sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn giữa các thời kỳ trong năm thường khác nhau. Do đó, việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài sản lưu động cho sản xuất kinh doanh theo thời gian trong năm là vấn đề rất quan trọng.

Để đảm bảo tài sản lưu động theo thời gian trong năm công ty cần phải có sự theo dõi chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch tài sản lưu động, hàng tháng, hàng quý xác định chính xác nhu cầu vốn từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng chủ quan, bị động. Do đặc tính linh động và chuyển hóa phức tạp của tài sản lưu động. Công ty phải lập các báo cáo hàng tháng về tình hình sử dụng tài sản lưu động để kịp thời nắm bắt tình hình và kiểm soát chặt chẽ chu trình luân chuyển của tài sản lưu động tránh ứ đọng, thất thoát, lóng phí tài sản lưu động đảm bảo hiệu quả sử dụng cao.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh quảng cáo và công nghệ thái bình (Trang 44 - 47)